Tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ việc quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các TTGDTX thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa (Trang 82 - 85)

12 Thi đua hết học kì

3.2.3. Tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ việc quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các TTGDTX thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa

Việc tổ chức, triển khai các hoạt động GDĐĐ một cách thường xuyên, kịp thời sẽ đem lại hiệu quả GDĐĐ cao.

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Xác định các lực lượng GDĐĐ cho HS. Đảm bảo cho các bộ phận tham gia thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đồng thời, có sự phối hợp hoạt động chặt chẽ, thường xuyên.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

Thành lập Ban giáo dục đạo đức cho học sinh của TTGDTX, bao gồm: Ban Giám đốc và những người đứng đầu các tổ chức, đoàn thể trong trường, đại diện hội phụ huynh HS các lớp.

Xây dựng nội dung, kế hoạch, quy chế làm việc của từng thành viên. Thực hiện tốt chế độ báo cáo theo từng tuần, từng tháng, sơ kết học kì và tổng kết cả năm về tình hình đạo đức của HS. Đồng thời, đề xuất ý kiến để tiếp tục xây dựng nôi dung, phương pháp, hình thức GDĐĐ cho HS.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Thành lập Ban chỉ đạo, tổ chức phát động thi đua với các thành viên trong Trung tâm, đại diện cha mẹ HS, lồng ghép với các cuộc vận động “Hai không” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”

Trong buổi lễ khai giảng, trung tâm phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để thực hiện có hiệu quả, Ban giám đốc đã chỉ đạo triển khai kế hoạch cụ thể, chi tiết đến từng học sinh. Hàng tháng, Ban giám đốc chỉ đạo họp, đánh giá mặt làm được, mặt tích cực, mặt còn tồn tại, hạn chế và đề ra kế hoạch cho thời gian tiếp theo.

Phát huy quyền dân chủ của HS, các em có hòm thư góp ý với Giám đốc, trao đổi thẳng thắn mọi vấn đề, kể cả những vấn đề riêng tư. Mọi ý kiến của các em đều được Giám đốc lắng nghe, trả lời, giải đáp trong buổi chào cờ đầu tuần.

Tổ chức tốt mô hình “Cổng trường tự quản”. HS tham gia hướng dẫn thực hiện an toàn giao thông. Trung tâm phối hợp với công an tổ chức triển lãm, ngoại khoá về an toàn giao thông, tuyên truyền phòng chống HIV- AIDS…

Cụ thể việc triển khai kế hoạch đến các lực lượng GDĐĐ cho HS: * Đối với các Tổ chuyên môn

Triển khai các nội dung hoạt động trong buổi họp Tổ trưởng chuyên môn đầu tuần và yêu cầu các tổ chuyên môn báo cáo bằng văn bản các kế hoạch, biện pháp để thực hiện.

* Đối với GVCN

Xây dựng nội dung hoạt động NGLL căn cứ vào kế hoạch chung và đặc điểm tình hình của lớp chủ nhiệm, thu hút đông đảo HS tham gia.

Thường xuyên nắm bắt tình hình HS và thông tin kịp thời cho Ban Giám đốc trung tâm những trường hợp cá biệt để cùng tìm giải pháp thực hiện.

* Đối với Đoàn Thanh niên

Phối hợp với GVCN thực hiện có hiệu quả các nội dung hoạt động NGLL. Thường xuyên theo dõi tình hình HS và thông tin đầy đủ, kịp thời đến GVCN những HS vi phạm khuyết điểm.

Ban Giám đốc tổ chức cuộc họp đại diện phụ huynh các lớp, thông báo tình hình của Trung tâm, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giáo dục HS cho phụ huynh biết. Đồng thời, huy động sự ủng hộ, đóng góp của Hội phụ huynh HS đối với các hoạt động GD của Trung tâm.

Giữ mối liên hệ thường xuyên với chính quyền địa phương, các cơ quan, ban ngành trên địa bàn huyện.

3.2.4. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả quản lý công tác giáo dụcđạo đức cho học sinh ở các TTGDTX thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w