0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin –

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN SỐ TẠI THƯ VIỆN TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 53 -53 )

7. Bố cục của khóa luận

3.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin –

các nguồn TNS sao cho đạt kết quả và hiệu quả cao.

Một trong những vấn đề quan trọng trong chính sách số hóa tài liệu Thư viện là tiêu chí lựa chọn tài liệu để số hóa. Những loại tài liệu được ưu tiên để số hóa là:

+ Tài liệu quý hiếm, độc bản

+ Tài liệu cổ (có niên đại từ 100 năm trở lên) + Nội dung tài liệu có giá trị khoa học cao + Tài liệu có tần xuất sử dụng cao

+ Tài liệu được in ấn trên những chất liệu đặc biệt + Tài liệu được lưu trữ lâu dài cho địa phương, quốc gia

+ Tài liệu có nội dung phản ánh những nét đặc trưng về lịch sử chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương

Bên cạnh đó, Thư viện phải phối hợp, tận dụng các nguồn TNS của các cơ quan TT - TV khác, nhất là của các cơ quan có cùng diện phục vụ. Trên cơ sở đó mới có thể tăng nhanh nguồn TNS của mình, tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền của.

Như vậy, để có được nguồn TNS được tổ chức và khai thác có hiệu quả, Thư viện cần có kế hoạch sát thực, lựa chọn bước đi phù hợp. Để làm tốt điều này đòi hỏi cơ quan Thư viện phải có chương trình, kế hoạch tạo lập, tổ chức và lưu trữ các nguồn TNS một cách đầy đủ, kịp thời, phù hợp với nhu cầu người dùng tin của mình.

3.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin – thư viện – thư viện

Một trong những đặc tính của thông tin là tính “kịp thời”, điều này có thể hiểu một cách đơn giản là người dùng tin sẽ nhận được thông tin khi họ cần. Vì vậy, để đạt được hiệu quả trong việc cung cấp thông tin cho người dùng tin,

hoạt động TT - TV phải tạo ra nhiều cơ hội cho người dùng tin, nghĩa là cung cấp thông tin nhanh hơn, mềm dẻo hơn và đa chiều hơn. Do vậy, việc ứng dụng CNTT và truyền thông đã làm cho việc phổ biến tri thức thuận tiện và nhanh chóng. Thực tế CNTT đã và đang giúp cho việc phổ biến tri thức thuận tiện và nhanh chóng. Trách nhiệm của những người làm công tác quản lý thông tin trong Thư viện là làm thế nào để giúp cho bạn đọc có được những thông tin hữu ích.

Việc ứng dụng CNTT trong việc tổ chức và khai thác TNS của Thư viện ngày càng trở nên quan trọng. Hiện nay Thư viện đã áp dụng phần mềm tích hợp quản trị ILIB, giúp tự động hóa các hoạt động, chức năng, nghiệp vụ:

ILIB là công cụ hiệu quả để xây dựng các CSDL thư mục, dữ liệu số; kiểm soát chất lượng các biểu ghi thư mục theo chuẩn MARC 21, hỗ trợ xuất nhập dữ liệu hai chiều.

Tích hợp web và internet, ILIB giúp các Thư viện dễ dàng đưa kho tài liệu của mình lên mạng và kiểm soát toàn bộ các ấn phẩm điện tử, nhờ đó bạn đọc có thể khai thác tài liệu Thư viện mọi lúc mọi nơi.

Tạo ra môi trường khai thác thông tin nhanh chóng, chính xác và thuận tiện cho bạn đọc.

Hỗ trợ tạo lập các sản phẩm và dịch vụ Thư viện hiện đại.

Liên thông trao đổi dữ liệu trong và ngoài hệ thống, hỗ trợ các dịch vụ mượn liên Thư viện.

Tin học hóa công tác TT - TV là xu thế phát triển tất yếu của các cơ quan TT - TV trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. Vì vậy Thư viện cần quan tâm tới các vấn đề sau:

+ Tăng cường hệ thống máy tính phục vụ hoạt động cả về số lượng và chất lượng. Máy tính có cấu hình vừa và cao, tương thích với phần mềm chuyên dụng. Không nên sử dụng các máy tính có cấu hình thấp, máy tính cài

hệ điều hành không phổ biến, có thể dẫn tới tình trạng không tương thích với phần mềm.

+ Hệ thống mạng nội bộ và toàn cầu phải ổn định, tốc độ đường truyền không quá chậm, hạn chế tối thiểu đứt đoạn đường truyền, sự cố gây gián đoạn hoạt động.

+ Tham khảo các trang thiết bị từ các Thư viện khác, đặc biệt là các Thư viện có TNS phong phú và đa dạng phục vụ cho hoạt động của Thư viện. 3.3. Tăng cường sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện đại

Các sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện đại của Thư viện góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng hoạt động của Thư viện, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của bạn đọc. Vì vậy, bên cạnh các sản phẩm và dịch vụ thông tin truyền thống, Thư viện cần tăng cường tạo lập các sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện đại, để làm được điều này Thư viện cần đầu tư nhiều hơn nữa về kinh phí, thời gian và công sức cho việc tạo lập các sản phẩm và dịch vụ thông tin, đồng thời tham khảo các sản phẩm và dịch vụ thông tin của các Thư viện khác để từ đó tạo ra được các sản phẩm và dịch vụ thông tin có giá trị cao. 3.4. Nâng cao trình độ cán bộ thư viện và đào tạo, hướng dẫn người dùng tin trong Thư viện

Nâng cao trình độ cán bộ:

Trong sự phát triển của Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc, vấn đề tổ chức và khai thác nguồn TNS không chỉ đòi hỏi về hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương thức phục vụ mà điều quan trọng có tính quyết định vẫn là con người - ở đây chính là đội ngũ cán bộ thư viện có năng lực, trình độ tương xứng với yêu cầu mà Thư viện đòi hỏi.

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các kỹ năng trong tổ chức thông tin càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Vì vậy, ngoài nắm chắc kiến thức về Khoa học Thư viện đòi hỏi những người làm công tác Thư viện

phải tiếp cận và chiếm lĩnh càng sớm càng tốt những kiến thức cơ bản khác như: Khoa học thông tin, CNTT, ngoại ngữ,… nhằm giúp cho việc thu thập thông tin nhanh hơn, xác định vị trí, phân tích và kết nối thông tin một cách tinh vi hiệu quả hơn.

Ngày nay, người cán bộ thư viện ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ còn cần cập nhật thêm kiến thức tin học: những kiến thức cơ bản về máy tính, hệ thồng file và thư mục trong window, quản lý phần cứng, thao tác với các chương trình ứng dụng trong window…; Sử dụng máy tính trong xử lý, quản trị và khai thác mọi nguồn tin - đặc biệt là nguồn TNS… Chính vì vậy, việc đào tạo huấn luyện đội ngũ cán bộ thư viện đủ năng lực trong việc tổ chức và khai thác TNS là thực sự cần thiết. Có thể nói, năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ là yếu tố đặc biệt quan trọng, đóng vai trò quyết định đến sự thành công của bất cứ Thư viện nào.

Với phương tiện mới, cách thức làm việc mới, trong môi trường mới đòi hỏi người cán bộ thư viện phải dám đương đầu với những thử thách mới, thật nhạy bén với những thay đổi, phải học tập và thực hành thường xuyên suốt đời, phải rèn luyện và vươn lên để chiếm lĩnh và làm chủ được những CNTT tiên tiến, hiện đại đang ngày càng phát triển của thế giới.

Nội dung công tác đào tạo gồm: + Kỹ năng biên tập, xử lý tài liệu.

+ Kỹ thuật xử lý nội dung (mô tả, phân loại, định từ khoá, làm tóm tắt…) đối với tất cả cán bộ tham gia xây dựng CSDL.

+ Kỹ thuật số hoá tài liệu.

+ Sự hiểu biết và khả năng áp dụng các chuẩn nghiệp vụ (ISBD, MARC 21, AACR2, các khung phân loại…).

+ Khả năng sử dụng phần mềm hiện có và ứng dụng các phần mềm mới trong lĩnh vực TT - TV.

+ Kỹ năng tìm kiếm và phát hiện những nguồn tin có giá trị. + Kỹ năng tìm kiếm thông tin trong hệ thống và bên ngoài. Hình thức đào tạo:

+ Tổ chức các lớp đào tạo cơ bản và nâng cao tại Thư viện cho từng đối tượng cụ thể.

+ Vận động và tạo điều kiện hỗ trợ cho cán bộ đi đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ. + Bên cạnh đó, Thư viện cần có chính sách thu hút cán bộ có trình độ gắn bó lâu dài.

Đào tạo, hướng dẫn người dùng tin trong Thư viện:

Người dùng tin là một bộ phận không thể thiếu và tách rời của bất kỳ hệ thống Thư viện nào. Họ vừa là đối tượng phục vụ của Thư viện, tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ TT - TV, vừa là người sản xuất ra những thông tin cho Thư viện (bởi khi được cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thông tin có chất lượng cao thì chính người dùng tin có thể tạo ra những nguồn thông tin có giá trị). Từ những nguồn thông tin tái tạo có giá trị đó, các Thư viện lại tổ chức để tạo thành các sản phẩm và dịch vụ thông tin có chất lượng cao hơn.

Thư viện cần nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu tin cho người dùng tin, tức là phải nâng cao chất lượng hệ thống tra cứu. Bộ máy tra cứu là tập hợp các công cụ và phương tiện cho phép tìm, cung cấp các thông tin dữ liệu phù hợp với đề tài bao quát của cơ quan TT - TV, đáp ứng yêu cầu của người dùng tin. Để thu hút bạn đọc, Thư viện cũng cần xây dựng các sản phẩm như các cơ sở dữ liệu phong phú hơn, cùng với đó là cung cấp những dịch vụ tốt nhất như cung cấp dịch vụ mạng, phổ biến thông tin có chọn lọc cho bạn đọc… Thư viện phải tạo cho bạn đọc tiếp cận tối ưu tới mọi tài liệu có trong kho của mình, tiến tới việc cung cấp thông tin cho người sử dụng từ chính nguồn lực thông tin của Thư viện, do chính Thư viện tạo lập nên hoặc do phối, kết hợp, khai thác từ những nguồn khác nhau. Không chỉ trang bị cho

người dùng tin các kiến thức về Thư viện, các kiến thức sử dụng máy tính và mạng mà cần phải giúp họ đạt được kiến thức về thông tin.

Người có kiến thức thông tin phải có khả năng sau: Khả năng nhận biết nhu cầu tin.

Khả năng trình bày được nhu cầu tin, làm sáng tỏ được lỗ hổng thông tin: + Loại hình thông tin

+ Lựa chọn nguồn tin.

+ Khả năng nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng truy cập nguồn tin.

Khả năng xây dựng các chiến lược để xác định thông tin: + Khớp với nhu cầu người dùng tin.

+ Phát triển phương pháp có hệ thống để phù hợp với nhu cầu. + Hiểu được các quy tắc xây dựng và tạo lập CSDL.

Khả năng tổ chức, áp dụng và giao tiếp thông tin: + Xây dựng hệ thống thư mục cá nhân.

+ Áp dựng thông tin để giải quyết vấn đề. + Hiểu các vấn đề bản quyền.

+ Khả năng tổng hợp và chế biến tạo nên thông tin mới. Khả năng định vị và truy cập thông tin:

+ Phát triển kỹ thuật tìm tin phù hợp (sử dụng các toán tử boole, ngôn ngữ tìm tin, các liên kết trên web).

+ Sử dụng các phương pháp nhận biết để cập nhật thông tin. + Sử dụng công nghệ truyền thông, mạng internet.

Khả năng so sánh và đánh giá thông tin nhận được từ các nguồn khác nhau: + Nhận biết được xu hướng và những vấn đề về thẩm quyền.

+ Nhận biết được các đánh giá của học giả về nguồn tin…. 3.5. Tăng kinh phí phát triển tài nguyên số

Kinh phí được xem là vấn đề đáng quan tâm tại bất cứ một Thư viện nào. Để tăng cường nguồn TNS trong Thư viện thì kinh phí là một vấn đề rất quan trọng, vì vậy Thư viện cần tăng cường hợp tác với các Thư viện khác, thu hút nguồn tài trợ từ các tố chức, cơ quan. Đồng thời xin hỗ trợ kinh phí từ Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, như vậy Thư viện mới có điều kiện để đẩy nhanh ứng dụng CNTT vào trong hoạt động của mình.

Với vai trò quan trọng là cơ quan văn hoá giáo dục và thông tin khoa học của địa phương, phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học, học tập, sản xuất và giải trí cho cán bộ, nhân dân trong tỉnh…. Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng khẳng định mình trong xu thế phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, trước tình hình bùng nổ thông tin như hiện nay thì việc thu thập các nguồn tin trên thị trường là việc rất khó vì thực chất nguồn kinh phí của Thư viện cũng có hạn. Trên cơ sở đó, Thư viện cần tính toán, cân nhắc kĩ khi tiến hành bổ sung nguồn TNS cho Thư viện vì đây là nguồn cần kinh phí khá lớn.

3.6. Hiện đại hoá cơ sở vật chất và trang thiết bị

Một trong những nguyên nhân khiến chất lượng phục vụ người dùng tin chưa cao là do sự hạn chế của cơ sở vật chất và trang thiết bị Thư viện. Để khắc phục tình trạng này, Thư viện cần nhanh chóng tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị của mình. Mục đích của Thư viện là đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin cho bạn đọc, do đó Thư viện cần tạo ra một môi trường thoải mái. Nếu Thư viện có cơ sở vật chất và trang thiết bị thuận lợi, đầy đủ thì sẽ thu hút được đông đảo bạn đọc đến với Thư viện, điều đó sẽ làm tăng thêm hiệu quả phục vụ bạn đọc.

Trong những năm qua, Thư viện đã được đầu tư và có sự thay đổi căn bản về cơ sở vật chất, nâng cao điều kiện nơi làm việc của cán bộ thư viện, bàn ghế, giá sách, máy tính điện tử, hệ thống mạng internet… được trang bị khá đồng bộ. Yêu cầu của Thư viện là phải có diện tích đủ rộng để phục vụ

người dùng tin và tăng thời gian phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng tra cứu, học tập và nghiên cứu tài liệu, nâng cao kiến thức của người dùng tin.

Trước hết, Thư viện cần bổ sung thêm hệ thống máy tính để người dùng tin tiện tra cứu tài liệu Thư viện và các nguồn tài liệu khác trên mạng. Có hệ thống máy tính nối mạng nhằm phục tốt nhu cầu sử dụng tại chỗ của bạn đọc khi đến Thư viện.

Thư viện cần có một đội ngũ nhân viên có năng lực chuyên môn, yêu nghề và có tinh thần phục cao. Ngoài ra, Thư viện cũng cần phải có các phòng ốc khang trang, các loại sách, báo, tạp chí thích hợp, các luận án, luận văn, các CD - ROM, CSDL… phải được nối mạng internet, phải có sự liên thông với các Thư viện khác, khai thác có hiệu quả CSDL của Thư viện phục vụ nhu cầu người dùng tin của Thư viện.

KẾT LUẬN

Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin. Sự xuất hiện và phát triển không ngừng của internet và mạng toàn thế giới đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống con người và Thư viện cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cùng với xu thế hội nhập là những đòi hỏi và thách thức cho ngành TT - TV nói chung và cho Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Thư viện cần phải có những đổi mới hoạt động, bắt kịp những tiến bộ của thời đại phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào trong hoạt động Thư viện, thực hiện tổ chức và khai thác nguồn TNS được coi là một bước đi ban đầu, tạo dựng những cơ sở hạ tầng cần thiết để hướng tới xây dựng Thư viện trở thành Thư viện điện tử trong tương lai. Thư viện điện tử sẽ cung cấp các phương tiện cho phép bạn đọc tiếp cận các CSDL quốc tế và dịch vụ Thư viện tại nhà, các trạm để truy cập dữ liệu toàn văn, mục lục công cộng trực tuyến và hệ thống cho mượn tự động. Tuy nhiên, đó là một quá trình khó khăn, lâu dài và tốn kém. Đó không chỉ đơn thuần là việc đầu tư các trang thiết bị, hệ thống CNTT mà còn đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN SỐ TẠI THƯ VIỆN TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 53 -53 )

×