Chưa có sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát thống nhất, thường xuyên của cấp quản lý trực tiếp (Phòng tài chính - Kế hoạch cấp huyện) đối với cấp cơ sở trong lĩnh vực quản lý tài chính nói chung và lĩnh vực quản lý tài sản công nói riêng.
Đội ngũ cán bộ biên chế của các phòng ban hiện nay rất đông nhưng lại không mạnh. Phần lớn cán bộ chỉ được đào tạo cơ bản về chính trị, ít được
đào tạo về nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước. Cán bộ biên chế khá lúng túng trong triển khai hoạt động, thụđộng, giải quyết công việc kém hiệu quả, nhiều khi không đúng luật pháp. Mặt khác, vẫn còn tình trạng giải quyết công
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 98
việc tùy tiện, làm việc không có kế hoạch dẫn đến tình trạng bị động trong công việc cũng như phân phối kinh phí;
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cơ quan chuyên môn chưa quan tâm đến nguyên tắc quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh tếđể thực hiện quản lý, chỉđạo việc kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Do kế toán đơn vị chưa nghiên cứu kỹ hệ thống Luật và văn bản hướng dẫn hiện hành dẫn đến chưa tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc kiểm soát, kiểm tra việc chấp hành công tác quản lý tài sản công từ khâu lập mua sắm, quản lý, sử dụng, chấp hành chếđộ báo cáo.
Các cơ quan thuộc UBND huyện còn chưa thực sự quản lý, theo dõi sát
được thực trạng và biến động của tài sản của cơ quan mình.
Tình trạng sử dụng tài sản nhà nước sai mục đích, sai tiêu chuẩn, định mức, chếđộ, lãng phí vẫn còn xảy ra đối với các cơ quan, tổ chức.
Có thể nói tình trạng sử dụng, quản lý không đúng mục đích, cho thuê, cho mượn, để thất thoát, lãng phí rất lớn ở hầu hết các cơ quan, ở hầu hết các khâu của quá trình quản lý, từ khâu quyết định mua sắm đến khâu quản lý, sử
dụng, đến khâu thanh lý và ở tất cả các khâu liên quan đến tài sản nhà nước. Một số trường hợp thực hiện mua sắm, điều chuyển, thanh lý tài sản nhà nước sai thẩm quyền, sai tiêu chuẩn, chế độ dẫn đến thất thoát. Trong đầu tư xây dựng mới, mua sắm tài sản, thì tình trạng lãng phí trong đầu tư, mua sắm vượt tiêu chuẩn định mức, vượt mức giá cho phép mặc dù đã có hạn chế nhưng vẫn còn xảy ra thường xuyên.
Việc mua sắm xe mới, quản lý, sử dụng xe ô tô công cũng đang là vấn
đề cần phải bàn. Những tồn tại chủ yếu là hiện tượng sử dụng xe vượt định mức, sử dụng xe vào việc riêng…
Việc đầu tư xây dựng mới, mua sắm tài sản vẫn còn hiện tượng vượt tiêu chuẩn định mức, vượt mức giá cho phép.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 99
Việc quản lý nhà nước chuyên ngành về tài sản nhà nước trên thực tế
còn nhiều hạn chế, bị động và thiếu tính chuyên nghiệp.
Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước mặc dù đã
được quy định nhưng việc triển khai trên thực tế còn rất chậm, dẫn đến các chế độ và biện pháp cụ thểđể quản lý tài sản nhà nước chưa được thực hiện thống nhất tại các các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện làm căn cứđể
chỉđạo công tác quản lý tài sản nhà nước rất thiếu và yếu.
Đối với cán bộ công chức và người quản lý, việc nhận thức rõ về vai trò, quy mô, ý nghĩa của tài sản công chưa cao. Một số nơi còn lợi dụng tài sản công vì mục đích nhóm hay cá nhân, điều này thể hiện trách nhiệm quản lý không cao.
Các cơ quan trực tiếp quản lý trụ sở làm việc rất tùy tiện trong bố
trí sử dụng, chưa ý thức hết việc theo dõi báo cáo biến động trụ sở làm việc, chỉ khi xảy ra sự vụ hay cần kinh phí sửa chữa thì mới thực hiện thống kê, đánh giá.
Cuối cùng là công tác nhân sự và năng lực công chức. Đội ngũ cán bộ quản lý và kế toán có nhiều hạn chế từ nên thiếu sự thống nhất và hạn chế nhận thức trong quản lý.