Nhu cầu thông tin về GDĐH

Một phần của tài liệu Vấn đề đổi mới giáo dục đại học trên báo in giai đoạn 2013 2014 luận văn ths truyền thông đại chúng 60 32 01 01 pd (Trang 26 - 28)

7. Cấu tru ́c của luận văn

1.4.1Nhu cầu thông tin về GDĐH

GD và ĐT được Đảng, Nhà nước xác định là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển và tương lai. Nằm trong hệ thống GD và ĐT, GDĐH có vị trí quan trọng trong các chủ trương, định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước. Sự phát triển kinh tế- xã hội một phần được quyết định bởi nguồn nhân lực chất lượng cao qua đào tạo ĐH, CĐ. Nhân lực không chỉ là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mà sự phát triển của mỗi quốc gia còn được đo bằng chính bản thân mức độ phát triển của nguồn nhân lực. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều coi trọng phát triển nguồn nhân lực và tăng cường “tài sản hóa” nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao, được đào tạo bài bản. Đảng và Nhà nước trong quá trình lãnh đạo xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã kế thừa và phát huy truyền thống coi trọng hiền tài, phát triển nhân lực, luôn khẳng định rõ quan điểm coi trọng con người là trung tâm của sự phát triển. Quan điểm này được

nhấn mạnh thêm một lần nữa trong “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá nhằm đưa Việt Nam đến năm

2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong thế kỷ 21 rất cần nguồn nhân lực qua đào tạo của hệ thống GDĐH, nguồn nhân lực có trình độ, năng lực đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi cao trong phát triển và hội nhập quốc tế. Hệ thống GDDH Việt Nam hiện nay với 428 trường ĐH, CĐ có quy mô đào tạo năm 2014 là hơn 2,1 triệu sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh; trong đó số tốt nghiệp là hơn 434 nghìn, tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội. Từ nhu cầu của nền kinh tế và toàn xã hội đến mỗi gia đình đều ít nhiều quan tâm, chịu sự tác động về GDĐH. Theo thống kê của Bộ GD và ĐT mỗi năm có hơn 1 triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT; trong đó có khoảng 80% tham dự tuyển sinh ĐH, CĐ. Vì vậy, không chỉ tác động đến xã hội ở bình diện cung cấp nguồn nhân lực mà GDĐH còn tác động lớn đến đời sống xã hội ở công tác tuyển sinh, đào tạo hằng năm. Chính vì vậy, đổi mới GDĐH là một trong những hoạt động sôi động của xã hội, là vấn đề nhạy cảm được mọi người thường xuyên quan tâm theo dõi. Trên thực tế, bất cứ một sự thay đổi về chính sách liên quan đến GDDH, việc cải tiến thi cử, cách thức đào tạo, một hiện tượng tiêu cực trong tuyển sinh, gian lận trong sử dụng văn bằng chứng chỉ, một hành vi vi phạm đạo đức của giáo viên, một hành vi bạo lực trong học sinh sinh viên… đều có tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội

Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và những tác động đến đời sống kinh tế xã hội cho thấy nhu cầu thông tin liên quan đến GDĐH trong xã hội là rất lớn. Nhu cầu thông tin về GDĐH từ các thông tin về những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến các quy định cụ thể hóa chủ trương chính sách của ngành GD và ĐT; những hoạt động đào tạo, tuyển sinh, xây dựng hệ thống, xây dựng đội ngũ giảng viên, quản trị ĐH … đều thu hút sự chú ý quan tâm của dư luận xã hội. Không những vậy, bản thân hoạt động GDĐH cũng rất cần các thông tin phản biện về cơ chế chính sách, về các việc làm cụ thể trong xã hội để từ đó có những điều chỉnh thường xuyên hợp lý. Nhu cầu về

thông tin trong GDĐH là rất lớn, theo nhiều chiều khác nhau và có tác động lớn đối với phát triển kinh tế- xã hội đất nước.

Một phần của tài liệu Vấn đề đổi mới giáo dục đại học trên báo in giai đoạn 2013 2014 luận văn ths truyền thông đại chúng 60 32 01 01 pd (Trang 26 - 28)