Thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu Luận văn Quy trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tài chính kế toán thực hiện (Trang 27 - 31)

Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực có kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy.

Sơ đồ 4: Trình tự áp dụng các thủ tục kiểm toán

Qua bước lập kế hoạch, kiểm toán viên đã đánh giá khái quát được hệ thống kiểm soát nội bộ. Qua đó vạch ra được mức rủi ro kiểm soát. Dựa vào mức rủi ro kiểm soát này kiểm toán viên sẽ đưa ra cho mình các thử nghiệm cần thiết:

- Nếu rủi ro kiểm soát chấp nhận thì các thử nghiệm kiểm soát sẽ được áp dụng nhiều hơn sau đó mới tiến hành các thử nghiệm cơ bản.

- Nếu rủi ro kiểm soát cao hơn thì áp dụng luôn các thử nghiệm cơ bản.

2.1. Thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát bao gồm 2 loại: - Trắc nghiệm đạt yêu cầu

- Trắc nghiệm độ vững trãi (vững chắc)

Hai loại trắc nghiệm được tiến hành song song do hai người tiến hành độc lập.

Trắc nghiệm đạt yêu cầu: nhằm mục đích đánh giá hệ thống kế toán và quản lý tài chính, đánh giá hiệu quả của loại hình kiểm soát nội bộ. Trắc nghiệm đạt yêu cầu cần tiến hành theo hai trường hợp:

Nếu có dấu vết kiểm toán viên sử dụng hai phương pháp:

- Kiểm tra tài liệu: Phương pháp này được thực hiện khi thủ tục kiểm soát để lại dấu vết rõ ràng trên tài liệu (chữ ký xét duyệt, hoá đơn lưu và các tài liệu khác trên văn bản như: chữ ký tắt, đánh dấu riêng của kiểm toán viên nội bộ).

- Làm lại: Phương pháp này được thực hiện khi chúng để lại dấu vết nhưng gián tiếp trên tài liệu.

Nếu không có dấu vết kiểm toán viên sử dụng hai phương pháp:

- Phỏng vấn nhân viên: ví dụ hỏi nhân viên đơn vị về hoạt động kiểm soát của quản đốc về giờ giấc làm việc. Trường hợp này tin cậy của bằng chứng không cao.

- Quan sát các hoạt động kiểm soát nội bộ: ví dụ trực tiếp quan sát phân quyền trong tổ chức chế độ uỷ quyền trong công việc. Trường hợp này tin cậy của bằng chứng cao hơn do kiểm toán viên khai thác và phát hiện.

Trắc nghiệm độ vững chắc nhằm mục đích khảo sát các sai số, sai qui tắc về tiền có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của số dư trên Báo cáo tài chính và những sai số tiền tệ này là một dấu hiệu rõ ràng của các sai phạm đối với các tài khoản và khoản mục trên báo cáo tài chính. Trắc nghiệm độ vững chắc quan tâm đến độ tin cậy của các con số, thông tin có ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính.

2.2. Thử nghiệm cơ bản

Thủ tục hành chính

Đây là một trong những kỹ thuật quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm toán viên sử dụng phương pháp này ngay từ giai đoạn lập kế hoạch, để xác định những trọng yếu cần tập trung, hay trong quá trình kiểm toán hoặc khi cuộc kiểm toán sắp chuyển sang giai đoạn lập Báo cáo kiểm toán, để kiểm tra lại một lần nữa các số liệu, tài liệu trong Báo cáo tài chính.

Thể thức so sánh

- So sánh số liệu kỳ này với kỳ trước; - So sánh số liệu hiện thực với kế hoạch;

- So sánh số liệu của đơn vị cùng mặt bằng, ngành hàng;

Nếu trong quá trình so sánh, phân tích kiểm toán viên phát hiện thấy sự khác nhau về vấn đề quan trọng thì phải điều tra làm rõ nguyên nhân của sự khác nhau đó bằng phương pháp bổ sung khác.

Các thể thức phân tích của kiểm toán viên đó là quá trình đánh giá các thông số tài chính được thực hiện qua một cuộc nghiên cứu các mối quan hệ đáng tin cậy giữa số liệu có tính tài chính và không có tính tài chính, gồm cả những quá trình so sánh các số tiền ghi sổ với những ước tính của kiểm toán viên. Các thể thức phân tích có thể thực hiện ba lần vào bất cứ lúc nào trong quá trình kiểm toán.

Kiểm tra chi tiết số dư nghiệp vụ

Trong bước này kiểm toán viên tiến hành qua việc đối chiếu số dư cuối kỳ trên sổ cái tổng hợp, của các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán lẫn các tài khoản trên Báo cáo kết quả kinh doanh, nhưng sự nhấn mạnh chủ yếu trong hầu hết các số nghiệp vụ là trên Bảng cân đối kế toán. Ví dụ gồm quá trình liên lạc trực tiếp thông qua thư xác nhận bằng văn bản với khách hàng về các khoản phải thu, quá trình kiểm tra vật chất hàng tồn kho, quá trình kiểm tra báo cáo của người bán về các khoản phải trả. Những công việc này là cần thiết đối với việc điều hành cuộc kiểm toán vì phần lớn các bằng chứng thu thập từ nguồn độc lập với công ty khách hàng do đó sẽ được xem là có chất lượng cao.

Như vậy, thực hiện kiểm toán chính là quá trình sử dụng các phương pháp kiểm toán để thực hiện các nội dung của kế hoạch kiểm toán đã được

xây dựng và phê duyệt ở các giai đoạn lập kế hoạch, nhằm thu thập các bằng chứng để chuẩn bị cơ sở cho những ý kiến nhận xét, đánh giá, kiến nghị của kiểm toán viên về các Báo cáo tài chính và các vấn đề liên quan đến tài chính được kiểm toán ở giai đoạn lập Báo cáo kiểm toán.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cần thực hiện tốt một số nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Kiểm toán viên phải tuyệt đối tuân thủ quy trình kiểm toán đã được xây dựng. Trong mọi trường hợp, kiểm toán viên được tự ý thay đổi quy trình.

Thứ hai: Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thường xuyên ghi chép những phát hiện, những nhận định về các nghiệp vụ, các con số, các sự kiện… nhằm tích luỹ bằng chứng, nhận định cho những kết luận kiểm toán và loại trừ những ấn tượng, nhận xét ban đầu không chính xác về nghiệp vụ, các sự kiện thuộc đối tượng kiểm toán.

Thứ ba: Định kỳ phải tổng hợp kết quả kiểm toán, báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch đề ra để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm hoàn thành kế hoạch kiểm toán theo đúng yêu cầu về tiến độ và chất lượng kiểm toán.

Một phần của tài liệu Luận văn Quy trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tài chính kế toán thực hiện (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w