Hoạt động tuyên truyền, giới thiệu bộ sưu tập Di sản Thư

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả khai thác bộ sưu tập di sản thư tịch thăng long hà nội (Trang 58)

Long - Hà Nội

Trong những năm vừa qua, việc đẩy mạnh công tác quảng bá, triển khai, giới thiệu nguồn tin địa chí đã được thư viện đặc biệt chú trọng. Với nguồn thông tin quý giá đã được bổ sung với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, số lượng bạn đọc sử dụng các nguồn tin địa chí của TVHN đã không ngừng tăng lên (năm 2010 phục vụ 400 lượt bạn đọc; năm 2011 phục vụ 250 lượt bạn đọc với hơn 600 lượt tài liệu; năm 2012 phục vụ 480 lượt bạn đọc với trên 1000 lượt tài liệu).

Tuyên truyền, giới thiệu sách là một trong những hoạt động thường xuyên của TVHN, hoạt động này nhằm tuyên truyền, giới thiệu truyền thống, lịch sử đất nước và Thủ đô qua những trang sách; góp phần định hướng đọc cho người dùng tin và đây cũng là hình thức quảng cáo thư viện với mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô. Mỗi buổi giới thiệu đã thu hút được hàng trăm lượt người đến tham dự.

Thư viện đã thường xuyên tổ chức các buổi trưng bày, triển lãm tài liệu địa chí:

+ Triển lãm theo chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội” qua thư tịch, “Hà Nội xưa và nay”, “Hà Nội xưa qua tư liệu ảnh”...được tổ chức tại thư viện, tại các địa phương khác đã thu hút đông đảo bạn đọc đến xem, giúp bạn đọc hiểu thêm về lịch sử, văn hóa, phong tục, con người Hà Nội, để bạn đọc thêm hiểu, thêm yêu Hà Nội.

+ Triển lãm “Mừng Đảng - mừng xuân - mừng đất nước đổi mới”. Đây được coi là một hoạt động văn hóa thường niên được bạn đọc thủ đô đón đợi mỗi khi Tết đến Xuân về.

+ Trưng bày tài liệu Thăng Long - Hà Nội chào mừng đại lễ kỉ nịêm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tại cơ sở 2 (năm 2010); tổ chức trưng bày “Bộ sưu tập sách Thăng Long - Hà Nội nghìn năm” ngày hội sách thế giới 23/4 (năm 2012)...

+ Triển lãm “Sách 990 năm Thăng Long – Hà Nội” do TVHN phối hợp với thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện Quân đội, Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Viện Hán Nôm tổ chức tại thư viện Quốc gia Việt Nam năm 2000 đã thu hút 10 vạn người đến xem và khai thác tài liệu.

+ Triển lãm “Hà Nội 60 mùa thu cách mạng” do TVHN tổ chức tại 45 Phố Tràng Tiền (Trung tâm tư liệu Thăng Long – Hà Nội) năm 2005, thu hút 5 vạn lượt bạn đọc đến xem và khai thác tài liệu.

+ Triển lãm “Văn minh Sông Hồng, văn hiến Thăng Long” tổ chức năm 2009 tại thư viện Hà Nội để chào mừng Hội nghị CONSAL 14 tại Việt Nam. Triển lãm đã thu hút 29 đoàn đại biểu quốc tế và hàng vạn khách Việt Nam và nước ngoài đến dự.

Hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách báo cũng được Thư viện đặc biệt chú trọng. Hàng tháng thư viện đều tổ chức các buổi tuyên truyền giới thiệu sách mới, sách về Hà Nội và các sự kiện thế giới, Việt Nam, Hà Nội...Với những đề tài thiết thực, hấp dẫn bạn đọc quan tâm cùng đội ngũ

cộng tác viên là các nhà văn, nhà phê bình, những nhà Hà Nội học...các buổi giới thiệu sách giúp bạn đọc lựa chọn sách, hay biết một vấn đề lịch sử, chính trị...Điều này góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức, tri thức cho bạn đọc, khơi dậy nhu cầu đọc trong các tầng lớp nhân dân.

Năm 2011 phòng địa chí thực hiện 13 buổi tuyên truyền giới thiệu sách: Phối hợp tổ chức 13 buổi nói chuyện chuyên đề, giới thiệu sách với câu lạc bộ Thơ nhà giáo, nhà xuất bản Phụ nữ... như: nói chuyện chuyên đề “Văn hóa đọc trong giai đoạn hiện nay” và giới thiệu bộ sách “Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long” hưởng ứng Tuần lễ đọc sách suốt đời...

Năm 2012, phòng địa chí đã thực hiện tuyên truyền giới thiệu sách theo chủ đề: 13 buổi.

Ví dụ:

- Phối hợp với công ty sách Phương Nam tổ chức giới thiệu tác phẩm “Dĩ vãng phía trước”.

- Phối hợp với câu lạc bộ Thơ nhà giáo tổ chức giới thiệu thơ chuyên đề “Nén tâm nhang dâng Bác” nhân kỷ niệm 122 năm ngày sinh nhật Bác; tổ chức nói chuyện chuyên đề “Những vần thơ uống nước nhớ nguồn” (ngày 20/7) nhân kỷ niệm 65 ngày Thương binh liệt sĩ 27/7.

- Phối hợp với nhà xuất bản Trẻ tổ chức buổi giới thiệu sách kỷ nịêm 40 năm chiến thắng B52 trên bầu ttrời Hà Nội.

...

Thư viện cũng tổ chức các buổi thi đọc sách tìm hiểu về Hà Nội: cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội”; thi tìm hiểu “Lịch sử Thăng Long - Hà Nội”.

Phòng địa chí cũng thực hiện các hoạt động như: gửi sách trưng bày Ngày hội đọc sách tại Thư viện Bắc Ninh 22, 23/4/2012, Thư viện Hải Phòng ngày 18/9/2012; Hỗ trợ phòng phục vụ bạn đọc hồi cố CSDL sách. Hướng

dẫn sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học thực tập; Tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức do Sở Văn hóa Thể thao, trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức...

2.4.5. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện Hà Nội

Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, TVHN đã có nhiều cố gắng để bắt kịp với xu thế phát triển chung của xã hội, từng bước tiến hành tin học hóa công tác thư viện, đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin của bạn đọc.

Nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của việc tin học hóa toàn phần công tác thư viện, Ban giam đốc thư viện đã đầu tư các trang thiết bị hiện đại cho thư viện. Để bạn đọc tìm tin được chính xác, nhanh chóng và dễ dàng, TVHN đã đưa ra 140 máy tính phục vụ bạn đọc tìm tin, tra cứu Internet, xem phim khoa học và đọc sách điện tử. Thư viện hiện đang sử dụng phần mềm CDS/ISIS, Ilib, Libol 6.0, Thư viện đã xây dựng được các CSDL: CSDL ĐCHI, CSDL THMUC, CSDL TC, CSDL TTTM.

Để giúp bạn đọc truy cập nhanh tới tài liệu, TVHN kết nối Internet, xây dựng trang Web riêng cho thư viện, xây dựng phòng đa phương tiện.

2.5. Nhận xét, đánh giá về thực trạng khai thác, sử dụng di sản Thư tịch Thăng Long - Hà Nội Thăng Long - Hà Nội

2.5.1. Ưu điểm

Hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, đến nay Thư viện Hà Nội đã có một kho tàng di sản địa chí khá đồ sộ về số lượng, đa dạng về thể loại, ngôn ngữ, phong phú về nội dung và nhiều tài liệu quý hiếm mà không đâu có được. TVHN đã và đang đáp ứng nhu cầu khai thác, tìm hiểu thông tin địa chí, nâng cao kiến thức về Thủ đô Hà Nội cho bạn đọc gần xa.

TVHN với vốn tài liệu phong phú và đa dạng luôn là địa chỉ tin cậy cho mọi đối tượng bạn đọc tới sử dụng tài liệu nói chung và tài liệu địa chí nói riêng.

Thư viện có những hình thức tuyên truyền, giới thiệu sinh động, gần gũi đến với người dùng tin.

Với sự đầu tư kịp thời, hiệu quả của UBND thành phố, cả các hoạt động nghiệp vụ của Thư viện đã nhanh chóng được tin học hóa, hiện đại hóa. Đến với thư viện Hà Nội bạn đọc có thể khai thác thông tin theo dạng truyền thống và qua các sản phẩm dịch vụ thông tin hiện đại: thông tin trên Website, thông tin trên mạng, dịch vụ thông tin hỏi đáp...

Tài liệu địa chí là một thế mạnh nổi trội của TVHN với đầy đủ các ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp, Hán Nôm, chữ Quốc ngữ và đa dạng về hình thức tài liệu như: báo, tạp chí, bản đồ, văn bia, thần tích, thần sắc, hương ước, ảnh.

Vốn tài liệu địa chí được tổ chức, bảo quản một cách khoa học và chặt chẽ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc tra cứu một cách nhanh nhất, chính xác, đầy đủ theo yêu cầu, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác tài liệu địa chí cũng như thúc đẩy hoạt động của cơ quan.

Công tác địa chí của TVHN luôn bám sát, phục vụ chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, giúp các cán bộ lãnh đạo có cơ sở khoa học để đề ra kế hoạch xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội. Có thể nói công tác phục vụ tài liệu địa chí cho bạn đọc của TVHN đã và đang có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng và đổi mới Thủ đô Hà Nội.

Trong gần 50 năm hoạt động, TVHN đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của Thủ đô, trong đó có hoạt động thông tin tài liệu địa chí. Điều này được khẳng định bằng những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước dành cho TVHN: Huân chương lao động hạng Ba (1990, 2006), Huân chương lao động hạng Nhì (1996), Huân chương lao động hạng Nhất (2001); Được Bộ Văn hóa - Thông tin, UBND Thành phố Hà Nội, Sở Văn hóa - Thông tin tặng nhiều bằng khen, cờ thưởng luân lưu “Đơn vị thi đua xuất sắc dẫn đầu ngành Thư viện toàn quốc” (năm 1997, 2000, 2001,

2003, 2004 và năm 2005), được nhà nước công nhận Thư viện Hạng I cấp Quốc gia (1998).

2.5.2. Nhược điểm

Vốn tài liệu địa chí quý hiếm, có giá trị (văn bia, hương ước, thần phả...) của thư viện chủ yếu là bản dập, bản photocopy không phải bản gốc nên có sự mất cân đối giữa sách và các loại hình tài liệu khác.

Công tác phục vụ địa chí tại cơ sở 2 chưa thực sự khởi sắc, cán bộ làm công tác địa chí chưa phát huy được hết năng lực chuyên môn nghiệp vụ, chưa tận dụng được sức mạnh của công nghệ kỹ thuật số trong việc sưu tầm, bảo quản, khai thác phục vụ nguồn thông tin tài liệu...

Vốn tài liệu địa chí của TVHN chưa đủ để đáp ứng nhu cầu bạn đọc. Tài liệu chủ yếu là tài liệu truyền thống như: sách, báo, tạp chí, tranh ảnh, trong đó các loại hình tài liệu điện tử, tài liệu nghe nhìn dù đã phát triển được thêm một số lượng nhất định nhưng so với nhu cầu thực tế của người dùng tin Thủ đô thì nguồn lực thông tin này không đủ để đáp ứng nhanh nhất, kịp thời nhất số lượng người dùng tin đông đảo hiện nay.

Thư viện chưa có trang Web riêng cho địa chí để cung cấp tài liệu cho người dùng tin qua mạng, nên chưa phát huy thế mạnh trong việc giới thiệu về tài liệu địa chí của Thư viện và tra cứu tài liệu.

Phương thức phục vụ chủ yếu của phòng địa chí là phương thức kho đóng. Với phương thức này sẽ hạn chế việc tiếp cận đến tài liệu của bạn đọc. Do vậy, phòng địa chí cần triển khai thêm các phương thức phục vụ khác để nâng cao hơn nữa hiệu quả khai thác tài liệu địa chí.

Với khối lượng tài liệu Hán - Nôm phong phú và đa dạng trong đó cán bộ Thư viện lại rất hạn chế về chữ Hán...Vì vậy TVHN phải đào tạo một đội ngũ cán bộ chuyên môn về chữ Hán - Nôm.

Như vậy, mặc dù đã có những thành tích đáng kể nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định và vấn đề đặt ra ở đây là làm gì để tăng hiệu quả khai thác nguồn lực thông tin địa chí một cách hiệu quả nhất cho thư viện

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC BỘ SƯU TẬP DI SẢN THƯ TỊCH THĂNG LONG – HÀ NỘI

3.1. Tăng cường bổ sung tài liệu về di sản Thư tịch Thăng Long – Hà Nội Công tác bổ sung vốn tài liệu địa chí được TVHN tiến hành trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, công tác bổ sung gồm các công đoạn sau:

- Kế hoạch bổ sung: đặt và đi mua tài liệu, nhận về và xử lý. - Tạo lập bộ máy tra cứu hỗ trợ cho công tác bổ sung.

- Tổ chức kho, phân tích chất lượng vốn tài liệu và loại trừ sách ít sử dụng. Trong quá trình bổ sung TVHN đã áp dụng các hình thức sau:

3.1.1. Bổ sung hạt nhân (Bổ sung ban đầu)

Ngay từ khi mới thành lập thì TVHN đó luôn chú trọng đến công tác bổ sung vốn tài liệu sao cho hợp lý và khoa học. Bổ sung hạt nhân là hình thức bổ sung khi bắt đầu xây dựng một thư viện. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, đối tượng bạn đọc mà thư viện xây dựng cho được vốn sách hạt nhân của mình. Vốn sách hạt nhân bao gồm số lượng tối thiểu bắt buộc của những tài liệu có giá trị nhất về khoa học, nghệ thuật, đáp ứng đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước, phù hợp với đặc điểm của Thư viện đó và yêu cầu của bạn đọc của thư viện mình. Đây là vốn sách đặc biệt quan trọng của thư viện và cùng tồn tại, phát triển, ít bị thanh lý…

Chính vì vậy, TVHN luôn xác định chính xác loại hình, tính chất của thư viện mình, nghiên cứu đặc điểm, tính chất môi trường mà thư viện phải phục vụ. Do đó, nguồn bổ sung hạt nhân luôn được chú trọng và là nguồn bổ sung rất quan trọng của TVHN, đồng thời đã đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của bạn đọc trong và ngoài Thủ đô.

Khi tiến hành bổ sung hạt nhân TVHN đã khai thác theo những cách sau: - Tự mình đi mua: Nguồn bổ sung hạt nhân này thì thường sử dụng thông qua phương thức mua tài liệu ở các nhà xuất bản có uy tín hoặc các cơ quan khoa học có xuất bản tài liệu nói về địa phương đảm bảo giá trị nội dung thông tin. Nhưng cũng gây một số trở ngại là: chi phí cao, tốn thời gian, công sức và tiền của.

- Tranh thủ sự giúp đỡ của các thư viện khác, cá nhân khác: giúp thư viện xây dựng vốn tài liệu hạt nhân nhanh hơn những số lượng và chất lượng bị hạn chế do nhiều thư viện, cơ quan, cá nhân biếu tặng những sách đã cũ, lạc hậu, ít có giá trị.

TVHN kết hợp cả hai cách trên để có thể bổ sung những tài liệu có giá trị thông cao đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người đọc.

Khi công tác bổ sung hạt nhân được quan tâm đúng mục đích của nó thì sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác bổ sung hiện tại và bổ sung hồi cố của Thư viện. Công tác bổ sung hạt nhân một cách đầy đủ, kịp thời sẽ tạo điều kiện cho Thư viện phát triển nhanh vốn tài liệu, nâng cao chất lượng kho tài liệu nhằm phục vụ tốt các nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của bạn đọc Thủ đô.

3.1.2. Bổ sung hiện tại nguồn lực thông tin địa chí

TVHN luôn chú trọng để đưa công tác bổ sung hiện tại vào nề nếp. Công tác này được tiến hành liên tục từ năm 1973 đến nay. Bổ sung hiện tại cung cấp cho Thư viện khối lượng lớn những xuất bản phẩm và những tài liệu luôn được chú ý quan tâm và được sử dụng. Thông qua một số nguồn bổ sung sau:

- Tiếp nhận các tài liệu nộp lưu chiểu ấn phẩm địa phương thông qua phòng bổ sung của thư viện.

Căn cứ vào một số văn bản của Nhà nước về chế độ nộp lưu chiểu văn hóa phẩm: sắc lệnh 18-SL chủ tịch Hồ Chí Minh ký nggày 31/04/1946; Thông

tư số 83 VHTT/VP của Bộ Văn hóa Thông tin ra ngày 29/06/1978; Quyết định 178 đó quy định nhiệm vụ của Thư viện tỉnh: “Được thu nhận các loại tài liệu xuất bản của địa phương theo chế độ nộp lưu chiểu dành riêng cho từng địa phương và có trách nhiệm tàng trữ lâu dài, được thu nhận những bản sao, các khóa luận của các trường Đại học ở địa phương, thu nhận đầy đủ các loại tài liệu in hoặc viết tay, các tài liệu Hán Nôm có liên quan đến địa phương”. Đặc biệt là trong Chỉ thị số 559/VH-CT do Thứ trưởng Bộ Văn hóa Đỗ Đức Dục ký ngày 11/06/1957 có quy định: “… các nhà in nộp cho Sở Văn hóa hai

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả khai thác bộ sưu tập di sản thư tịch thăng long hà nội (Trang 58)