Quy trình cho vay với các doanh nghiệp tại Ngân hàng Quân đội nó

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay các doanh nghiệp ngành phân phối tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh hoàn kiếm (Trang 40 - 43)

chung

Quy trình cho vay được ban hành nhằm xác định rõ các nội dung cơ bản cần tiến hành, các quy định cụ thể, trình tự tác nghiệp, sự phối hợp thực hiện các công việc để phục vụ cho việc đưa ra quyết định tín dụng của Ngân hàng Quân đội. Quy trình này hướng dẫn chi tiết các bước tác nghiệp thực hiện cho vay và quản lý vốn vay nhằm đảm bảo nguyên tắc an toàn đồng thời giúp cho quá trình cho vay diễn ra một cách thống nhất, khoa học, phòng ngừa và hạn chế rủi ro, không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.

Quy trình cho vay với doanh nghiệp nói chung ở ngân hàng Quân đội bao gồm các bước như sau:

* Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Bộ phận có chức năng thực hiện là phòng Tín dụng, cán bộ tín dụng phải tìm kiếm và tiếp thị khách hàng, nắm bắt được nhu cầu vay vốn, thoả mãn yêu cầu khách hàng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Các bên cung cấp hồ sơ có thể là; Khách hàng, các tổ chức Tổ dụng khác làm đầu mối, các nhà thu xếp tài chính, các đối tác đầu tư của ngân hàng Quân đội

* Bước 2: Thẩm định

Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng, thẩm định về năng lực hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và uy tín của khách hàng, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, thẩm định khoản vay và khả năng thẩm định.

* Bước 3: Trình duyệt hồ sơ vay vốn, bổ sung ý kiến các bộ phận liên quan trình lãnh đạo quyết định sau khi lãnh đạo nghe và phê duyệt, cán bộ tín dụng báo cáo hội đồng tư vấn tín dụng, hội đồng tín dụng nghe báo cáo và cho ý kiến kết luận của hội đồng tư vấn về việc cho vay hay không, các điều kiện bổ sung đối với khoản vay. Trong trường hợp mà cho vay vượt mức phán quyết của Chi nhánh các cấp, lãnh đạo (Giám đốc, Phó giám đốc) thì chi nhánh các cấp phải yêu cầu lập tờ trình xin phê duyệt vượt mức phán quyết trình Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị.

* Bước 4: Lập, đàm phán, ký kết hợp đồng

Bước này gồm có: Soạn thảo hợp đồng, đàm phán các điều kiện của hợp đồng, ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, làm thủ tục giao nhận giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo vốn vay. Mỗi tài sản có các giấy tờ sở hữu khác nhau, giao nhận phải chú ý đối chiếu với phần thẩm định phương án đảm bảo tiền vay để tránh nhận thiếu các giấy tờ cần thiết.

* Bước 5: Giải ngân vốn vay, giám sát sử dụng vốn vay

Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay... và hoàn tất các thủ tục tín dụng có liên quan, cán bộ tín dụng chuẩn bị giải ngân vốn vay theo yêu cầu của khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu rút vốn vay, cán bộ tín dụng phải hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ rút vốn vay, yêu cầu khách hàng xuất trình các chứng từ, tài liệu chứng minh mục đích rút vốn vay đúng quy định tại hợp đồng tín dụng đã ký kết.

Bước này gồm có kiểm tra sử dụng vốn vay, thực hiện kiểm tra để kịp thời phát hiện các hành vi sử dụng vốn vay sai mục đích, không đúng đối tượng cho vay đã cam kết để ngân hàng có các biện pháp xử lý thích hợp, có thể kiểm tra qua hồ sơ về chứng từ giải ngân, sổ sách kế toán, kiểm tra lại hiện trường. Theo dõi khoản vay, cán bộ tín dụng cần thường xuyên theo dõi dư nợ, khế ước, lãi suất, theo dõi tình hình khách hàng trong suốt thời gian vay vốn, theo dõi việc thực hiện hợp đồng tín dụng của khách hàng đồng thời xử lý các vấn đề phát sinh.

* Bước 7: Tất toán khế ước, thanh lý hợp đồng, lưu hồ sơ

Khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi, cán bộ tín dụng tiến hành phối hợp với các bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc và lãi, phí... để tất toán khế ước, khoản vay. Bước này gồm có; Giải toả các hợp đồng bảo đmả tiền vay, thanh lý hợp đồng tín dụng, nghiên cứu những phản ánh từ phía khách hàng, lưu hồ sơ tại các phòng, nghiệp vụ có liên quan.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay các doanh nghiệp ngành phân phối tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh hoàn kiếm (Trang 40 - 43)