Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu QUẢN lý tài sản CÔNG tại các cơ QUAN THUỘC UBND HUYỆN yên DŨNG, TỈNH bắc GIANG (Trang 55 - 59)

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Yên Dũng là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm tỉnh lỵ Bắc Giang khoảng 15 km.Với vị trí nằm liền kề với khu tam giác kinh tế phía Bắc và gần các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Thái Nguyên, Thành Phố Bắc Giang, Thành Phố Bắc Ninh, huyện Yên Dũng có lợi thế quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hoá với trung tâm này. Ranh giới hành chính của huyện:

­ Phía Bắc giáp huyện Lạng Giang và thành phố Bắc Giang

­ Phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh

­ Phía Đông Bắc giáp huyện Lục Nam và tỉnh Hải Dương

­ Phía Tây giáp huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Huyện Yên Dũng gồm 19 xã và 2 thị trấn, là huyện miền núi chiếm 5,58% tổng diện tích tự nhiên và 10,7% dân số của tỉnh Bắc Giang. Tổng diện tích tự nhiên của huyện Yên Dũng là 19.093 ha. Yên Dũng có thuận lợi cơ

bản là nằm sát thành phố Bắc Giang, trên trục đường quốc lộ 1A, nên có nhiều cơ hội để giao lưu với thị trường bên ngoài, tiếp cận với các tiến bộ

khoa học kỹ thuật.

3.1.1.2 Địa hình, khí hậu

- Địa hình: Địa hình của huyện Yên Dũng có thể chia thành 2 vùng rõ rệt: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Theo kết quả phân cấp theo địa hình tương đối, phần lớn diện tích canh tác của huyện Yên Dũng nằm ở mức địa hình vàn, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 48 

- Khí hậu: Yên Dũng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng

ẩm, mưa vào mùa hè, hanh khô vào mùa đông. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,7oC. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1500 - 1600 mm, nhưng năm cao nhất đạt tới 2358 mm. Các tháng 7, 8, 9 do mưa nhiều, cường độ mưa lớn, nên hay gây ngập úng, ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất vụ mùa. Tháng 12, tháng 1 thường có rét đậm, đôi khi có sương muối, gây khó khăn cho khâu làm mạ và gieo cấy vụ Chiêm xuân. Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1722 giờ, thuộc loại tương đối cao, thích hợp để canh tác 3 vụ trong năm.

3.1.1.3 Thuỷ văn

- Nguồn nước mặt: Huyện Yên Dũng có 3 sông lớn chảy qua, có 9 hồ

chứa và đập dâng. Sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam là nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho sản xuất của huyện, tổng chiều dài trên phần lãnh thổ huyện Yên Dũng là 65,7 km, trữ lượng nước rất dồi dào, đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng cả năm.. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt, đồng thời cũng là hệ thống tiêu thoát nước của phần lớn các xã trong huyện. Tuy nhiên, hệ thống sông này cũng là nguy cơ đe doạ lũ lụt hàng năm vào mùa mưa bão đối với huyện.

Ngoài ra, toàn huyện còn có rất nhiều ao, hồ, đầm các loại với trữ

lượng nước khá lớn, phục vụ trực tiếp cho các nhu cầu sản xuất tại chỗ. - Nguồn nước ngầm: hiện tại chưa có đủ tài liệu điều tra khảo sát về trữ

lượng nước ngầm trên toàn huyện, nhưng theo kết quả khảo sát sơ bộ thì mực nước ngầm ở vào khoảng 15 - 25m, chất lượng khá tốt, có thể khai thác để sử

dụng trong sinh hoạt và sản xuất.

- Thuỷ văn: theo tài liệu điều tra tại trạm thuỷ văn Bắc Giang cho thấy, mực nước sông trung bình tại đây là 2,18m, mực nước sông trung bình mùa lũ

là 4,3m. Mực nước lũ lớn nhất tại trạm Bắc Giang là 6,2 - 6,8m, thường xuất hiện vào tháng 8 và tháng 9. Trung bình mỗi năm có 6 - 8 cơn lũ, trong đó thường có vài trận lũ lớn trong năm (mực nước trên 6m).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 49 

3.1.1.4 Tình hình đất đai

Yên Dũng có tổng diện tích đất tự nhiên là 19.093 ha, bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người năm 2013 khoảng 1.472,78 m2/người. Trong tổng diện tích tự nhiên của huyện thì đất nông nghiệp chiếm 65,65%, đất phi nông nghiệp chiếm 33,54%, đất chưa sử dụng chiếm 0,81% (đồ thị 3.1).

65% 34%

1%

1 Đất nông nghiệp 2 Đất phi nông nghiệp 3 Đất chưa sử dụng

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu đất đai của huyện Yên Dũng năm 2013

Yên Dũng hiện có 12.534,6 ha đất nông nghiệp so với năm 2012 tăng 7,67 ha nguyên nhân do một số xã thực hiện công tác dồn điền đổi thửa đã chuyển từđất công cộng sang đất trồng lúa. Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 9.735,28 ha chiếm 50,99% tổng diện tích, trong đó: Đất trồng cây hàng năm là 9.416,92 ha, được chia thành 3 nhóm là đất trồng lúa 9.202,42 ha, đất cỏ dùng vào chăn nuôi 22,08 ha, đất trồng cây hàng năm khác 192,42 ha; đất trồng cây lâu năm có diện tích là 318,36 ha, gồm đất trồng cây ăn quả, đất trồng cây công nghiệp lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác. Tổng diện tích

đất lâm nghiệp của huyện là 2.020,64 ha, chiếm 10,58% tổng diện tích. Nhìn chung, trong những năm qua huyện Yên Dũng đã có rất nhiều cố gắng trong việc quản lý quỹ đất nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả cao nguồn tài nguyên này, tuy nhiên huyện vẫn còn 155,42 ha đất chưa sử dụng chiếm 0,81% tổng diện tích

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 50  Bảng 3.1. Tình hình sử dụng và phân bổđất đai trong 3 năm 2011 - 2013 TT LOẠI ĐẤT 2011 2012 2013 So sánh Số lượng (ha) CC (%) Số lượng (ha) CC (%) Số lượng (ha) CC (%) 12/101 13/12 Bình quân TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 19093,04 100 19093,04 100 19093,04 100 100 100

1 Đất nông lâm nghiệp 12530,28 65,63 12526,93 65,61 12534,60 65,65 99,973 100,061 100,017

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 9728,54 50,95 9725,35 50,94 9735,28 50,99 99,967 100,102 100,035 1.1.1.Đất trồng cây hàng năm 9410,08 49,29 9406,89 49,27 9416,92 49,32 99,966 100,107 100,037 - Đất trồng lúa 9195,49 48,16 9192,34 48,14 9020,42 48,20 99,966 98,130 99,048 - Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 22,08 0,12 22,08 0,12 22,08 0,12 100,000 100,000 100,000 - Đất trồng cây hàng năm khác 192,51 1,01 192,47 1,01 192,42 1,01 99,979 99,974 99,977 1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 318,46 1,67 318,46 1,67 318,36 1,67 100,000 100,000 100,000 1.2 Đất lâm nghiệp 2020,64 10,58 2020,64 10,58 2020,64 10,58 100,000 100,000 100,000 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 780,48 4,09 780,32 4,09 778,06 4,08 99,979 99,710 99,845 1.4 Đất nông nghiệp khác 0,62 0,005 0,62 0,005 0,62 0,005 100,000 100,000 100,000

2 Đất phi nông nghiệp 6407,00 33,56 6410,35 33,57 6403,02 33,54 100,052 99,886 99,969

2.1 Đất ở 2068,15 10,83 2067,93 10,83 2070,49 10,84 99,989 100,124 100,057

Đất ở tại nông thôn 1931,03 10,11 1930,82 10,11 1932,48 10,12 99,989 100,086 100,038

Đất ở tại đô thị 137,12 0,72 137,11 0,72 138,01 0,72 99,993 100,656 100,325 2.2 Đất chuyên dùng 2994,02 15,68 2997,66 15,70 2989,01 15,65 100,122 99,711 99,917 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 41,98 0,22 41.98 0,22 41.98 0,22 100,000 100,000 100,000 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 130,79 0,69 130,72 0,68 129,48 0,68 99,946 99,051 99,499 2.5 Đất sông suối và mặt nước 1170,74 6,13 1170,74 6,13 1170,74 6,13 100,000 100,000 100,000 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 1,32 0,01 1,32 0,01 1,32 0,01 100,000 100,000 100,000

3 Đất chưa sử dụng 155,76 0,82 155,76 0,82 155,42 0,81 100,00 99,782 99,891

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 51 

Một phần của tài liệu QUẢN lý tài sản CÔNG tại các cơ QUAN THUỘC UBND HUYỆN yên DŨNG, TỈNH bắc GIANG (Trang 55 - 59)