3. Hoàn thành kiểm toánvà công bố báo cáo kiểm toán
3.2. Lập báo cáo kiểm toán
Sau khi hoàn thành giai đoạn thực hiện kiểm toán, và có sự đánh giá tổng hợp các kết quả của các khoản mục kiểm toán viên phải lập Báo cáo kiểm toán ngay sau đó.
Báo cáo kiểm toán, theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 có nêu: "là loại báo cáo bằng văn bản do kiểm toán viên và công ty kiểm toán độc lâp và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về báo cáo tài chính của một đơn vị đã được kiểm toán".
Căn cứ để lập báo cáo kiểm toán
Để báo cáo kiểm toán đem lại các thông tin đáng tin cậy cho những người quan tâm nó phải được lập dựa trên những căn cứ chặt chẽ đáng tin cậy.
Thứ nhất: Đó là kết quả phân tích đánh giá của quá trình thực hiện kiểm toán. Các kết luận từ việc áp dụng phương pháp phân tích đánh giá sẽ củng cố cho kết luận đã hình thành trong khi kiểm tra từng yếu tố riêng biệt của các thông tin tài chính, giúp kiểm toán viên đi tới một kết luận tổng quát về tính trung thực, hợp lý của các thông tin tài chính.
Thứ hai: Căn cứ vào bằng chứng kiểm toán để lập báo cáo kiểm toán. Chất lượng của báo cáo kiểm toán phụ thuộc vào chất lượng của bằng chứng kiểm toán. Bởi vì chất lượng của cuộc kiểm toán phụ thuộc vào việc giải trình có sức thuyết
phục về kết quả hoạt động của đoàn kiểm toán đối với các sự kiện được phân tích, đánh giá theo giác độ kiểm toán trên cơ sở những chuẩn mực kiểm toán.
Thứ ba: Căn cứ vào chuẩn mực kiểm toán để thực hiện kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải luôn tuân thủ các chuẩn mực này để nâng cao độ tin cậy của báo cáo kiểm toán.