a) Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành.
Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm đợc chia thành 3 loại:
1 - Giá thành kế hoạch: Đợc tiến hành trứơc khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
2 - Giá thành định mức: Cũng đợc thực hiện trớc khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thớc đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật t, lao động trong sản xuất, giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
3 - Giá thành sản xuất thực tế: Tính toán đợc sau khi thực hiện quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và đợc tính toán cho cả chỉ tiêu tổng gía thành và giá thành đơn vị. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế – kỹ thuật – tổ chức và công nghệ.. để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm , là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nớc cũng nh các đối tác liên doanh, liên kết.
b- Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán chi phí.
Theo cách phân loại này cần phân biệt các loại giá thành sau:
1 - Giá thành sản xuất toàn bộ: Bao gồm toàn bộ các chi phí cố định và chi phí biến đổi thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
2 - Giá thành sản xuất theo biến phí: Bao gồm các biến phí sản xuất kể cả biến phí trực tiếp và biến phí gián tiếp.
3 - Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý chi phí cố định.