Nguyên nhân hạn chế, thiếu sót

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa (Trang 65 - 69)

6 Chỉ đạo việc phối hợp các lực lượng GDĐĐ 105 52.5 7Chỉ đạo thông qua đội ngũ GVCN 18793

2.5.2.Nguyên nhân hạn chế, thiếu sót

Các hoạt động NGLL để GDĐĐ cho HS chưa được đầu tư đúng mức về thời gian, kinh phí và tổ chức. Đây là những hoạt động có tác động trực tiếp, thiết thực đến việc rèn luyện đạo đức của HS nên cần đẩy mạnh với

nhiều hình thức phong phú, đổi mới nội dung, phương pháp, xây dựng các kế hoạch cụ thể, chi tiết để thu hút sự tham gia tích cực của HS.

Việc phối hợp của cán bộ QL với các lực lượng giáo dục chưa đồng bộ, thống nhất, một số lực lượng giáo dục chưa phát huy hết được vị trí, vai trò chức năng của mình trong công tác GDĐĐ cho HS.

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường với sự bùng nổ thông tin và các hoạt động vui chơi giải trí đã dẫn đến sự biến đổi hệ thống định hướng giá trị đạo đức của xã hội và ảnh hưởng rất lớn đến các định hướng giá trị đạo đức của học sinh. Những tệ nạn xã hội xâm nhập và tác động vào nhận thức, hành vi của học sinh.

Công tác quản lý GDĐĐ còn những hạn chế nhất định trong việc triển

khai tổ chức các kế hoạch nên một số nội dung, hình thức GDĐĐ chưa thực sự phát huy được hiệu quả.

Một bộ phận cán bộ, giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ gắn với kết quả quá trình giáo dục toàn diện. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm - lực lượng trực tiếp giáo dục đạo đức cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Một số giáo viên chủ nhiệm yếu về năng lực, kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp.

Vấn đề đầu tư kinh phí cho các hoạt động giáo dục đạo đức còn thấp.

Điều này gây khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động lớn, các buổi tổng kết kinh nghiệm giáo dục học sinh, kinh nghiệm chủ nhiệm, khen thưởng, động viên, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy, cần làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để có nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác giáo dục đạo đức.

Trên đây là thực trạng về công tác quản lý học sinh TTGDTX thành phố Thanh Hóa và 2 thị xã: Sầm Sơn, Bỉm Sơn cũng như một số kết quả, hạn chế, nguyên nhân. Việc tìm kiếm giải pháp để quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh TTGDTX thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa bằng các phương pháp khác nhau đang là vấn đề cấp thiết. Thông qua việc nghiên cứu thực trạng các giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh TTGDTX trong những năm qua, trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh TTGDTX nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trung tâm trong giai đoạn tới.

Từ thực tế giáo dục đạo đức cho học sinh ở các TTGDTX thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa đã cho thấy những năm gần đây chất lượng giáo dục đạo đức cho học ở TTGDTX còn nhiều hạn chế và chưa phù hợp với thực tế của địa phương. Qua kết quả điều tra trưng cầu ý kiến cho thấy vai trò và trách nhiệm trong việc triển khai chưa được đồng bộ nhưng phần nào đã phản ánh vai trò và trách nhiệm của nhà trường, của thầy giáo và của các cô giáo, các lực lượng chức năng trong và ngoài nhà trường đối với việc nâng cao giá trị giáo dục đạo đức cho học sinh. Việc nhận thức đúng đắn vai trò của nhà trường và cá nhân của mỗi thầy cô trong công cuộc xây dựng con người mới Xã hội chủ nghĩa là vô cùng quan trọng, giúp các em định hướng đúng được tương lai của mình. Bên cạnh đó mặt trái của xã hội cũng có tác động không nhỏ vào suy nghĩ của các em, vì lứa tuổi này rất dễ vấp ngã, muốn chứng tỏ mình muốn thể hiện con người lớn của mình. Khi bản thân các em không vượt qua được những cám dỗ rơi vào các tệ nạn xã hội nhưng qua giáo dục các em đã biết vượt qua được những cám dỗ đó trở thành những trò ngoan, học tập lao động tốt công dân có ích cho xã hội.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁCGIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TTGDTX THỊ XÃ,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa (Trang 65 - 69)