tổ chức, doanh nghiệp.
+ Lãnh đạo doanh nghiệp: Quản lý chất lƣợng là một hoạt động chức năng chính của doanh nghiệp, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy khi đƣa một mô hình quản lý chất lƣợng nào vào trong doanh nghiệp cũng đƣợc lãnh đạo doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Khi doanh nghiệp thực hiện quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 thì cam kết của lãnh đạo đối với việc thực hiện chính sách chất lƣợng và việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng là điều kiện tiên quyết với sự thành công trong việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý ISO 9001:2008.
- Trình độ công nghệ thiết bị
Trình độ công nghệ thiết bị không đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc áp dụng ISO 9001:2008 tuy nhiên nó cũng ảnh hƣởng khá lớn đến quản lý chất lƣợng theo ISO của doanh nghiệp. Tất nhiên đối với các doanh nghiệp mà trình độ công nghệ thiết bị hiện đại hơn thì việc áp dụng ISO 9001:2008 sẽ đƣợc hoàn tất một cách nhanh chóng và đơn giản hơn. Các khâu lập kế hoạch, tài liệu hóa các kế hoạch sẽ đƣợc làm một cách nhanh chóng thông qua hệ thống máy tính và mạng thay vì thủ công nhƣ trƣớc kia.
Thêm nữa ở khâu triển khai tổ chức, nhờ công nghệ hiện đại, các thành viên có thể dễ dàng phối hợp đƣợc với nhau để hoàn thành mục tiêu chất lƣợng chung của tổ chức. Việc tổ chức lãnh đạo, kiểm tra qua các bộ phận cũng đƣợc tiến hành thƣờng xuyên hƣơn, chi phí quản lý sẽ giảm đáng kể.
- Quy mô của doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì khối lƣợng công việc phải thực hiện trong quá trình áp dụng càng nhiều.
1.2.4. Lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 9001:2008
Hệ thống quản lý chất lƣợng đƣợc xác định trong TCVN ISO 9001:2008 là “Hệ thống quản lý để định hướng và kiểm soát một tổ chức về các vấn đề có liên quan đến chất
15
lượng”. Định nghĩa này ngụ ý rằng tổ chức phải đề ra đƣợc các phƣơng hƣớng và mong muốn cụ thể, cung cấp một cơ cấu quản lý với trách nhiệm và quyền hạn xác định, với đủ nguồn lực để tiến hành cung cấp dịch vụ với nguyên tắc “chất lƣợng sẽ làm hài lòng khách hàng”. Áp lực của việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ thỏa mãn nhƣ cầu khách hàng, đồng thời mong muốn tránh đƣợc các rủi ro sai lỗi không đáng có đòi hỏi quá trình tạo sản phẩm/dịch vụ cần áp dụng một hệ thống quản lý chất lƣợng một cách đẩy đủ và nghiêm túc. Việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lƣợng theo TCVN ISO 9001:2008 sẽ mang tới nhiều lợi ích cho tổ chức. Qua hơn 20 năm triển khai hoạt động này tại Việt Nam và kinh nghiệm áp dụng của các nƣớc trên thế giới, ... có thể nhận thấy một số lợi ích đem lại khi triển khai xây dựng và áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 nhƣ sau:
1.2.4.1. Hiệu quả chung
- Đem lại một cách tiếp cận hệ thống đối với tất cả các quá trình từ thiết kế, triển khai, triển khai cho đến giai đoạn cuối cùng của quá trình tạo sản phẩm/dịch vụ;
- Phòng ngừa các sai lỗi ngay từ đầu thay vì trông cậy vào các biện pháp kiểm tra, xem xét của các bên liên quan;
- Xây dựng đƣợc các quy trình giải quyết công việc một cách khoa học; từng bƣớc cải tiến phƣơng pháp làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho từng thành viên, từng phòng, ban thực hiện công việc kịp thời, hiệu quả; đơn giản hoá quy trình và rút ngắn thời gian giải quyết công việc;
- Các cơ quan, đơn vị có ý thức hơn trong việc tổ chức thu thập, sắp xếp, lƣu trữ các loại tài liệu, văn bản làm căn cứ thực hiện công việc theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc phân công; để tham chiếu khi cần; hồ sơ tài liệu đƣợc sắp xếp ngăn nắp và có hệ thống theo từng lĩnh vực công việc;
- Cung cấp bằng chứng khách quan rằng các yêu cầu quy định đối với chất lƣợng đã đƣợc đáp ứng.
1.2.4.2. Về phía Lãnh đạo Tổ chức xây dựng và áp dụng HTQLCL
- Lãnh đạo tổ chức điều hành công việc nội bộ trôi chảy và có hiệu quả hơn nhờ thiết lập cơ chế giải quyết công việc rành mạch và thống nhất, xác định rõ trách nhiệm của lãnh đạo và các thành viên trong quy trình xử lý công việc;
16
- Lãnh đạo tổ chức kiểm soát đƣợc toàn bộ quá trình xử lý công việc tại cơ quan, đơn vị để có chỉ đạo kịp thời; nắm rõ công việc ai đang làm và có đúng tiến độ hay không; hạn chế đƣợc cách thức giải quyết công việc tuỳ tiện theo chủ quan của nhân viên;
- Lãnh đạo không sa vào công tác sự vụ, ủy thác trách nhiệm nhiều hơn cho cấp thuộc quyền và có nhiều thời gian để đầu tƣ cho công tác hoạch định phát triển tổ chức;
- Hệ thống văn bản các quy trình công việc đƣợc kiện toàn tạo cơ hội xác định rõ ngƣời rõ việc, nâng cao hiệu suất thực hiện công việc; đồng thời có đƣợc cơ sở tài liệu để Lãnh đạo thực hiện hoạt động đào tạo và tuyển dụng nhân viên mới;
- Lãnh đạo tổ chức có thể đánh giá đƣợc mức độ hoàn thành công việc của nhân viên từ đó làm căn cứ cho công tác lƣơng, thƣởng, đãi ngộ, bổ nhiệm đƣợc thực hiện công bằng, khách quan hơn.
1.2.4.3. Về phía nhân viên
- Đƣợc đào tạo, tập huấn nâng cao về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, đƣợc làm việc trong môi trƣờng ngày càng tốt hơn;
- Đƣợc phân công rõ ràng trách nhiệm trong quá trình thực hiện công việc tại cơ quan, đơn vị;
- Đƣợc đánh giá năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm khách quan hơn;