Tổ chức các buổi toạ đàm, nói chuyện về đạo đức 118 59 11Trung tâm phối hợp với chính quyền địa phương 121 60

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa (Trang 59 - 62)

12 Tổ chức giáo dục học sinh cá biệt 157 78.5 13 Tổ chức có hiệu quả các hoạt động NGLL 155 77.5 14 Đổi mới việc đánh giá kết quả rèn luyện của HS 115 57.5 15 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm 177 88.5

Như vậy, một số biện pháp được thường xuyên sử dụng là: Phát động các phong trào thi đua theo chủ đề (94%); Phổ biến nội quy, quy chế vào đầu năm học để học sinh thực hiện (91%); Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm (GVCN) (88.5%); Phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong trung tâm (85.5%); Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục về GDĐĐ cho

HS (82.5%); Làm tốt công tác khen thưởng, kỉ luật (82%); Nêu gương người tốt, việc tốt (79.5%); Tổ chức giáo dục học sinh cá biệt (78.5%); Tổ chức có hiệu quả các hoạt động ngoài giờ lên lớp (77.5%); Trung tâm phối hợp với Hội phụ huynh để GDĐĐ cho học sinh (76.5%); Thực hiện tốt chế độ báo cáo (65.5%); Xây dựng tập thể học sinh tự quản tốt (63.5%); trung tâm phối hợp với chính quyền địa phương để GDĐĐ (60.5%); Tổ chức các buổi toạ đàm, nói chuyện về đạo đức cho học sinh (59%); Đổi mới việc đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh (57.5%). Như vậy, biện pháp mà các trung tâm sử dụng chủ yếu mang tính hành chính, yêu cầu thực hiện bắt buộc. Để nâng cao chất lượng GDĐĐ, cần phải đẩy mạnh các hoạt động ngoại khoá, thu hút các em tham gia cũng như phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục ngoài trung tâm để có biện pháp giáo dục và uốn nắn.

2.4. Thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức

Để tìm hiểu thực trạng quản lý GDĐĐ, chúng tôi tiến hành khảo sát 200 người, gồm: cán bộ quản lý, giáo viên và một số phụ huynh ở TTGDTX thành phố Thanh Hóa, TTGDTX thị xã Sầm Sơn và TTGDTX thị xã Bỉm Sơn. Kết quả được tổng hợp với các nội dung sau:

2.4.1. Nhận thức về quản lý công tác giáo dục đạo đức

Bảng 2.13. Nhận thức về QL công tác GDĐĐ

TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ (%)

1 Rất quan trọng 132 66

2 Quan trọng 64 32

3 Bình thường 4 0.02

4 Không quan trọng 0 0

Kết quả khảo sát cho thấy: 196 người (98%) đã nhận thức đúng tầm quan trọng của vấn đề quản lý (QL) công tác GDĐĐ. Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng kế hoạch và thực hiện sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục.

2.4.2. Xây dựng kế hoạch GDĐĐ

* Câu hỏi 2: “Trung tâm có các kế hoạch gì để GDĐĐ?”

Bảng 2.14. Các kế hoạch GDĐĐ

TT Các loại kế hoạch Số

lượng

Tỷ lệ (%)

1 Kế hoạch GDĐĐ vào các đợt thi đua theo chủ đề

192 96

2 Kế hoạch GDĐĐ trong từng học kì 168 84

3 Kế hoạch GDĐĐ trong từng tháng 125 62.5

4 Kế hoạch GDĐĐ trong từng tuần 101 50.5

5 Kế hoạch GDĐĐ trong cả năm học 189 94.5

Kết quả bảng 2.14 cho thấy: Trung tâm đã chủ động xây dựng các loại kế hoạch GDĐĐ cho HS. Trong đó, tập trung vào các kế hoạch GDĐĐ vào các đợt thi đua theo chủ đề (96%) và kế hoạch GDĐĐ trong cả năm học (94.5%); Kế hoạch GDĐĐ trong từng học kì (84%). Các kế hoạch này mang tính dài hạn, tập trung vào những mục tiêu cụ thể. Từ đó, tạo điều kiện cho GVCN và các lớp có phương hướng, mục tiêu phấn đấu. Các loại kế hoạch khác chiếm tỷ lệ ít hơn: Kế hoạch GDĐĐ trong từng tháng (62.5%) và Kế

hoạch GDĐĐ trong từng tuần (50.5%). Vì vậy, cần chú ý xây dựng các kế hoạch cụ thể cho từng tháng, từng tuần để có sự điều chỉnh kịp thời, hợp lí.

2.4.3. Tổ chức thực hiện GDĐĐ

* Câu hỏi 3: “Trung tâm QL công tác GDĐĐ bằng những hình thức

nào?”

Bảng 2.15. Các hình thức quản lý GDĐĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Nội dung trả lời Số

người

Tỷ lệ % 1 Chỉ đạo GDĐĐ thông qua các môn học 191 95.5 2 Chỉ đạo GDĐĐ thông qua hoạt động của Đoàn

thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (ĐTNCSHCM)

175 87.5

3 Chỉ đạo GDĐĐ thông qua tiết sinh hoạt lớp 177 88.54 Chỉ đạo GDĐĐ thông qua hoạt động chào cờ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa (Trang 59 - 62)