Tài liệu Thư tịch Thăng Long –Hà Nội truyền thống

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả khai thác bộ sưu tập di sản thư tịch thăng long hà nội (Trang 35 - 41)

Loại tài liệu Số lượng

Sách tiếng Việt 9500 Sách ngoại văn Sách tiếng Anh 650 Sách tiếng Pháp Sách tiếng Nga Ảnh 200 Đĩa CD 45 Bản đồ 55

Tài liệu quý hiếm

Sách Hán Nôm 1.100

Bản dập văn bia 4.000

Hương ước, thần phả 475

Tủ sách Thăng Long

Tài liệu tiếng Việt 953

Tài liệu tiếng Anh 37

Tài liệu tiếng Pháp 50

Tài liệu tiếng Nga 6

Tài liệu Hán Nôm - TSTL 178

Tổng số 17.249

Loại báo đóng bìa Số lượng Báo khổ lớn HBL 341 Báo khổ vừa HBV 670 Báo khổ nhỏ HBN 206 HBC 46 Tổng số 1263

Bảng 2: Bảng thống kê số lượng báo đóng bìa của TVHN

Sách tiếng Việt: 9.500 cuốn

Có thể nói số lượng sách ở kho địa chí của Thư viện chưa phải nhiều , nhưng thực sự đây là một kho tài liệu quý, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về Hà Nội của bạn đọc thủ đô. Nội dung kho sách tiếng Việt gồm:

- Tài liệu chỉ đạo: các bộ “Văn kiện Đảng toàn tập”, “Hồ Chí Minh toàn tập”, Văn kiện, nghị quyết Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện nghị

quyết Đảng Bộ Hà Nội, văn bản pháp quy, chỉ thị, nghị quyết, quyết định của ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội...giúp bạn đọc có thể tra cứu các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước với Hà Nội. Các cuốn sách viết về Bác Hồ với Hà Nội, giúp bạn đọc có thể tìm hiểu những địa danh, cơ quan, đơn vị Bác đã đến thăm,cũng như những lời dạy của Bác với mọi tầng lớp nhân dân Hà Nội...

- Tài liệu tra cứu nhanh về Hà Nội: Bộ “Bách khoa thư Hà Nội”, Bộ sách “1000 câu hỏi đáp về Thăng Long - Hà Nội” của ban chỉ đạo chương trình kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Bộ sách “1000 câu hỏi đáp về Thăng Long - Hà Nội” của Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc và nhà văn Tô Hoài. Hay “Biên niên sự kiện lịch sử Hà Nội”, “Sự kiện ngày nay năm

xưa”...Ngoài ra có trên 35 thư mục chuyên đề về Hà Nội, đặc biệt có bộ “Tổng tập thư mục địa chí Hà Nội” gồm trên 1 vạn tài liệu.

- Các lĩnh vực cụ thể bạn đọc có thể nghiên cứu tại kho sách tiếng Việt: + Địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế, tiềm năng thiên nhiên của Hà Nội. + Lịch sử, xây dựng, địa danh Hà Nội (quá trình hình thành và biến đổi của Hà Nội qua các thời kỳ).

+ Những sự kiện cải tạo địa hình thành phố, xây dựng thành quách, đào sông,san lấp mặt bằng, quy hoạch phố phường Hà Nội.

+ Đặc điểm kiến trúc Hà Nội, các đường phố.

+ Bộ máy tổ chức chính quyền Hà Nội (sự biến đổi về cơ chế hành chính qua các thời kỳ lịch sử).

+ Kinh tế Hà Nội.

+ Van hóa - Giáo dục Hà Nội.

+ Văn học Hà Nội và Hà Nội trong văn học

Ngoài số lượng sách Việt bổ sung theo thời gian thì kho địa chí cũng có một lượng tài liệu khoảng 200 tư liệu trước năm 1954 (thu thập từ các tủ sách gia đình, tủ sách cá nhân, cơ quan...). Tư liệu này chủ yếu là phóng sự, truyện ngắn, tiểu thuyết hoặc bút ký...

Sách ngoại văn (Pháp - Anh - Nga): 650 cuốn

Mặc dù số lượng này không lớn nhưng có nhiều loại tài liệu quý và giá trị, tập trung chủ yếu là sách tiếng Pháp như cuốn Historie de HaNoi nguyên là đề tài tiến sĩ về lịch sử của Philippapine - Giám đốc viện viễn Đông Bác Cổ, hay cuốn Le pagoda de HaNoi của G.Dumoutier giới thiệu về các chùa, chùa Một Cột, chùa Dục Khánh... Sách tiếng Anh, tiếng Nga là mảng tài liệu có số lượng ít trong mảng tài liệu ngoại văn.

Chủ yếu là tư liệu photo với các thần tích, thàn sắc, thần Thành hoàng, hương ước ở các làng xã, phủ...thuộc Hà Nội. Các tư liệu viết dưới dạng chữ Hán cổ, chữ Nôm (có chú giải). Đây là một bộ phận tư liệu đặc biệt quý giá của kho tư liệu địa chí. Mảng tài liệu này đã giúp ích rất nhiều cho các nhà nghiên cứu am hiểu về lịch sử, bộ máy hành chính, về địa danh, về nhân vật, phong tục tập quán của một Thăng Long - Hà Nội xưa. Đây là những tư liệu lịch sử có giá trị cho các nhà nghiên cứu sách về Hà Nội.

Bản dập văn bia: Trên 4.000 bản. Các văn bia tại các đền miếu cho chúng ta những thần tích của các vị thánh, thần được thờ phụng như: Bà chúa Thiên Niên, thôn Trích Sài, Hồ Tây, bia đền Cao Sơn phường Kim Liên, huyện Hoàng Long (Đống Đa), chép thần tích đánh giặc cứu dân của thần Cao Sơn, bia đình Thanh Hà (số 10 ngõ Gạch) là một ngôi đình thuộc loại cổ nhất của Hà Nội có tấm bia ghi sử tích của Đại Vương Trần Lưu. Nội dung của các bản dập văn bia còn cho chúng ta hiểu thêm về một địa danh, về một sự kiện, nhân vật trong lịch sử. Như bia chùa Hồng Phúc, lấy Nhị Hà là đại lưng, lấy Tô Lịch làm vạt áo...xưa là chợ nay là đạo trưởng, xưa là trại binh nay là chùa...Hay những tấm bia trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã là nhân chứng lịch sử cho một nền văn hiến nghìn năm, truyền thống hiếu học, chính sách trọng dụng nhân tài của dân tộc.

Bản đồ: 55 bản, trong đó có 20 bản đồ Hà Nội thời kỳ phong kiến và

thời kỳ Pháp thuộc: ngoài những bản đồ nằm trong cuốn “An Nam hình thắng đồ” hay bản đồ Thăng Long trong cuốn “Hồng Đức bản đồ”, TVHN còn có các bản đồ “Thăng Long thời Hồng Đức – 1470”, “Thăng Long thời Lý Trần 1010 – 1400”, “Bản đồ Phủ Hoài Đức năm 1831”, “Bản đồ Hà Nội 1866”... “Bản đồ Hà Nội kế cận 1951”. Ngoài ra còn có các bản đồ nằm rải rác trong

Việc nghiên cứu bản đồ Thăng Long - Hà Nội kết hợp với các thư tịch cổ giúp chúng ta có một cái nhìn tổng thể, rõ nét về một Thăng Long với sự biến đổi qua các triều đại; sự thay đổi giới hành chính, sự quy hoạch Thăng Long qua các triều đại.

Báo - tạp chí của Hà Nội: 1.263 đơn vị (báo đóng tập)

Báo trước năm 1954: Văn hóa nguyệt san, Văn hóa tùng biên, Nam Phong, Thế kỷ, Tiểu thuyết thứ bảy...là nguồn tài liệu quý cho những nhà nghiên cứu về Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc.

Báo sau năm 1954: có tất cả các loại báo, tạp chí của Hà Nội như Tuổi trẻ Thủ đô, Phụ nữ Thủ đô, Nông nghiệp Thủ đô, Lao động Hà Nội, Người Hà Nội...và một số báo, tạp chí của trung ương có liên quan đến lịch sử - văn hóa, có giá trị nghiên cứu về Hà Nội: tạp chí Văn hiến, tạp chí Xưa và nay, tạp chí Di sản Văn hóa, Du lịch, Văn hóa...

Đây cũng là một nguồn tư liệu quý, bởi có những lĩnh vực, khía cạnh của Hà Nội chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ trọn vẹn, nhiều nội dung nằm rải rác trong các bài nghiên cứu. Dù chỉ là các bài báo nghiên cứu nhỏ lẻ, nhưng các bài viết này cũng giúp ích rất nhiều cho các nhà nghiên cứu.

Đặc biệt, phòng còn giữ được báo Hà Nội mới từ năm 1956, thời kỳ

này báo có tên Thời mới (1959 - 1967), cùng với Thủ đô Hà Nội (1959 -

1967). Sau năm 1968 Thời mới và Thủ đô Hà Nội sát nhập thành tên gọi là Hà Nội mới từ 1968 đến nay.

Ảnh: Trên 200 bức ảnh về Hà Nội xưa và nay, ảnh về Bác Hồ, một số cuốn sách ảnh tư liệu và những bức ảnh mới về thủ đô vâưn minh hiện đại và hội nhập hôm nay là những tư liệu giúp các nhà nghiên cứu rất nhiều trong việc tìm hiểu về kiến trúc đường phố, di tích, về trang phục, về cuộc sống con người Hà Nội xưa.

Cho đến nay dựa trên vốn tài liệu địa chí trong kho, TVHN đã biên soạn được nhiều bộ thư mục có giá trị. Những thư mục địa chí hiện có của thư viện gồm:

1. Thư mục “Đảng bộ Hà Nội”

2. Thư mục “Hà Nội qua các thời đại”

3. Thư mục “Truyền thống chống ngoại xam của Hà Nội” 4. Thư mục “Vành đai thực phẩm”

5. Thư mục tổng quát “Hà Nội 1954 – 1979” 6. Thư mục “30 năm văn hóa - văn nghệ Hà Nội” 7. Thư mục “Công nghiệp Hà Nội”

8. Thư mục “Tiểu công nghiệp - thủ công nghiệp” 9. Thư mục “Hà Nội 12 ngày đêm”

10. Thư mục “Điện Biên Phủ trên không” 11. Thư mục “Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội” 12. Thư mục “Hà Nội văn bia”

13. Thư mục “Hà Nội ngoại văn” 14. Thư mục “Hà Nội - Hán Nôm”

15. Thư mục “Hà Nội trước năm 1954” (tiếng Việt)

16. Thư mục tư liệu “Khoán sản phẩm” theo nghị quyết 10 của Bộ Chính trị

17. Thư mục tư liệu “Công tác tổ chức cán bộ”

18. Thư mục “Nếp sống văn minh - gia đình văn hóa” 19. Thư mục “Hà Nội trên con đường đổi mới”

20. Thư mục “Hương ước Hà Nội xưa”

21. Thư mục “Hà Nội thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước”

22. Thư mục “50 năm toàn quốc kháng chiến” (1946 - 1996) 23 Thư mục “50 năm ngày thương binh liệt sĩ” (1947 - 1997)

24. Thư mục “25 năm chiến thắng B52 của Hà Nội” (1972 - 1997) 25. Thư mục ngoại văn

Nhờ các thư mục này mà các đề tài khoa học và các công trình nghiên cứu của bạn đọc về Hà Nội được tiến hành thuận lợi, rút ngắn thời gian nghiên cứu hơn.

Những bản thư mục do thư viện biên soạn đều có lời dẫn giải cụ thể, nhờ đó mà bạn đọc có thể nắm được những nội dung có trong tài liệu, thậm chí những vấn đề, những chi tiết mà bạn đọc cần tìm còn được chỉ rõ ở phần nào, trang nào trong thư mục.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả khai thác bộ sưu tập di sản thư tịch thăng long hà nội (Trang 35 - 41)