Hoàn kiếm.
Như đã trình bày ở chương 1, mở rộng cho vay nhằm làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng, lợi nhuận tăng lên khi dư nợ tăng, dự phòng rủi ro giảm, vậy để mở rộng cho vay cần có những giải pháp để làm tăng dư nợ và giảm dự phòng hay hạn chế rủi ro trong cho vay với doanh nghiệp phân phối.
Trước hết Ngân hàng cần: Tiếp cận nhiều hơn đến các doanh nghiệp phân phối. Doanh Nghiệp phân phối trên địa bàn Hà Nội phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đây cũng là phân đoạn thị trường mà nhiều ngân hàng cổ phần ở Hà Nội đang theo đuổi, vì vậy ngân hàng cần có những phương pháp cụ thể để hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp phân phối. Trước sự cạnh tranh rất gay gắt giữa các ngân hàng hiện nay thì ngân hàng cần phải tìm đến khách hàng, cần chủ động tìm kiếm những doanh nghiệp phân phối đang hoạt động có hiệu quả, có uy tín trên thị trường thông qua các phương tiện thông tin, qua các Hiệp Hội, qua hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời Ngân hàng cũng cần nắm bắt được nhu cầu của khách hàng để thiết lập chính sách ưu đãi cụ thể đối với các đối tượng ưu tiên.
Thực tế cho thấy rằng, khi các ngân hàng thương mại đã hiện đại hoá công nghệ, sản phẩm cung ứng cho khách hàng có ưu đãi gần như ngang nhau thì ngân hàng nào trực tiếp nắm bắt nhu cầu hay nói cách khác là càng đi sâu sát vào thực tế càng có nhiều cơ hội có thêm khách hàng tiềm năng. Khi đã nhắm mục tiêu năm 2008 – 2009 là hướng vào các doanh nghiệp ngành phân phối, ngân hàng cần tổ chức các buổi hội thảo, toạ đàm với doanh nghiệp ngành phân phối để có thể giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp về vốn vay, hình thức thanh toán, tìm hiểu những nhu cầu, vướng mắc, giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp, qua đó có thể có những giải pháp kịp thời giúp đỡ doanh nghiệp. Hoạt động này là rất cần thiết, không chỉ giúp ngân hàng sâu sát về đối tượng khách hàng của mình mà còn giúp quảng bá hình ảnh ngân hàng, đồng thời giới thiệu các dịch vụ thế mạnh của ngân hàng. Có như vậy doanh nghiệp phân phối mới tìm nhiều đến chi nhánh.
Thứ hai: Ngân hàng cần tăng cường các biện pháp huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn của khách hàng. Có thể thông qua: Tăng lãi suất tiền gửi để thu hút nguồn vốn huy động tiết kiệm từ cư dân đây là cách chủ yếu mà lâu nay các NHTM thường sử dụng. Giải pháp này tác động nhanh nhưng có giới hạn, bởi việc tăng lãi suất huy động đồng nghĩa với tăng chi phí đầu vào, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Mặt khác, do kỳ hạn huy động dài hạn đòi hỏi các NHTM phải tính toán cân nhắc kỹ, bởi kỳ hạn huy động dài đồng nghĩa với rủi ro lớn do lãi suất luôn biến động. Đặc biệt với cơ chế lãi suất “thoáng” như hiện nay càng đòi hỏi sự năng động, linh hoạt của ngân hàng trong quá trình khai thác, tìm kiếm nguồn vốn để cho vay. Những biện pháp mà chi nhánh có thể thực hiện như:
+ Cải thiện dịch vụ ngân hàng, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn nhằm tạo nhiều cơ hội cho khách hàng lựa chọn hình thức phù hợp với điều kiện thu nhập, nhu cầu tiết kiệm của khách hàng.
Một hạn chế việc huy động vốn ở ngân hàng Quân Đội là sự thiếu đa dạng về sản phẩm dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng khá đơn điệu trong khi những ngân hàng cổ phần khác như ACB, Sacombank rất mạnh về công nghệ ngân hàng hiện đại như home banking, phone banking, thị phần của những ngân hàng này đang ngày càng tăng lên nhờ những dịch vụ hiện đại mà họ cung cấp. Thực tế cho thấy số lượng thẻ ATM của ngân hàng Quân Đội ở Hà Nội là rất hạn chế mà lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư luôn là nguồn dồi dào để ngân hàng huy động, mở rộng cho vay.
+ Mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh : Hoàn Kiếm là chi nhánh cấp 1 có dư nợ lớn nhất toàn hệ thống ngân hàng Quân Đội và cũng là chi nhánh hoạt động tín dụng có hiệu quả nhất và cũng là nơi đào tạo những cán bộ nguồn cho ngân hàng.