Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Vấn đề đổi mới giáo dục đại học trên báo in giai đoạn 2013 2014 luận văn ths truyền thông đại chúng 60 32 01 01 pd (Trang 25)

7. Cấu tru ́c của luận văn

1.3.3Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo

Nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định vị thế, có vai trò quan trọng trong sự tồn tại phát triển của các trường ĐH, CĐ. Vì vậy, không chỉ đổi mới về thi cử, quản lý, việc nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra sản phẩm là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội là đỏi hỏi của quá trình đổi

mới GDĐH. Nghị quyết 44/NQ-CP nêu: “Triển khai đổi mới chương trình

giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực; phát triển năng lực và phẩm chất người học; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống; nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo và ý thức tự học”.

Có thể nói, đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo chính là rà soát, điều chỉnh chương trình GDĐH đáp ứng yêu cầu về chất lượng đào tạo và nhân lực của từng ngành, nghề, địa phương, toàn xã hội theo hướng tăng cường năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội. Triển khai cơ chế phối hợp giữa các trường bảo đảm chất lượng, thống nhất chương trình, giáo trình theo từng ngành, nhóm ngành, nhóm nghề đào tạo. Phát triển các chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng nhu cầu của người học và chuyển đổi ngành, nghề của xã hội nhằm nâng cao chất lượng GDĐH.

Trong khi đó, để cụ thể hóa việc triển khai đổi mới, kế hoạch hành động của Bộ GD và ĐT xác định: Các cơ sở GD và ĐT tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ trong dạy học và quản lý giáo dục; xây dựng và triển khai chương trình nghiên cứu quốc gia về khoa học GD và ĐT; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong học sinh, sinh viên. Các cơ sở giáo dục nghề nghiê ̣p , GDĐH rà soát, điều chỉnh, xây dựng chương trình đào tạo bảo đảm thống nhất , liên thông theo từng ngành, nhóm ngành, nhóm nghề đào tạo, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước; nghiên cứu tiếp nhận, chuyển giao chương trình đào tạo từ các nước tiên tiến cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học của Việt Nam

1.4 Vai trò của báo chí với vấn đề đổi mới GDĐH

1.4.1 Nhu cầu thông tin về GDĐH

GD và ĐT được Đảng, Nhà nước xác định là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển và tương lai. Nằm trong hệ thống GD và ĐT, GDĐH có vị trí quan trọng trong các chủ trương, định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước. Sự phát triển kinh tế- xã hội một phần được quyết định bởi nguồn nhân lực chất lượng cao qua đào tạo ĐH, CĐ. Nhân lực không chỉ là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mà sự phát triển của mỗi quốc gia còn được đo bằng chính bản thân mức độ phát triển của nguồn nhân lực. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều coi trọng phát triển nguồn nhân lực và tăng cường “tài sản hóa” nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao, được đào tạo bài bản. Đảng và Nhà nước trong quá trình lãnh đạo xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã kế thừa và phát huy truyền thống coi trọng hiền tài, phát triển nhân lực, luôn khẳng định rõ quan điểm coi trọng con người là trung tâm của sự phát triển. Quan điểm này được

nhấn mạnh thêm một lần nữa trong “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá nhằm đưa Việt Nam đến năm

2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong thế kỷ 21 rất cần nguồn nhân lực qua đào tạo của hệ thống GDĐH, nguồn nhân lực có trình độ, năng lực đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi cao trong phát triển và hội nhập quốc tế. Hệ thống GDDH Việt Nam hiện nay với 428 trường ĐH, CĐ có quy mô đào tạo năm 2014 là hơn 2,1 triệu sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh; trong đó số tốt nghiệp là hơn 434 nghìn, tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội. Từ nhu cầu của nền kinh tế và toàn xã hội đến mỗi gia đình đều ít nhiều quan tâm, chịu sự tác động về GDĐH. Theo thống kê của Bộ GD và ĐT mỗi năm có hơn 1 triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT; trong đó có khoảng 80% tham dự tuyển sinh ĐH, CĐ. Vì vậy, không chỉ tác động đến xã hội ở bình diện cung cấp nguồn nhân lực mà GDĐH còn tác động lớn đến đời sống xã hội ở công tác tuyển sinh, đào tạo hằng năm. Chính vì vậy, đổi mới GDĐH là một trong những hoạt động sôi động của xã hội, là vấn đề nhạy cảm được mọi người thường xuyên quan tâm theo dõi. Trên thực tế, bất cứ một sự thay đổi về chính sách liên quan đến GDDH, việc cải tiến thi cử, cách thức đào tạo, một hiện tượng tiêu cực trong tuyển sinh, gian lận trong sử dụng văn bằng chứng chỉ, một hành vi vi phạm đạo đức của giáo viên, một hành vi bạo lực trong học sinh sinh viên… đều có tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội

Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và những tác động đến đời sống kinh tế xã hội cho thấy nhu cầu thông tin liên quan đến GDĐH trong xã hội là rất lớn. Nhu cầu thông tin về GDĐH từ các thông tin về những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến các quy định cụ thể hóa chủ trương chính sách của ngành GD và ĐT; những hoạt động đào tạo, tuyển sinh, xây dựng hệ thống, xây dựng đội ngũ giảng viên, quản trị ĐH … đều thu hút sự chú ý quan tâm của dư luận xã hội. Không những vậy, bản thân hoạt động GDĐH cũng rất cần các thông tin phản biện về cơ chế chính sách, về các việc làm cụ thể trong xã hội để từ đó có những điều chỉnh thường xuyên hợp lý. Nhu cầu về

thông tin trong GDĐH là rất lớn, theo nhiều chiều khác nhau và có tác động lớn đối với phát triển kinh tế- xã hội đất nước.

1.4.2 Đặc điểm, vai trò của báo chí

Báo chí bao gồm những loại hình khác nhau như: Báo in (còn gọi là báo viết), báo nói (báo phát thanh), báo hình (truyền hình), báo điện tử (báo mạng Internet). Hiện nay, báo chí vẫn là phương tiện thông tin đại chúng nhanh nhất , hiệu quả nhất và có nhiều công chúng nhất... Báo chí đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống, trở thành một trong những động lực quan trọng cho sự phát triển của xã hội. Báo chí có những cách thức riêng với mục đích nhằm tới nhiều tầng lớp xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu không giống nhau. Công chúng báo chí đa dạng và phức tạp. Không phải thông tin nào cũng được số đông tiếp nhận dễ dàng. Thông tin báo chí đề cập đến mọi mặt của đời sống một cách xác thực, cụ thể, tỷ mỷ. Nó đặc biệt chú ý đến những cái mới và việc phản ánh những cái mới đó dưới một góc nhìn thể hiện lập trường của tác giả. Nói cách khác, đặc trưng cơ bản của thông tin báo chí được thể hiện ở ba điểm cơ bản nhất: Tính xác thực, tiêu biểu - Tính thời sự - Tính định hướng trực tiếp.

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều loại hình báo chí khác nhau như báo in, phát thanh, truyền hình, báo trực tuyến (báo điện tử). Tờ báo in ra đời đầu tiên ở Việt Nam là Gia Định Báo xuất bản số đầu ngày 15/4/1865 do Trương Vĩnh Ký làm chủ bút. Sau tròn 150 năm xuất hiện tờ báo in đầu tiên của Việt Nam, chưa bao giờ hệ thống báo chí ở nước ta phát triển với tốc độ nhanh chóng, quy mô to lớn, hình thức phong phú, phương thức hoạt động sôi nổi như hiện nay. Một mạng lưới các phương tiện thông tin báo chí đang được hoàn thiện dần dần vươn tới phục vụ nhu cầu của nhân dân ở khắp các vùng, các khu vực từ biên giới hải đảo xa xôi, từ đô thị đến các vùng nông thôn hẻo lánh. Theo thống kê của Bộ Thông tin Truyền thông, tính đến ngày 25/12/2014, cả nước có 838 cơ quan báo chí in với 1.111 ấn phẩm báo chí (trong đó các cơ quan Trung ương có 86 báo in và 507 tạp chí;

địa phương có 113 báo in và 132 tạp chí); 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương (trong đó có 02 đài quốc gia, 01 đài truyền hình kỹ thuật số, 64 đài phát thanh, truyền hình địa phương); 90 báo và tạp chí điện tử, 215 trang tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí. Ngoài ra, cả nước có 180 kênh phát thanh, truyền hình quảng bá; có 05 đơn vị phát sóng truyền hình số mặt đất và 03 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình vệ tinh; 27 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp.

Như vậy, chỉ riêng báo in cả nước đã có 199 tờ báo của trung ương và địa phương. Đây là số lượng cơ quan báo chí đông đảo trong việc phản ánh các hoạt động thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội diễn ra hằng ngày. Nhiều tờ báo in có tính toàn quốc, ngày càng có mặt đều khắp các địa phương trong cả nước một cách nhanh chóng hơn nhờ sự phát triển của kỹ thuật truyền báo, điều kiện giao thông vận tải thuận lợi.

Sứ mạng của báo chí trước hết là để thỏa mãn nhu cầu thông tin của xã hội. Xã hội càng hiện đại, việc phổ biến thông tin trên quy mô đại chúng càng trở nên quan trọng và vì vậy, sự phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các phương tiện thông tin đại chúng và xã hội càng trở nên chặt chẽ. Trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, vai trò tích cực của cộng đồng truyền thông đã thúc đẩy quá trình xã hội hóa các hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Thông qua báo chí, người dân có thể phát biểu ý kiến, nguyện vọng của mình về các vấn đề trong đời sống xã hội, qua đó, thể hiện sự giám sát và phản biện xã hội của mình. Bám sát sự kiện, thông tin nhanh nhạy, phân tích trúng vấn đề trọng điểm và định hướng tư tưởng, hướng dẫn dư luận rõ ràng, các cơ quan thông tấn, báo chí đã thực hiện tốt chức năng phản biện, mang lại hiệu quả xã hội rõ rệt. Bởi thế, vai trò, chức năng phản biện của báo chí ngày càng được khẳng định và niềm tin của công chúng đối với cơ quan truyền thông cũng được nâng lên.

- Chân thật, khách là nguyên tắc đầu tiên để báo chí thực hiện vai trò quản lý xã hội thông qua hoạt động phản biện và giám sát xã hội.

- Công khai: Ý kiến trên báo chí có thể được nhiều người thảo luận, bàn thảo từ nhiều góc độ khác nhau.

- Tính đại chúng của báo chí được thể hiện ở việc, thông tin báo chí tác động tới xã hội rộng rãi, bao gồm các tầng lớp, các nhóm xã hội khác nhau, nhu cầu thông tin của công chúng được ưu tiên bảo đảm và là thước đo trình độ, năng lực của hoạt động thông tin báo chí. Đồng thời, báo chí cũng là diễn đàn của nhân dân và phải phù hợp với trình độ của công chúng tiếp nhận.

- Phản biện là một trong những nguyên tắc quan trọng của báo chí Việt Nam. Báo chí là nhân tố, là phương tiện có sức mạnh đặc biệt to lớn trong việc định hướng nhận thức, hình thành dư luận xã hội. Báo chí là một lực lượng rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của phản biện xã hội trong phát triển kinh tế- xã hội.

Báo chí ra đời từ nhu cầu đời sống xã hội. Kể từ khi ra đời, báo chí đã luôn giữ vai trò quan trọng, nhất là vai trò thông tin, phản biện trong xã hội. Đặc biệt, trong thời kỳ phát triển hiện nay nhu cầu trao đổi thông tin trong bối cảnh toàn cầu hóa khiến cho báo chí ngày càng giữ vai trò quan trọng trong

đời sống xã hội. Trong giáo trình Cơ sở lý luận báo chí truyền thông của

nhóm tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang cho rằng:

Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa nhân loại, báo chí là một hiện

tượng xã hội. Báo chí ra đời do nhu cầu thông tin - giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người. Mặc dù ra đời chậm so với các hình thái ý thức xã hội khác nhưng báo chí đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực xung kích bởi khả năng phản ánh hiện thực của nó. Từ khi xuất hiện cho đến nay, báo chí luôn năng động trong việc phản ánh hiện thực đa dạng, sinh động và

luôn vận động phát triển”. [26, tr23]

Ở nước ta, khi nền kinh tế càng phát triển thì báo chí cũng không ngừng đổi mới, năng động và sáng tạo hơn trong tác nghiệp. Báo chí nước ta (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngày càng bám sát đời sống xã hội, thông tin nhanh chóng các tin tức sự kiện, đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ tới quần chúng, góp phần củng cố, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo chí đang ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn những nhân tố tích cực và nhiều điển hình tiên tiến trong sản xuất và chiến đấu, góp phần đưa kinh tế đất nước phát triển cùng với sự phát triển chung của thế giới.

Sứ mạng của báo chí trước hết là để thỏa mãn nhu cầu thông tin của xã hội. Xã hội càng hiện đại, việc phổ biến thông tin trên quy mô đại chúng càng trở nên quan trọng và vì vậy, sự phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các phương tiện thông tin đại chúng và xã hội càng trở nên chặt chẽ. Thông qua báo chí, người dân có thể phát biểu ý kiến, nguyện vọng của mình về các vấn đề trong đời sống xã hội, qua đó, thể hiện sự giám sát và phản biện xã hội của mình. Bám sát sự kiện, thông tin nhanh nhạy, phân tích trúng vấn đề trọng điểm và định hướng tư tưởng, hướng dẫn dư luận là vai trò quan trọng của báo chí. Điều đó cũng đòi hỏi người làm báo hiện đại là người có lập trường, quan điểm rõ ràng, phân tích sâu sắc vấn đề. Viết báo phải bám sát thực tiễn; viết hay, viết tốt phải từ thực tiễn mà ra. Thực tiễn khách quan phải được phản ánh chân thực nhất, chính xác nhất. Với công chúng, nhà báo phải bám sát và giúp họ bám sát những thứ diễn ra xung quanh.

Ở nước ta, báo chí là công cụ của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức đoàn thể xã hội, là diễn đàn của nhân dân… Vì vậy, ý nghĩa của thông tin báo chí rất quan trọng . Với nội dung thông tin có định hướng đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục, báo chí có khả năng hình thành dư luận xã hội dẫn đến hành động xã hội, phù hợp với sự vận động của hiện thực theo những chiều hướng có chủ định. Báo chí là kênh tạo lập, định hướng và hướng dẫn dư luận; cung cấp kiến thức thông tin cho nhân dân; là công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và trở thành một bộ phận hữu cơ không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của mọi cá nhân.

1.4.3 Báo in với đổi mới GDĐH

Báo in là một trong những loại hình của báo chí, là phương tiện truyền thông không thể thiếu của đời sống xã hội. Hiểu một cách đơn giản nhất: “Báo in là một loại hình báo chí, chuyển tải nội dung các vấn đề, sự kiện bằng văn bản, chữ viết, ký tự, hình ảnh thông qua trang giấy cung cấp thông

tin cho độc giả”. Báo in chuyển tải nội dung thông tin thông qua văn bản bao

Một phần của tài liệu Vấn đề đổi mới giáo dục đại học trên báo in giai đoạn 2013 2014 luận văn ths truyền thông đại chúng 60 32 01 01 pd (Trang 25)