Cần nâng cao hệ thống thông tin tín dụng: Hệ thống thông tin tín dụng là một bộ phận quan trọng trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại. Hệ thống thông tin tín dụng hình thành, phát triển là tất yếu khách quan phù hợp với tiến trình phát triển, đáp ứng đòi hỏi của hoạt động tiền tệ nói chung và hoạt động tín dụng
nói riêng trong nền kinh tế thị trường. Hệ thống thông tin này khắc phục hiện tượng thông tin không cân xứng, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm rủi ro trong hoạt động ngân hàng đồng thời cũng giúp cho Ngân hàng nhận biết được những khách hàng không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để mở rộng cho vay có hiệu quả. Hệ thống thông tin cũng giúp khách hàng tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng với chi phí thấp hơn vì không phải mất chi phí điều tra thông tin. Mặt khác, hoạt động của CIC cần được đầu tư hơn nữa vì ngân hàng cần thông tin phải rất nhanh chóng, đầy đủ. Để làm được điều này thì Ngân hàng Nhà nước cần phải bổ sung, củng cố cán bộ, áp dụng các công nghệ mới, tự động hoá đẩy mạnh thu thập thông tin đáp ứng kịp thời yêu cầu của các ngân hàng.
Kết luận
Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và đang từng bước hoàn thiện quá trình này. Xu hướng toàn cầu hoá đã mở ra nhiều cơ hội lẫn thách thức cho mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội trong đó có lĩnh vực ngân hàng – là một lĩnh vực đang rất phát triển trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không thể thiếu nguồn vốn vay từ hệ thống Ngân hàng thương mại. Đó là nhu cầu về vốn để các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh. Khi Việt nam chính thức gia nhập vao tổ chức WTO thì ngành phân phối là ngành rất tiềm năng để phát triển, tạo ra nhiều cơ hội mới nhưng bên cạnh đó còn nhiều vấn đề cần giải quyết để các doanh nghiệp phân phối của Việt nam có thể hội nhập, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Trong những năm gần đây, hoạt động mở rộng cho vay các doanh nghiệp ngành phân phối tại Chi nhánh đã được chú trọng nhưng tỷ trọng dư nợ vẫn còn thấp hơn so với các ngành khác. Hy vọng với những giải pháp và kiến nghị đã nêu sẽ giúp Chi nhánh giải quyết phần nào những tồn tại đó. Góp phần đẩy mạnh ngành phân phối phát triển mạnh trong thời kỳ hội nhập.
Tài liệu tham khảo
1- PGS – TS. Nguyễn Hữu Tài, Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê
2- PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Thống kê
3- PGS.TS. Lưu Thị Hương, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê 4- Tạp chí thời báo kinh tế
5- Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng 1627/2001/QĐ - NHNN
6- Quy trình tín dụng Ngân hàng TMCP Quân đội
7- Quyết định 493 và quyết định 18 bổ sung về phân loại nợ vầ trích lập dự phòng rủi ro
8- Website Ngân hàng TMCP Quân đội: www.militarybank.com.vn
9- Quyết định số 1515/NHQĐ- HS ngày 05/7/2007 về định hướng phát triển khách hàng trong lĩnh vực phân phối
10- Quyết định số 804/NHQĐ – HS ngày 24/3/2008 về việc đẩy mạnh phát triển khách hàng ngành phân phối trong giai đoạn hiện nay
Mục Lục
Lời mở đầu ... 1
Chương 1: Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại ... 3
1.1.Các vấn đề cơ bản của Ngân hàng thương mại ... 3
1.1.1. Khái niệm, các đặc điểm của Ngân hàng thương mại ... 3
1.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành ngân hàng ... 3
1.1.1.2. Khái niệm ngân hàng thương mại theo luật ... 6
1.1.1.3. Đặc điểm của ngân hàng thương mại ... 7
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại ... 10
1.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại ... 11
1.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại ... 11
1.2.2. Các phương thức cho vay của Ngân hàng thương mại ... 15
1.2.3. Mở rộng cho vay của Ngân hàng thương mại ... 18
1.2.3.1. Khái niệm mở rộng cho vay của Ngân hàng thương mại ... 18
1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay của NHTM ... 19
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng cho vay của NHTM ... 22
1.3.1. Các nhân tố khách quan ... 22
1.3.2. Các nhân tố chủ quan ... 24
Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay với các doanh nghiệp ngành phân phối tại ngân hàng Quân đội – Chi nhánh Hoàn Kiếm ... 28
2.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Quân Đội... 28
2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quân Đội ... 28
2.1.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng Quân Đội - Chi nhánh Hoàn Kiếm ... 30
2.2. Thực trạng các doanh nghiệp ngành phân phối trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay ... 33
2.2.1. Khái quát về các doanh nghiệp ngành phân phối ... 33
2.2.1.1. Đặc điểm chung về doanh nghiệp ngành phân phối ... 33
2.2.1.2. Đặc điểm về cách cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngành phân phối ... 34
2.2.2. Thực trạng các doanh nghiệp ngành phân phối trên địa bàn Thành phố Hà nội nói chung và các doanh nghiệp phân phối đang được MB tài trợ nói
riêng ... 37
2.3. Thực trạng mở rộng cho vay với các doanh nghiệp ở ngân hàng Quân đội – Chi nhánh Hoàn Kiếm ... 40
2.3.1. Quy trình cho vay với các doanh nghiệp tại Ngân hàng Quân đội nói chung... 40
2.3.2. Thực trạng mở rộng cho vay doanh nghiệp phân phối giai đoạn 2006 – 2008. ... 43
2.3.2.1. Tình hình cho vay doanh nghiệp ngành phân phối giai đoạn năm 2006 – tháng 8/2008 ... 46
2.3.2.2. Cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp ngành phân phối... 48
2.3.2.3. Tình hình nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp ngành phân phối ... 49
2.3.2.4. Thu lãi từ hoạt động cho vay doanh nghiệp ngành phân phối ... 50
2.3.3. Đánh giá thực trạng cho vay doanh nghiệp ngành phân phối tại Chi nhánh Hoàn Kiếm ... 51
2.3.3.1. Kết quả đạt được ... 51
2.3.3.2. Những hạn chế ... 52
2.3.3.3. Những nguyên nhân của hạn chế ... 52
Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay với các doanh nghiệp ngành phân phối tại Ngân hàng Quân đội chi nhánh Hoàn Kiếm ... 55
3.1. Định hướng phát triển ngành phân phối ... 55
3.2. Định hướng mở rộng cho vay doanh nghiệp ngành phân phối tại Ngân hàng Quân đội - Chi nhánh Hoàn kiếm ... 57
3.3. Giải pháp ... 57
3.3.1. Giải pháp làm tăng dư nợ doanh nghiệp phân phối tại Chi nhánh Hoàn kiếm. ... 58
3.3.2. Tăng cường bồi dưỡng nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. .. 60
3.3.4. Các giải pháp khác ... 61
3.4. Kiến nghị ... 63
3.4.1. Đối với cơ quan Nhà nước ... 63
3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước ... 63
Kết luận ... 65