vực hành chính sự nghiệp
Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp là vấn đề cần thiết để lựa chọn những phương thức, cách thức và xác định các nguyên tắc, điều kiện vận hành phù hợp với các quy luật khách quan. Xuất phát từ thực tế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp bao gồm:
2.1.4.1 Nhóm các nhân tố từ hệ thống cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp
- Sự phù hợp của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp với thực tế:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26
Trong hệ thống cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự
nghiệp thì các yếu tố pháp luật (hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp) phản ánh hiệu lực, hiệu quả quản lý thường rõ nét nhất. Trong điều kiện chuyển cơ
chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang quản lý theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu có một hệ thống chính sách, chếđộ, quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp hợp lý, sát với thực tiễn sẽ là tiền đề thuận lợi để quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng tham ô, tham nhũng, lãng phí, thất thoát tài sản công đang xảy ra phổ biến trong xã hội. Mặt khác quá trình quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp thu được hiệu quả nhiều hay ít cũng phần lớn phụ
thuộc vào tính hợp lý, thông thoáng của chính sách. Ngược lại tính không
đồng bộ, thiếu nhất quán sẽ gây cản trở rất lớn đến hiệu lực và hiệu quả cơ
chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp. Vì vậy việc hoạch định các chính sách quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự
nghiệp phải được tiến hành một cách thận trọng, kịp thời với chất lượng cao
để soạn thảo ra các chính sách sát với thực tế, sớm đi vào đời sống xã hội phục vụ tốt nhất quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Năng lực của cán bộ công chức làm công tác quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp: cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp do đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý tài sản công hoạch định và thực thi. Do đó hiệu lực, hiệu quả cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp phụ thuộc vào năng lực của cán bộ, công chức làm công tác quản lý tài sản công trong khu vực hành chính
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27
sự nghiệp trong việc thực hiện đúng vai trò, chức năng trong xây dựng, vận hành và chấp hành đúng cơ chế quản lý. Cán bộ, công chức làm công tác quản lý tài sản công có nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp, có trình độ chuyên môn chắc, có phẩm chất đạo đức tốt (có tâm và có tầm) sẽ giúp cho quá trình quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp thu được hiệu quả.
2.1.4.2. Nhóm các nhân tố từđối tượng quản lý
Đối tượng của hệ thống quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp đó là các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các cán bộ công chức trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản. Đây là một hệ thống cực kỳ phức tạp với trình độ, năng lực, phẩm chất, nhu cầu và cách ứng xử khác nhau và do đó các phản ứng với các quyết định quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp cũng rất khác nhau. Trình độ dân trí, trình độ văn hoá, hiểu biết pháp luật của cán bộ, công chức trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản cũng quyết định tới hành vi ứng xửđối với các quyết định quản lý.
Nếu ý thức tuân thủ pháp luật và chính sách của cán bộ công chức trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản được nâng cao thì sẽ góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, trình độ văn hoá theo nghĩa rộng nhất là văn hoá pháp luật không phải tự nhiên mà có; nó bắt nguồn từ truyền thống dân tộc, sự phấn đấu rèn luyện của mỗi người và không thể thiếu sự thuyết phục, giáo dục quản lý của hệ thống chính trị trong đó có nhà nước.
2.1.4.3. Nhóm các nhân tố khách quan nằm ngoài hai nhóm nhân tố nêu trên
Đó là những yếu tố bất thường như thiên tai, định họa hoặc các nhân tố
quốc tế...
Trong thực tế, nền kinh tế luôn luôn biến động và chịu tác động của rất nhiều các nhân tố khác quan nằm ngoài ý muốn của chủ thể quản lý. Trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 điều kiện thiên tai thì việc chống đỡ với thiên nhiên là trên hết, còn việc tuân thủ pháp luật, chấp hành cơ chế chính sách của Nhà nước có thể không được quan tâm nhiều và như vậy hiệu lực của cơ chế quản lý có nguy cơ bị suy giảm. Trường hợp có chiến tranh hoặc bất ổn về chính trị đều ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu lực và hiệu quả của cơ chế quản lý.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá, quốc tế hoá thì hiệu lực, hiệu quả của cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự
nghiệp trên cơ sở cơ chế cũ sẽ giảm, thậm chí mất hiệu lực. Nếu không muốn
điều đó thì chúng ta buộc phải cải tổ lại hệ thống luật pháp, chính sách cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Như vậy điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế có
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực và hiệu quả của cơ chế quản lý cả về tư duy, nhận thức và thực tiễn vận hành cơ chế.