7. Bố cục của khóa luận
3.6. Hiện đại hoá cơ sở vật chất và trang thiết bị
Một trong những nguyên nhân khiến chất lượng phục vụ người dùng tin chưa cao là do sự hạn chế của cơ sở vật chất và trang thiết bị Thư viện. Để khắc phục tình trạng này, Thư viện cần nhanh chóng tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị của mình. Mục đích của Thư viện là đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin cho bạn đọc, do đó Thư viện cần tạo ra một môi trường thoải mái. Nếu Thư viện có cơ sở vật chất và trang thiết bị thuận lợi, đầy đủ thì sẽ thu hút được đông đảo bạn đọc đến với Thư viện, điều đó sẽ làm tăng thêm hiệu quả phục vụ bạn đọc.
Trong những năm qua, Thư viện đã được đầu tư và có sự thay đổi căn bản về cơ sở vật chất, nâng cao điều kiện nơi làm việc của cán bộ thư viện, bàn ghế, giá sách, máy tính điện tử, hệ thống mạng internet… được trang bị khá đồng bộ. Yêu cầu của Thư viện là phải có diện tích đủ rộng để phục vụ
người dùng tin và tăng thời gian phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng tra cứu, học tập và nghiên cứu tài liệu, nâng cao kiến thức của người dùng tin.
Trước hết, Thư viện cần bổ sung thêm hệ thống máy tính để người dùng tin tiện tra cứu tài liệu Thư viện và các nguồn tài liệu khác trên mạng. Có hệ thống máy tính nối mạng nhằm phục tốt nhu cầu sử dụng tại chỗ của bạn đọc khi đến Thư viện.
Thư viện cần có một đội ngũ nhân viên có năng lực chuyên môn, yêu nghề và có tinh thần phục cao. Ngoài ra, Thư viện cũng cần phải có các phòng ốc khang trang, các loại sách, báo, tạp chí thích hợp, các luận án, luận văn, các CD - ROM, CSDL… phải được nối mạng internet, phải có sự liên thông với các Thư viện khác, khai thác có hiệu quả CSDL của Thư viện phục vụ nhu cầu người dùng tin của Thư viện.
KẾT LUẬN
Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin. Sự xuất hiện và phát triển không ngừng của internet và mạng toàn thế giới đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống con người và Thư viện cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cùng với xu thế hội nhập là những đòi hỏi và thách thức cho ngành TT - TV nói chung và cho Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Thư viện cần phải có những đổi mới hoạt động, bắt kịp những tiến bộ của thời đại phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào trong hoạt động Thư viện, thực hiện tổ chức và khai thác nguồn TNS được coi là một bước đi ban đầu, tạo dựng những cơ sở hạ tầng cần thiết để hướng tới xây dựng Thư viện trở thành Thư viện điện tử trong tương lai. Thư viện điện tử sẽ cung cấp các phương tiện cho phép bạn đọc tiếp cận các CSDL quốc tế và dịch vụ Thư viện tại nhà, các trạm để truy cập dữ liệu toàn văn, mục lục công cộng trực tuyến và hệ thống cho mượn tự động. Tuy nhiên, đó là một quá trình khó khăn, lâu dài và tốn kém. Đó không chỉ đơn thuần là việc đầu tư các trang thiết bị, hệ thống CNTT mà còn đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực để quản lý và vận hành, đặc biệt là vấn đề phát triển kho TNS.
Dựa trên những tiền đề về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân thông tin sẵn có của Thư viện cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, tổ chức và khai thác nguồn TNS cùng với việc sử dụng hệ thống phần mềm quản lý Thư viện đã giúp Thư viện tạo lập được các sản phẩm và dịch vụ thông tin có giá trị, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của Thư viện. Tuy nhiên, việc tổ chức và khai thác các nguồn TNS tại Thư viện còn có một số hạn chế nhất định đòi hỏi Thư viện phải nhanh chóng tìm ra phương hướng, biện pháp tối ưu để khắc phục
những vấn đề còn tồn đọng nhằm đạt kết quả cao nhất trong quá trình thực hiện. Để làm được điều này, ngoài sự quan tâm chỉ đạo định hướng nhất quán từ các cấp lãnh đạo, từ Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, cần phải có sự nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ và nhân viên của Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong tiến trình vận động, phát triển - Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc không ngừng nâng cao và hoàn thiện mình, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mọi đối tượng người dùng tin của Thư viện. Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc có vai trò vô cùng quan trọng, là cơ quan văn hoá giáo dục và thông tin khoa học của địa phương, nên việc xây dựng, phát triển nguồn lực thông tin nói chung và phát triển, tổ chức, quản lý và khai thác nguồn TNS nói riêng chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ kế hoạch phát triển Thư viện. Để phát triển nguồn lực thông tin phong phú, đa dạng nhằm thỏa mãn cao nhu cầu tin của người dùng tin, Thư viện cần xây dựng được kế hoạch bổ sung các nguồn tài nguyên số sát thực, có hướng đầu tư đúng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Thư viện cần chia sẻ nguồn lực thông tin với các Thư viện khác trong và ngoài tỉnh. Từ đó sẽ tiết kiệm được kinh phí chung, đồng thời sử dụng tối đa nguồn lực thông tin của các Thư viện khác khi tổ chức mượn liên Thư viện thông qua mạng máy tính và internet. Ngoài ra, Thư viện cũng cần phải đa dạng hoá các hình thức sản phẩm và dịch vụ thông tin, đặc biệt chú trọng các hình thức ứng dụng CNTT hiện đại. Tổ chức và khai thác TNS góp phần giải quyết các vấn đề đổi mới và nâng cao năng lực, chất lượng phục vụ nhu cầu tin tại Thư viện. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc với sự nỗ lực không ngừng luôn xứng đáng là cơ quan văn hóa, giáo dục của địa phương, đứng đầu trong hệ thống Thư viện công cộng của tỉnh, đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển của tỉnh. Trong tương lai Thư viện cần phấn đấu hơn nữa để phát triển Thư viện thành Thư viện điện tử / Thư viện số, góp phần bảo tồn tốt nhất những giá trị văn hóa của dân tộc,
của địa phương, đồng thời phát huy cao độ những giá tri to lớn trong kho tàng tri thức của mình phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước.
Ngành Thư viện đặt ra mục tiêu đến năm 2015, các Thư viện tuyến tỉnh phải có 50-70% tài liệu quý hiếm được số hóa; đến năm 2020, 100% Thư viện tuyến huyện được tin học hóa. Hy vọng, mục tiêu trên sẽ đạt được để bạn đọc có cơ hội tiếp cận với nguồn thông tin, tri thức đa dạng, phong phú của địa phương, dân tộc và của toàn nhân loại.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Vân Anh, Tạo lập và khai thác tài liệu điện tử tại Thư viện trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Thu viện - thông tin.
2. Nguyễn Hạnh (2002), Vai trò của cán bộ Thư viện số trong việc quản trị các hệ thống thông tin số.
3. Tạ Bá Hưng (2000), “Phát triển nội dung số ở Việt Nam: hững nguyên tắc chỉ đạo”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu.
4. Phan Thị Khuyên (2009), Hiện trạng xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân khoa học ngành Thông tin học và quản trị thông tin, Trường Đại học dân lập Đông Đô, Hà Nội.
5. Cao Minh Kiểm (2002), Thư viện số - định nghĩa và vấn đề, Thông tin tư liệu.
6. Vũ Thị Lê (2012), Phát triển nguồn lực thông tin số tại các Thư viện thuộc viện Khoa học xã hội và nhân văn, Luận văn thạc sĩ Khoa học Thư viện. 7. Hoàng Ngọc Quý, Hứa Văn Thành (2009), Xây dựng Thư viện số ở Trường
Cao đẳng Sư phạm thành phố Huế, Bản tin Thư viện – Công nghệ thông tin. 8. Phạm Văn Rính, Nguyễn Viết Nghĩa (2007), Phát triển vốn tài liệu trong
Thư viện và cơ quan thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Đoàn Phan Tân (2006), Thông tin học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 10. Phạm Thị Thu (2011), Tài liệu số tại trung tâm thông tin- thư viện Đại học
Quốc gia Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Khoa học Thư viện, Trường Đại học văn hóa Hà Nội.
11. Lê Thị Thúy (2010), Số hóa tài liệu và tổ chức khai thác nguồn tài nguyên số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp ngành Thông tin – thư viện, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU TIN VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG NGUỒN TÀI NGUYÊN SỐ TẠI THƯ VIỆN TỈNH VĨNH PHÚC
Để tìm hiểu nhu cầu tin của người dùng tin về tài nguyên số, đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và khai thác nguồn tài nguyên số tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc, mong bạn đọc trả lời các câu hỏi dưới đây (tích vào ô vuông hoặc điền vào chỗ trống):
1. Anh, chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân: Giới tinh: Nam Nữ Tuổi……….. Trình độ học vấn: + Cán bộ lãnh đạo – quản lý + Cán bộ nghiên cứu
+ Học sinh, sinh viên + Đối tượng khác
2. Anh, chị có thường xuyên đến Thư viện không? Thường xuyên
Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
3. Anh, chị có thường xuyên truy cập internet không? Thường xuyên
Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
- Mục đích truy cập internet: Đọc báo, tạp chí điện tử Nghiên cứu
Tìm tài liệu
Tự nâng cao trình độ Gửi thư điện tử Mục đích khác
……… ………
4. Mức độ hiểu biết nguồn tài nguyên số tại Thư viện của anh, chị? - Có:
Tự tìm hiểu
Được giới thiệu, hướng dẫn - Không biết
5. Anh, chị nhận thấy mức độ đáp ứng số lượng tài nguyên số tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc như thế nào?
- Rất đầy đủ - Đầy đủ - Khá đầy đủ - Không đầy đủ
6. Anh, chị nhận thấy mức độ đáp ứng chất lượng tài nguyên số tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc như thế nào?
- Rất đầy đủ - Đầy đủ - Khá đầy đủ - Không đầy đủ
- Hoàn toàn không đáp ứng
7. Số lượng và chất lượng máy tính của Thư viện có thể đáp ứng viêc truy cập tài liệu số của anh, chị ở mức độ nào?
- Rất tốt
- Đáp ứng được
- Không đáp ứng được
8. Nguyên nhân nào cản trở anh, chị truy cập và khai thác tài nguyên số tại Thư viện?
- Chưa biết cách sử dụng tài nguyên số
- Chưa biết đên các nguồn tài nguyên số của Thư viện - Nguyên nhân khác
……… ……… 9. Sử dụng tài nguyên số giúp bạn?
- Tiết kiệm được thời gian
- Nhanh chóng tìm được những thông tin cần thiết - Ý kiến khác
……… ………
10. Phương thức truy cập bạn hay sử dụng khi tra tìm tài liệu điện tử? Tại chỗ
Từ xa
Ý kiến đề xuất của anh, chị khi sử dụng tài nguyên số của Thư viện: ……… ……… ……….