Bồi dưỡng đào tạo cán bộ thư viện chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả khai thác bộ sưu tập di sản thư tịch thăng long hà nội (Trang 75 - 77)

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu hướng chuyên môn hóa của các lĩnh vực khoa học đã dẫn đến nội dung tài liệu trở nên vô cùng phong phú và rất chuyên sâu. Điều này đòi hỏi cán bộ thư viện phải có khả năng am hiểu kiến thức các lĩnh vực khoa học .Ngày nay, khái niệm “Cán bộ thư viện” cần phải được hiểu rộng hơn. Nói cách khác, cán bộ thư viện không chỉ là những người tốt nghiệp chuyên ngành thư viện mà họ còn phải là những người tốt nghiệp từ nhiều ngành khác nhau (Khoa học tự nhiên, Khoa học kỹ thuật tin học, ngoại ngữ…). Có như vậy, khả năng đảm bảo chất lượng và hiệu quả công việc chuyên môn hóa của cán bộ thư viện mới cao (Ví dụ: cán bộ bảo quản cần là những người tốt nghiệp các ngành vật lý, hóa học, môi trường…; cán bộ xử lý nội dung tài liệu có thể tốt nghiệp từ các ngành khoa học khác nhau). Cán bộ thư viện đóng vai trò quyết định trong mọi hoạt động của thư viện. Ngoài ra, việc phối hợp hoạt động, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện đòi hỏi thư viện phải có sự đồng bộ.

Trong xu thế phát triển của các thư viện hiện nay là chuyển dần từ hình thức thư viện truyền thống sang thư viện hiện đại, thư viện điện tử, người cán bộ với tư cách là một chủ thể đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của một cơ quan thông tin – thư viện, năng lực trình độ của cán bộ thư viện có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng hoạt động của thư viện.

Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ thư viện chuyên nghiệp là một giải pháp quan trọng không chỉ cho việc thu thập tài liệu mà còn cho nhiều công việc khác liên quan tới kho tư liệu, tới công tác thư viện.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của TVHN đã làm thay đổi căn bản mối quan hệ giữa cán bộ thư viện xử lý tài liệu, lưu trữ và bảo quản cũng như cán bộ thư viện với người dùng tin thông qua máy tính và công nghệ điện tử. Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo lại và đào tạo thường xuyên đội ngũ cán bộ Thư viện – Thông tin năng động, đa năng, kỹ năng sàng lọc, phân tích và bao gói thông tin ở trình độ cao đã trở thành đòi hỏi cấp bách, một nhiệm vụ quan trọng của TVHN. Vì vậy, TVHN cần phải có chiến lược đào tạo lâu dài, từng bước nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ thư viện, đặc biệt là về ngoại ngữ và tin học.

Cán bộ TVHN hiện nay hầu hết đều có trình độ cử nhân trở lên và đều hiểu biết ngoại ngữ. Đây là vốn quý của thư viện. Tuy nhiên, các yếu tố đó chưa đáp ứng được yêu cầu mà thời đại đặt ra, đặc biệt là đối với cán bộ địa chí, do đó mà cần phải nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ thư viện nói chung và cán bộ phòng địa chí nói riêng như:

- Về tinh thần trách nhiệm của cán bộ thư viện trong việc bảo quản vốn tài liệu địa chí, tài liệu về Di sản Thăng Long –Hà Nội.

- Vốn hiểu biết sâu sắc về địa phương, kinh tế, văn hóa, xã hội đặc biệt là truyền thống văn hóa địa phương, có như vậy mới có thể dự đoán được các nguồn tài liệu địa chí để sưu tầm, bổ sung đày đủ làm phong phú vốn tài liệu địa chí cũng như thỏa mãn nhu cầu tin địa chí. Cán bộ thư viện có hiểu biết về Hà Nội.

- Về khả năng trình độ nghiệp vụ cao. Về năng lực ứng dụng CNTT trong xử lý tài liệu địa chí. Đặc biệt là kỹ năng khai thác hệ thống các mạng trong nước và quốc tế...để sưu tầm bổ sung tài liệu địa chí.

- Về khả năng trình độ ngoại ngữ tốt, đặc biệt là Tiếng Pháp, Hán Nôm để có thể nghiên cứu tài liệu địa chí cổ vào thời Pháp thuộc. Thư viện phải tạo

mọi điều kiện để cho nhân viên thư viện học thêm chữ Hán - Nôm để phục vụ tốt cho công tác thu thập.

- Về năng lực sư phạm để có khả năng thuyết phục người có tài liệu địa chí liên kết, trao đổi với Thư viện cũng như khả năng tuyên truyền về nội dung hoạt động thông tin địa chí, vốn tài liệu với bạn đọc.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả khai thác bộ sưu tập di sản thư tịch thăng long hà nội (Trang 75 - 77)