Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên các TTGDTX thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa về sự cần thiết phải tăng cường quản lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa (Trang 71 - 75)

6 Chỉ đạo việc phối hợp các lực lượng GDĐĐ 105 52.5 7Chỉ đạo thông qua đội ngũ GVCN 18793

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên các TTGDTX thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa về sự cần thiết phải tăng cường quản lý

thành phố của tỉnh Thanh Hóa về sự cần thiết phải tăng cường quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên các TTGDTX thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng GDĐĐ cho HS và giáo dục toàn diện của các trung tâm này. Nhận thức tư tưởng là yếu tố quan trọng hàng đầu của một quá trình hoạt động mang tính xã hội. Việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, các đoàn thể tổ chức trong các TTGDTX về vị trí vai trò của mình trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là yếu tố then chốt và mang ý nghĩa quan trọng. Nó có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh, đến chất lượng giáo dục toàn diện ở các trung tâm giáo dục thường xuyên.

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Đội ngũ cán bộ giáo viên, các tổ chức đoàn thể trong trung tâm, phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương…nhận thức một cách sâu sắc, đầy đủ về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác GDĐĐ cho HS.

Từ nhận thức đó, mỗi cán bộ, giáo viên và các lực lượng giáo dục xác định nhiệm vụ, trách nhiệm và phối hợp với nhau nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay.

Đối với công đoàn, đoàn TNCSHCM, cần phải thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể để định hướng hoạt động của mình cho công tác đoàn viên mà mình đang thực hiện.

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp

Cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm hơn nữa cho từng bộ phận, tổ chuyên môn trong việc đưa ra các giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh :

* Đối với cán bộ quản lý: Tiếp thu và thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục – Đào tạo, chỉ thị của Sở Giáo dục – Đào tạo về công tác GDĐĐ. Từ đó, có kế hoạch triển khai thực hiện đầy đủ, có hiệu quả.

* Đối với cán bộ Đoàn: Nắm bắt mọi chủ trương, nghị quyết của nhà trường và các tổ chức Đoàn cơ sở, có chương trình hoạt động thường xuyên trong năm học, không ngừng đổi mới hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực để GDĐĐ cho cho HS. Nhằm thu hút các em tham gia các hoạt động đoàn đội để có tư tưởng và lối sống lành mạnh trong sáng.

* Đối với cán bộ giáo viên: Thực hiện tốt các kế hoạch, chủ trương của nhà trường. Đồng thời, nâng cao tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề, yêu HS, tạo động lực trong quá trình GDĐĐ. Nâng cao trách nhiệm của người giáo viên trong từng tiết học, từng bài giảng mà mình gắn bó, qua lối sống mẫu mực của người giáo viên nhân dân là tấm gương sáng để các em noi theo.

* Đối với giáo viên chủ nhiệm: trực tiếp tham gia GDĐĐ học sinh, giáo viên chủ nhiệm là những người thay mặt Giám đốc quản lý học sinh trong một lớp học. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức đúng đắn về mục tiêu đào tạo giáo dục GDTX và tầm quan trọng của việc GDĐĐ cho học sinh, có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm, phương pháp GDĐĐ phù hợp, đạt hiệu quả cao. Gần gũi , thân thiện và nắm bắt tâm lý của học sinh một cách thấu đáo có phương pháp sư phạm tốt.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Căn cứ vào các công văn chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở Giáo Dục - Đào tạo, cán bộ quản lý tổ chức phổ biến, triển khai cho đội ngũ cán bộ giáo viên, hội phụ huynh học sinh, các đoàn thể có liên quan để xác định nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, tổ chuyên môn. Cần có những kế hoạch tổ chức đưa ra trước hội đồng nhà trường để cùng trao đổi và thảo luận về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Tất cả các tổ chuyên môn và các bộ phận khác của trung tâm đều cùng tham gia. Ngoài ra nhà trường cần phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương cùng tham gia vào phong trào giáo dục đạo đức cho học sinh, những phong trào này cần được duy trì thường xuyên và có sự kết hợp chặt chẽ hơn nữa để công cuộc giáo dục đạo đức cho học sinh ngày càng tốt hơn.

Hiệu trưởng nhà trường hoặc giám đốc các trung tâm cần phân công công tác cho từng giáo viên một cách hợp lý, việc giáo viên nắm bắt học sinh thực hiện hoặc vi phạm giáo dục đạo đức nội quy trường học cần được báo cáo kịp thời chính xác, đồng thời từ đó có phương pháp giáo dục uốn nắn kịp thời. Động viên giáo viên cần phải tự học hỏi nâng cao trình độ, tâm huyết với nghề, tận tâm tận lực với học sinh, tuyên truyền giác ngộ thấm nhuần tư tưởng quan điểm đường lối chỉ đạo của Đảng, nhà nước và đường lối chung của ngành giáo dục hiện nay.

Đưa ra những văn bản có liên quan đến vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, cung cấp thêm kiến thức cho học sinh, có kỹ năng và biết vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống của chính mình. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục uốn nắn cho các em hiểu biết thêm vê giáo dục đạo đức lối sống, hành vi theo các chuẩn mực. Từ đó Đoàn thanh niên có vai trò là nơi tập hợp thu hút các em, giúp các em nhận thức đúng đắn về tư tưởng của mình, duy trì nề nếp, thực hiện tốt yêu cầu của tổ chức mà mình tham gia. Dạy cho các em thông qua bài giảng để các em hiểu hơn về lịch sử của dân tộc mình, hiểu lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta với 4 nghìn năm dựng nước và giữ nước. Từ đó giáo dục cho các em truyền thống hiếu học, “ uống nước nhớ nguồn”, “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để các em trở thành con ngoan trò giỏi, xứng đáng là học sinh thế hệ Hồ Chí Minh được giáo dục dưới mái trường xã hội chủ nghĩa.

Phát động các phong trào thi đua và các cuộc vận động lớn như: của vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Dân chủ - Kỉ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Nhà trường thường xuyên tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, phát động các đợt thi đua theo chủ điểm như: thi đua chào mừng ngày 20/11, 8/3, 26/3, đợt thi đua hết học kì và hết năm…

Từ ngày 20/11/2007 đến ngày 20/11/2012, Thường vụ Công đoàn giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương

đạo đức, tự học và sáng tạo”. Hưởng ứng chủ chương này, toàn thể cán bộ

giáo viên các trường tích cực tham gia với nhiều nội dung, hình thức phong phú. Cùng với Ban Giám đốc, trực tiếp là Giám đốc, Công đoàn Trung tâm đã

phát động cuộc thi viết bài về tấm gương đạo đức nhà giáo. Nhiều nguồn tài liệu được khai thác như: Mạng internet, sách báo thư viên, thực tế cuộc sống….Với lòng tâm huyết và tình yêu nghề, nhiều bài viết đã thể hiện xúc động những tấm gương đạo đức nhà giáo ngay trong Trung tâm. Thực hiện lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một tấm gương sáng còn hơn cả trăm bài diễn thuyết”, mỗi thầy cô đều nhận thức được tầm quan trọng của việc trở thành một tấm gương đạo đức cho học sinh noi theo. Nhờ đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tự học để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và sáng tạo trong các hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó, Công đoàn các TTGDTX thị xã, thành phố đã tổ chức cuộc thi tài năng cho các cán bộ, giáo viên nữ với ba phần thi: kiến thức, ứng xử sư phạm và năng khiếu. Những kinh nghiệm trong mối quan hệ với học sinh và đồng nghiệp được bàn bạc, trao đổi thẳng thắn và chân tình. Cuộc thi đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và bài học quý cho cán bộ và giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w