7. Cấu tru ́c của luận văn
3.3.3 Đội ngũ cộng tác viên là các chuyên gia, nhà nghiên cứu
Để các tờ báo hoạt động hiệu quả thì không thể chỉ dựa vào sự viết bài của lực lượng phóng viên trong tòa soạn mà còn cần có đội ngũ cộng tác viên. Đội ngũ cộng tác viên có thể là “vãng lai” thi thoảng viết bài nhưng cũng có thể là đội ngũ cộng tác viên “ruột” của tờ báo. Họ là những người có năng khiếu và thường xuyên viết bài cho một hoặc một số cơ quan báo chí, được tòa soạn công nhận và hưởng một số quyền lợi nhất định do tờ báo quy định. Mặc dù là lực lượng không thuộc biên chế được cấp thẻ nhà báo, tuy nhiên lực lượng cộng tác viên đôi khi lại làm nên sự khác biệt về hiệu quả thông tin của tờ báo.
Cũng giống như các lĩnh vực khác, các báo khi thông tin về lĩnh vực GDĐH cũng rất cần có lực lượng cộng tác viên. Tuy nhiên, cộng tác viên viết về đổi mới GDĐH có những điểm khác so với một số lĩnh vực. Đó là do đặc điểm GDĐH là lĩnh vưc nhạy cảm, cần có sự thông hiểu nhất định mới viết bài sâu sắc được. Vì vậy, đội ngũ cộng tác viên các báo xây dựng ngoài những tiêu chuẩn như thông thường cần có các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà giáo viết về đổi mới GDĐH. Xét về tính thể loại kết cấu bài báo có thể đội ngũ cộng tác viên này viết bài không thật sự xuất sắc. Tuy nhiên, tính về mức độ nhìn nhận, phân tích, đánh giá cũng như phản biện chính sách về đổi mới GDĐH thì các nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý lại là lực lượng đáng tin cậy để viết các thông tin trên báo chí. Theo nhà báo Nguyễn Ngọc
Nam, Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại “Tiếng nói phản biện từ các
chuyên gia cũng cần đa dạng, không nên tập trung vào một ai đó mà có thành kiến với GDĐH. Thực tế so với phát triển kinh tế xã hội thì GDĐH cũng đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Các báo cũng cần sâu sắc hơn, thêm tiếng nói phản biện đa chiều”.
Thực tế các báo được khảo sát cho thấy có nhiều bài viết chuyên sâu hiệu quả của các nhà giáo, nhà khoa học đã được đăng. Việc các báo sử dụng thể loại phỏng vấn nhiều cũng đạt những hiệu quả nhất định. Vì những người trả lời phỏng vấn cũng là những chuyên gia thường xuyên trả lời tờ báo giúp phân tích, làm rõ nhiều vấn đề trong đổi mới GDĐH.
Để có được đội ngũ cộng tác viên là các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà giáo các báo cần xây dựng chế độ nhuận bút hợp lý. Có chế đội đãi ngộ cũng như thường xuyên đặt bài, phỏng vấn ý kiến tạo sự thân thiết giữa tòa soạn báo, phóng viên với đội ngũ cộng tác viên là chuyên gia, nhà giáo. Mặt khác, không phải chuyên gia, nhà quản lý, nhà giáo nào giỏi về chuyên môn GDĐH, cũng có thể viết bài tốt. Vì vậy, cần xác định được thế mạnh của mỗi cộng tác viên để có thể đặt bài, phỏng vấn, hỏi ý kiến… sao cho phù hợp với năng lực, sở trường của các cộng tác viên. Tạo niềm tin về độ xác thực thông tin không chỉ với bạn đọc mà ngay với chính các cộng tác viên là chuyên gia, nhà quản lý, nhà giáo thường xuyên cộng tác thông tin với báo. Không nhất thiết đặt bài là cộng tác viên phải độc lập triển khai đề tài. Thực tế có thể kết hợp thế mạnh của các cộng tác viên về mức độ hiểu sâu về lĩnh vực GDĐH với thế mạnh của phóng viên trong thao tác nghiệp vụ viết bài để tạo nên những tác phẩm báo chí hoàn chỉnh, xác thực, hấp dẫn, có tác động đến dư luận xã hội cũng như cơ chế chính sách và cách điều hành, quản lý của các cơ quan quản lý GD ĐH.