2.1.1.1. Đặc điểm địa lí
Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km về hướng Bắc. Đây là một tỉnh lớn của Việt Nam, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt.
Thanh Hóa bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 24 huyện, với diện tích 11.133,4 km2 và hơn 3,8 triệu dân trong cộng đồng có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống dải rác trên 27 huyện thị. Thanh hóa có 639 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Bao gồm: 22 phường, 587 xã và 30 thị trấn.
Ngày nay, theo số liệu đo đạc hiện đại của cục bản đồ thì Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18' Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến 104°22' Đông đến 106°05' Đông. Phía bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước bạn Lào với đường biên giới 192 km; phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km. Diện tích tự nhiên
của Thanh Hóa là 11.106 km², chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi. Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km².
Miền núi, trung du: Miền núi và đồi trung du chiếm phần lớn diện tích của tỉnh Thanh Hóa. Riêng miền đồi trung du chiếm một diện tích hẹp và bị xé lẻ, không liên tục, không rõ nét như ở Bắc Bộ. Do đó nhiều nhà nghiên cứu đã không tách miền đồi trung du của tỉnh Thanh Hóa thành một bộ phận địa hình riêng biệt mà coi các đồi núi thấp là một phần không tách rời của miền núi nói chung.
Miền đồi núi chiếm 2/3 diện tích tỉnh Thanh Hóa, đã được chia làm 3 bộ phận khác nhau bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy và Thạch Thành. Vùng đồi núi phía tây có khí hậu mát, lượng mưa lớn nên có nguồn lâm sản dồi dào, lại có tiềm năng thủy điện lớn, trong đó sông Chu và các phụ lưu có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện như: thủy điện Cửa Đặt ( thuộc địa bàn huyện Thường Xuân). Miền đồi núi phía Nam là đồi núi thấp, đất màu mỡ phì nhiêu thuận lợi trong việc phát triển trồng các loại cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây đặc sản và có Vườn quốc gia Bến En (thuộc địa bàn huyện Như Thanh và huyện Như Xuân), có rừng phát triển tốt, với nhiều gỗ quý, thú quý.
Vùng đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa lớn nhất của khu vực miền Trung và đứng thứ ba của cả nước. Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ, do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp. Điểm đồng bằng thấp nhất so với mực nước biển là 1 m.
Vùng ven biển: Bao gồm các huyện từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia, chạy dọc theo bờ biển gồm vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng. Bờ
biển dài, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm Sầm Sơn với cảnh đẹp nên thơ hùng vĩ nổi tiếng, ở đây thuận lợi cho việc có phát triển dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng. Ngoài ra còn có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn).
2.1.1.2. Về dân số, dân cư và nguồn nhân lực
Số dân của tỉnh Thanh Hóa hiện tại 3,8 triệu người với 7 dân tộc anh em sinh sống như: Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Khơ-mú, trong đó có khoảng 355,4 nghìn người sống ở thành thị. Năm 2005 Thanh Hóa có 2,16 triệu người trong độ tuổi lao động , chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh, lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%.
Dân cư Thanh Hóa cư tú chủ yếu ở vùng nông thôn, tỉ lệ dân thành thị còn thấp và tăng chậm. Dân cư phân bố không đồng đều theo lãnh thổ giữa các huyện, thị xã, thành phố, vùng miền. Ở các vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa, miền núi, dân cư thưa thớt và rải rác. Nguồn nhân lực dồi dào nhưng chủ yếu là manh mún, lao động phổ thông và chưa được đào tạo bài bản.