7. Cấu tru ́c của luận văn
2.1.3 Nâng cao chất lượng đào tạo
Đối với GD và ĐT nói chung, GDĐH nói riêng, chất lượng đào tạo luôn là thước đo để đánh giá công tác quản lý điều hành cũng như đổi mới thi tuyển sinh, xây dựng đội ngũ và các hoạt động khác. Hằng năm, quy mô đào tạo của các trường ĐH, CĐ trên cả nước khoảng hơn 2,1 triệu sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh; trong đó có hàng trăm nghìn sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh tốt nghiệp ra trường, đóng góp đáng kể nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội đất nước. Những sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh tốt nghiệp ra trường nếu đáp ứng tốt nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế- xã hội đất nước được coi như là sự thành công của GDĐH. Ngược lại, sản phẩm đào tạo ra không đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động thì đó là sự yếu kém trong đào tạo nguồn nhân lực. Vì vậy, nâng cao chất lượng đào đào gắn với nhu cầu thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu công cuộc CNH, HĐH đất nước trong thời kỳ hội nhập được coi là thước đo cho sự thành bại của mỗi cơ sở GDĐH. Cơ sở GDĐH nào có nguồn nhân lực đào tạo ra sớm khẳng định được mình sẽ có uy tín trong xã hội. Sản phẩm đào tạo của cơ sở GDĐH nào ra trường không đáp ứng được yêu cầu sẽ bị đào thải thì uy tín của cơ sở
đào tạo sẽ xuống thấp; nguy cơ không có người học và “phá sản” của nhà trường là rất rõ ràng.
Hiện nay, GDĐH nước ta đang thực hiện mục tiêu tập trung đào tạo nhân lực trình đô ̣ cao , bồi dưỡng nhân tài , phát triển phẩm chất và năng lực tự ho ̣c, tự đổi mới tri thức , sáng tạo của người học . Cần có ma ̣ng lưới các cơ sở GD ĐH , cơ cấu ngành nghề và tr ình độ đào tạo phù hợp với quy hoa ̣ch phát triển nhân lực quốc gia ; phát triển một số trường ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phong phú về công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề , đặc biệt là nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó đòi hỏi đổi mới nội dung GDĐH theo hướng cơ bản , tích hợp các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng và hiểu biết xã hội , tiếp cận thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới, nhất là trong các ngành kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ, y tế; đáp ứng yêu cầu nhân lực trong điều kiện thế giới việc làm thay đổi nhanh chóng.
Với những yêu cầu đổi mới cũng như thực tiễn quá trình triển khai nâng cao chất lượng đào tạo đã trở thành những đề tài hấp dẫn để các báo thông tin. Báo Nhân Dân có một số bài viết đề cập, phân tích đến vấn dể nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo. Trong đó, có 3 bài viết chuyên đề cập đến đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo chiếm tỷ lệ 9,67% so với tổng số bài. Ngoài ra còn có 4 bài có nội dung xen kẽ nâng cao chất lượng đào tạo với nội dung khác.
Báo Tiền phong có 8 bài nói về nâng cao chất lượng đào tạo trong tổng số 102 bài, chiếm tỷ lệ 7,84%. Ngoài ra, có 7 bài xen kẽ nội dung nâng cao chất lượng đào tạo.
Báo Giáo dục & Thời đại có 14 bài viết về nâng cao chất lượng đào tạo, trong tổng số 165 bài, chiếm tỷ lệ 8,48%. Ngoài ra còn có 7 bài viết xen kẽ nội dung đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo với các nội dung khác.
Đối với Báo Nhân Dân các bài viết thường đi sâu vào phân tích trực tiếp những vấn đề nóng về chất lượng đào tạo trọng hệ thống GDĐH Việt
nam hiện nay. Điển hình như bài viết: “Đào tạo nhân lực chưa bám sát nhu
cầu đời sống kinh tế- xã hội” của tác giả Xuân Kỳ đăng ngày 29-4-2014, thì
vấn đề nóng, có tính phản biện, thu hút sự chú ý quan tâm của dư lận xã hội
đã được đưa ra ngay từ đầu. Đó là: “Gần đây, những vấn đề như xác định mô
hình GDĐH, phân luồng, đào tạo nguồn nhân lực đang trở nên "nóng", thu hút sự chú ý của các nhà quản lý, nhà khoa học. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, dư luận đang hết sức băn khoăn việc có tới 72 nghìn cử nhân, thạc sĩ
thất nghiệp, gây lãng phí lớn cho xã hội”. Để phân tích kỹ vấn đề thực trạng
chất lượng đào tạo hiện nay còn nhiều bất cập, hạn chế dẫn đến nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội đất nước, tác giả đã
chỉ ra hàng loạt các nguyên nhân như “Cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam
nói chung, đào tạo nhân lực nói riêng đã được xác định từ nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, hiện nay, cơ cấu hệ thống giáo dục có nhiều điểm chưa phù
hợp thực tiễn”.Không chỉ đưa ra những nhận định chung, bài báo còn có cả
những ý kiến các chuyên gia để phân tích bình luận vấn đề từ thực tiễn “Dẫn
chứng từ thực tiễn, GS Trần Phương (Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) cho rằng, nền giáo dục nước ta hiện nay không song hành với nền kinh tế. Bởi nền kinh tế đòi hỏi nhân lực, con người nào thì phải đào tạo ra con người đó. Nhưng thực tế ở Việt Nam hiện nay đang bắt
người học học quá dư thừa kiến thức, thời gian”. Từ những phân tích cụ thể
lẫn ý kiến các chuyên gia để đưa ra được giải pháp tháo gỡ cho vấn đề đươc nêu ra đó là làm thế nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Các giải pháp có thể là từ vĩ mô đến vi mô; từ Bộ GD và ĐT đến các trường và những người liên quan đến chất lượng sản phẩm đào tạo. Về cách làm cần quy hoạch lại nhiệm vụ cho các trường ĐH theo hướng: nghiên cứu và nghề nghiệp, ứng dụng và tiếp tục
điều chỉnh cơ cấu phân luồng người học căn cứ dịch chuyển cơ cấu kinh tế cả ở tầm quốc gia lẫn tầm địa phương...
Không chỉ đi vào vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo một cách chung chung, Báo Nhân Dân còn có những bài viết chi tiết, cụ thể phân tích cặn kẽ nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong việc nâng cao chất lương đào tạo, tạo nên những thông tin phản biện tốt, góp phần giúp cơ quan quản lý
cũng như dư luận xã hội hiểu thêm về GDĐH. Trong bài viết “Nhốn nhào
đào tạo ĐH không chính quy”, kỳ 1 đăng ngày 22-10-2014 của tác giả Xuân
Kỳ có tít bài “Loạn tuyển sinh đào tạo” không đi vào những vấn đề chung
chung mà đi cụ thể vào một lĩnh vực trong đào tạo là đào tạo không chính quy. Vấn đề được đặt ra là sản phẩm đào tạo không chính quy không bảo đảm chất lượng khiến hàng chục nghìn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, không có việc làm. Cắt nghĩa nguyên nhân tình trạng trên, bài báo đã chỉ ra hàng loạt những yếu kém cụ thể từ công tác quản lý đào tạo chưa theo kịp thực tiễn. Mặc dù, Bộ GD và ĐT cũng đã có hệ thống các văn bản quản lý vấn đề. Tuy nhiên, công tác điều hành không theo kịp đã dẫn đến tình trạng quy định có nhưng
chỉ để đấy mà hiệu quả thực thi không cao. Bài báo nêu quan điểm: "Để bảo
đảm chất lượng đào tạo, năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Thông tư 57 quy định tổng chỉ tiêu tuyển sinh vừa làm vừa học, liên thông đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, văn bằng hai đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học được xác định không quá 50% tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy. Tuy nhiên, chỉ tiêu không chính quy của các trường ĐH hằng năm thường không
được công khai, cho nên khó có thể xác định có sai phạm hay không”. Thông
qua vấn đề nêu trên để thấy rõ dù là văn bản pháp quy về đào tạo không chính quy nhưng thông tư của bộ vẫn còn đang có kẽ hở để một số trường lách qua tuyển sinh, đào tạo không bảo đảm chất lượng dẫn đến tình trạng chất lượng sản phẩm đào tạo ra không đáp ứng được nhu cầu xã hội; số lượng thất nghiệp còn diễn ra phổ biến.
Một nguyên nhân khác trong việc sản phẩm đào tạo ra không đáp ứng được nhu cầu thị trường được Báo Nhân Dân đưa ra phân tích trên bài viết
“Trách nhiệm với sản phẩm đào tạo”, tác giả Giang Sơn, đăng ngày 8-12-
2014. Đó là: “Việc xây dựng chỉ tiêu đào tạo chủ yếu chỉ dựa vào năng lực
của các trường về đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất. Từ đó dẫn đến tình trạng, các cơ sở đào tạo "mạnh ai, nấy chạy" mà không dựa trên Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020; không dựa trên những dự báo nhu cầu nguồn nhân lực của từng ngành, lĩnh vực và địa
phương”. Từ việc chỉ ra rõ nguyên nhân, tác giả Giang Sơn đã đề xuất giải
pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước và trách nhiệm với chất lượng
sản phẩm đào tạo ra của cơ sở giáo dục ĐH, CĐ là: “Trường ĐH, CĐ phải
thật sự "thoát" được tâm lý bằng mọi giá tăng số lượng sinh viên, học viên mà không chú trọng nâng cao chất lượng. Cơ sở đào tạo cần xác định giải pháp có tính đột phá là đưa doanh nghiệp trở thành một trong những chủ thể tham gia đào tạo”.
Ngoài ra, còn có một số bài đăng trên báo Nhân Dân chung quanh vấn
đề bảo đảm chất lương đào tạo như: “Chung quanh việc dừng 207 ngành đào
tạo: Coi trọng trình độ cán bộ giảng dạy”, tác giả Mạnh Xuân, đăng ngày 12-
2-2014; “Chung quanh việc 62 ngành được tuyển sinh trở lại: Cần một cách
làm bài bản hơn” của tác giả Mạnh Xuân, đăng ngày 6-3-2014; “Phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao” của tác giả Giang Sơn đăng ngày 22-7-
2014…
Báo Tiền Phong cũng có những bài viết phân tích rõ, quan điểm từ lý luận đến thực tiễn đối với vấn đề đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao về trình độ nhân lực trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Nội dung về đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo của Báo Tiền Phong so với vấn đề đổi mới thi tuyển sinh là khá ít. Tuy nhiên, số lượng bài viết cũng đủ để phân tích, bình luận đưa ra kiến nghị giải pháp ở nhiều góc độ. Bài
viết “Dừng tuyển sinh 207 ngành: Phải truy trách nhiệm ngược” của tác giả Quý Hiên đăng ngày 10-2-2014 nêu vấn đề dừng tuyển sinh 207 ngành của Bộ GD và ĐT được dư luận xã hội cũng như các chuyên gia giáo dục hoan nghênh. Tuy nhiên, dưới góc độ phản biện xã hội, tác giả đã nêu lên vấn đề tìm ra trách nhiệm thật của việc 207 ngành bị dừng do không bảo đảm chất lượng đào tạo. Tác giả Quý Hiên đã dân lời chuyên gia GS Trần Xuân Nhĩ,
Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập phân tích: “Những
ngành được thông báo dừng tuyển sinh cũng đều được Bộ cho mở ngành và cho tuyển sinh. Bây giờ Bộ nói các ngành đó điều kiện không đảm bảo chất lượng nên phải dừng tuyển sinh, vậy với những sinh viên đã vào học rồi thì có được học tiếp không và học tiếp ở đâu? Ai phải chịu trách nhiệm đảm bảo
chất lượng cho những sinh viên này?” Từ những phân tích của GS Trần Xuân
Nhĩ để thấy được những lỗ hổng to lớn trong việc mở ngành đào tạo. Vì vậy,
GS Trần Xuân Nhĩ nêu quan điểm: “Bộ GD và ĐT cần phải lần ngược trở lại
quá trình từ khi mở ngành đến khi bị dừng tuyển sinh của 207 ngành có tên trong thông báo dừng tuyển sinh của Bộ để xem mắc mớ ở khâu nào, thời
điểm nào”. Đây là ý kiến phân tích khá sắc, tạo nên sự đa dạng ý kiến cũng
như phản biện chính sách trong hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo của các trường ĐH, CĐ.
Đáng chú ý việc phản ánh, phân tích, phản biện được thực hiện ở nhiều
bài trên Báo Tiền phong. Loạt bài viết “Giải mã hiện tượng ngày càng nhiều
người có bằng cấp thất nghiệp”; trong đó có bài: Bị kịch của tấm bằng ĐH”,
tácgiả Quỳnh Nga, đăng ngày 6-8-2014 lại nêu lên một thực trạng đáng buồn
về chất lượng sản phẩm đào tạo để các nhà quản lý, các trường ĐH, CĐ cũng
như những ai quan tâm phải suy nghĩ. Đó là “Thông báo tuyển công nhân của
các công ty đều nêu rõ không tuyển lao động có trình độ ĐH, CĐ”. Điều bi
kịch hơn cho tấm bằng ĐH được tác giả phản ánh đó là tâm sự của một cử
nhân xin đi làm công nhân nhưng không được tuyển dụng. Để “giải mã” cho
“Sinh viên như con vẹt” đã nêu lý giải của nhà quản lý đào tạo, TS Hoàng
Ngọc Vinh, Vụ trưởng Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD và ĐT) đó là: “Hệ
thống GDĐH, chuyên nghiệp của nước ta đang đào tạo sinh viên giống một “con vẹt”, học thuộc bài, nói rất hay, thi đánh giá dựa trên lý thuyết nhưng
thiếu việc dạy sinh viên cách thực hành”. Có thể nói loạt bài viết là bức tranh
thực tiễn khá sinh động cũng như những giải pháp được đưa ra cho vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo ĐH, CĐ cần những giải pháp căn cơ và gần với thực tiễn chứ không thể cứ đào tạo ra rồi không cần biết chất lượng sẽ đến đâu. Đây cũng là vấn đề để nhà quản lý GD và ĐT quan tâm trong quá trình triển khai đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT.
Ngoài ra, trên Báo Tiền phong còn có nhiều bài viết phân tích, lý giải
những vấn đề liên quan đến đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo như: “Đổi
mới căn bản toàn diện: Bắt đầu từ khâu đào tạo” của tác giả Quý Hiên, đăng
ngày 11-12-2013; “Học nghề lương cao tại sao không?” đăng ngày 11-8-
2014; “Dân muốn biết học trường nào dễ tìm việc làm”, đăng ngày 16-8-
2014; “Khi cử nhân, tiến sĩ đi học nghề”, đăng ngày 17-8-2014…
Đề tài đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo cũng được Báo
Giáo dục & Thời đại khai thác tuyên truyền với nhiều bài ở các trang, mục khác nhau. Các bài viết về đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo trên Báo Giáo
dục & Thời đại phản ánh dưới nhiều góc độ khác nhau như bài viết “GDĐH
cạnh tranh bằng uy tín, chất lượng” của tác giả Hiền Kiều, đăng ngày 4-12-
2013 cho thấy tầm quan trọng trong sự tồn tại, phát triển của các trường ĐH, CĐ chính là sự cạnh tranh trong nâng cao chất lượng đào tạo. Để cạnh tranh được điều trước tiên chính là cạnh tranh bằng chất lượng. Sản phẩm đào tạo của trường nào tốt được xã hội ghi nhận thì sự tồn tại của trường đó sẽ ngày càng phát triển và ngược lại.
Vẫn phân tích những vấn đề về nâng cao chất lượng đào tạo, bài viết
“Bài toán chất lượng đầu ra cho giáo dục ĐH” của tác giả Thanh Huế, đăng
và phát triển của các trường phục thuộc chính vào chất lượng đào tạo với sản phẩm đầu ra là sinh viên đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực đất nước. Tác
giả Thanh Huế khẳng định “Hầu hết các trường ĐH, CĐ hiện nay đang tìm
cách tăng số lượng sinh viên đầu vào bằng nhiều hình thức chiêu sinh, quảng bá các ngành học mới, giới thiệu đội ngũ cán bộ giảng dạy hùng hậu, cơ sở