Cơ sở pháp lý cho việc quản lý tài sản công trong các cơ quan hành

Một phần của tài liệu QUẢN lý tài sản CÔNG tại các cơ QUAN THUỘC UBND HUYỆN yên DŨNG, TỈNH bắc GIANG (Trang 72 - 79)

chính nhà nước

Năm 2008 đánh dấu mốc quan trọng trong công tác quản lý tài sản công đó là sự chắt lọc những điểm hợp lý và tổng kết đánh giá thực hiện các văn bản trước đó. Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước sau một thời gian dài thảo luận, xây dựng, giải trình và được Quốc hội thông qua ngày 3/6/2008. Đây là chỗ dựa pháp lý cao nhất giúp các cơ quan sử dụng tài sản công và quản lý tài sản công đưa ra những hướng dẫn và thực hiện công tác quản lý một cách tiết kiệm, hiệu quả, công khai gắn trách nhiệm của các đối tượng liên quan trong quá trình quản lý.

Chúng ta có thể tóm tắt hệ thống quy phạm pháp luật liên quan đến tài sản công hiện nay như sau:

Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ

Tướng Chính phủ sửa đổi bổ sung Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/05/2007 của Thủ tướng Chính Phủ về việc “Quy định tiêu chuẩn định mức và chế độ quản lý sử dụng phương tiện đi lại trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước”.

Thông tư 89/2010/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2010 của Bộ Tài chính về việc “Hướng dẫn chế độ báo cáo công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước”.

Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính về

việc "Hướng dẫn chếđộ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cốđịnh".

Thông tư 245/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính về việc “Quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 65 

52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước”.

Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Bộ

Tài chính về việc “Ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước”.

Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/04/2012 của Bộ Tài chính quy

định việc “Đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân”.

Quyết định số 170/2006/QĐ-TTG ngày 18 tháng 7 năm 2006 của Thủ

tướng Chính phủ về việc “Ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước”.

Thông tư số 94/2006/TT-BTC ngày 09/10/2006 của Bộ Tài chính về

việc “Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 170/2006/QĐ-TTG ngày 18 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước”.

Như vậy một hệ thống văn bản pháp quy tương đối hoàn chỉnh cho đến thời điểm hiện nay liên quan đến các bước trong quá trình quản lý tài sản công.

* Quy định về tiêu chuẩn định mức sử dụng tài sản công tại cơ quan hành chính nhà nước

Một trong những cơ sở để hình thành TSNN là định mức sử dụng tài sản, đối với từng tài sản làm việc đều có định mức cho từng cán bộ công chức, biên chế của cơ quan, kinh phí NSNN cấp hàng năm… Dựa vào những cơ sở trên và đề xuất của đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản sau này, cơ quan tài chính có trách nhiệm thẩm định dự toán kinh phí sửa chữa, cải tạo tài sản và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 66 

chủ trì phối hợp với cơ quan Kế hoạch và Đầu tư xem xét nhu cầu đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản làm việc của từng cơ quan nhà nước để quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định danh mục dự án và vốn đầu tư xây dựng ghi vào dự toán ngân sách nhà nước về khoản chi cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới trụ sở làm việc theo đúng Luật ngân sách Nhà nước.

Hiện nay tiêu chuẩn định mức sử dụng tài sản làm việc được xác định cho từng chức danh cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên trong cơ quan hành chính cụ thể như sau:

Bảng 4.1. Tiêu chuẩn định mức sử dụng trụ sở làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước

TT Chức danh

Tiêu chuẩn diện tích cho 1 chỗ làm

việc (m2/người)

1 Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và các chức vụ

có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,9 đến dưới 1,05

20 - 25

2 Phó Bí thư, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, chuyên viên cao cấp và các chức vụ có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,7 đến dưới 0,9

12 - 15

3 Trưởng, Phó phòng, ban các cấp, chuyên viên

chính và các chức danh tương đương 10 - 12 4 Chuyên viên và các chức danh tương đương. 8 - 10 5 Cán sự, nhân viên thực hành nghiệp vụ kỹ thuật 6 - 8 6 Nhân viên làm công tác phục vụ 5 - 6

Nguồn: Quyết định 260/2006/QĐ-TTg

Ngoài phòng làm việc, cán bộ công chức và nhân viên các cơ quan thuộc UBND huyện còn được trang bị bàn ghế, máy tính, điện thoại và các trang thiết bị khác theo qui định của từng chức danh như trong bảng 4.2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 67 

Bảng 4.2. Tiêu chuẩn, định mức trang bị thiết bị và phương tiện làm việc (Tính cho 1 người làm việc)

TT Danh mục trang thiết bị Sốtố li ượđa ng

Kinh phí tối đa

(tr.đồng)

I Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND huyện

1 Bàn và ghế ngồi làm việc 1 bộ 2 Tủđựng tài liệu, trưng bày 2 chiếc 35

3 Máy vi tính để bàn (bao gồm cả bàn vi tính, lưu điện) 1 chiếc

4 Máy in 1 chiếc

5 Điện thoại cốđịnh 1 máy

II PCT HĐND, PCT UBND huyện và tương đương

1 Bàn và ghế ngồi làm việc 1 bộ 2 Tủđựng tài liệu, trưng bày 2 chiếc 3 Máy vi tính để bàn (bao gồm cả bàn vi tính, lưu điện) 1 chiếc 30

4 Máy in 1 chiếc

5 Điện thoại cốđịnh 1 máy

III Chánh, Phó Văn phòng HĐND, UBND huyện; Trưởng, Phó phòng cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, HĐND huyện và tương đương

1 Bàn và ghế ngồi làm việc 1 bộ 2 Tủđựng tài liệu 1 chiếc 20 3 Máy vi tính để bàn (bao gồm cả bàn vi tính, lưu điện) 1 chiếc

IV Cán bộ, công chức của UBND, HĐND huyện và cơ

quan khác tương đương

1 Bàn và ghế ngồi làm việc 1 bộ 4

2 Tủđựng tài liệu 1 chiếc

V Nhân viên của UBND, HĐND huyện và cơ quan khác

tương đương 2

1 Bàn và ghế ngồi làm việc 1 bộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 68 

Bảng 4.3. Tiêu chuẩn, định mức trang bị thiết bị và phương tiện làm việc (Tính cho 1 phòng làm việc)  

TT Danh mục trang thiết bị của phòng làm việc

Số lượng tối đa Kinh phí tối đa (tr. đồng) I Phòng làm việc của CT HĐND, CT UBND huyện 1 Bộ bàn ghế họp 1 bộ 10 2 Các trang thiết bị khác (nếu cần) II Phòng làm việc của PCT HĐND, PCT UBND huyện 1 Bộ bàn ghế họp, tiếp khách 1 bộ 8 2 Các trang thiết bị khác (nếu cần) III Phòng làm việc của Chánh, Phó văn phòng HĐND,

UBND huyện; Trưởng, Phó phòng và tương đương 6

1 Bộ bàn ghế họp, tiếp khách 1 bộ

2 Điện thoại cốđịnh 1 máy

3 Phòng làm việc của Chánh văn phòng UBND huyện 7 IV Phòng làm việc cán bộ, công chức, viên chức của

UBND, HĐND huyện và tương đương

1 Bộ bàn ghế họp, tiếp khách 1 bộ 45

2 Máy vi tính để bàn (bao gồm cả bàn vi tính, lưu điện) 2 chiếc

3 Máy in 1 chiếc 4 Điện thoại cốđịnh 1 máy V Phòng hành chính văn thư của UBND, HĐND huyện 1 Bộ bàn ghế họp 1 bộ 2 Tủđựng tài liệu 2 chiếc 3 Giá đựng công văn đi, đến 1 bộ 35 4 Máy vi tính để bàn 1 chiếc 5 Máy in 1 chiếc 6 Điện thoại cốđịnh 1 máy

VI Văn phòng HĐND, UBND huyện, cơ quan chuyên môn

1 Máy Photocopy 1 chiếc 70

2 Máy fax 2 chiếc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 69 

Như vậy về quy định pháp luật khá đầy đủ, nhưng trên thực tế hiện nay việc sắp xếp bố trí tài sản theo định mức chủ yếu là định tính. Công tác định lượng chỉ diễn ra trong giai đoạn đầu tiên khi xây mới, mua mới hay điều chuyển. Nhưng sau khi bàn giao rồi và trong quá trình sử dụng, công việc phát sinh nhiều, biên chế tăng nhưng diện tích sử dụng, phương tiện làm việc thường không có sự tăng giảm tương ứng.

Các tài sản công của cơ quan thuộc UBND huyện Yên Dũng được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau đây:

- Trụ sở làm việc được hình thành bằng hình thức tiếp quản, tính đến thời điểm hiện nay đều phải xây mới hay cải tạo lại. Chỉ còn rất ít công trình là có thể sử dụng đựơc hoàn chỉnh. Vì vậy quản lý quá trình hình thành chủ yếu tập trung vào đầu tư xây mới, nâng cấp mở rộng trụ sở làm việc hiện có.

- Các trang thiết bị, máy móc văn phòng, bàn ghế, tủđựng tài liệu... được mua từ tiền ngân sách Nhà nước. Hàng năm các tài sản, trang thiết bị, dụng cụ được kiểm kê theo dõi tình hình sử dụng, được duy tu bảo dưỡng theo định kỳ

nhằm kéo dài thời gian sử dụng và nâng cao chất lượng sử dụng các tài sản, trang thiết bị này vào hoạt động của cơ quan.

- Việc đầu tư xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp trụ sở làm việc, mua sắm, trang thiết bị dụng cụ làm việc phải tuân thủ các điều kiện sau:

Thứ nhất: Chưa có trụ sở làm việc, chưa đủ trang thiết bị hoặc trụ sở

làm việc và trang thiết bị hiện có đã xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng phải phá dỡ xây dựng lại, hỏng hóc phải hủy bỏ

hoặc diện tích trụ sở làm việc hiện có chỉ đảm bảo dưới 70% mức quy định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, trang thiết bị làm việc (như trong các bảng nêu trên). Đồng thời phải có trong quy hoạch đầu tư xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 70 

Thứ hai: Xác định nhu cầu và lập dự án đầu tư xây dựng mới, mở

rộng, nâng cấp trụ sở làm việc, mua sắm trang thiết bị. Các cơ quan căn cứ

vào quy hoạch đầu tư xây dựng hệ thống trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức khảo sát và lập dự án đầu tư gửi cho cơ quan chủ

quản cấp trên, đồng thời gửi cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan quyết định

đầu tư chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình theo quy định hiện hành của Nhà nước. UBND huyện căn cứ vào khả năng ngân sách nhà nước dành cho việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, mua sắm tài sản căn cứ vào báo cáo thẩm định dự án đầu tư của cơ quan chức năng để quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp trụ sở làm việc, mua sắm tài sản cho từng cơ quan theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.

- Việc sửa chữa, cải tạo trụ sở và phương tiện làm việc sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên hàng năm của Ngân sách nhà nước. Công việc này

được thực hiện khi trụ sở, phương tiện làm việc bị hư hỏng, xuống cấp (bao gồm việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn công trình). Hàng năm, cùng với việc lập dự toán ngân sách nhà nước, từng cơ quan căn cứ vào nhu cầu cần thiết cải tạo, sửa chữa trụ sở, phương tiện làm việc của đơn vị

mình, lập dự toán chi cải tạo, sửa chữa trụ sở làm việc gửi cơ quan chủ quản cấp trên để tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan tài chính căn cứ vào thời gian sử dụng, thực trạng của tài sản để xác định nhu cầu cải tạo, sửa chữa trụ sở của đơn vị và tổng hợp vào dự toán Ngân sách nhà nước báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước. Thực tế công việc này mỗi nơi diễn ra một khác mặc dù quy trình đã có, vì Ngân sách được phân cấp và tương đối độc lập, tình hình thiếu ngân sách hay chưa có nguồn thường là trở ngại cho công tác duy tu sửa chữa trong khi nhu cầu cấp thiết là có thực.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 71 

Một phần của tài liệu QUẢN lý tài sản CÔNG tại các cơ QUAN THUỘC UBND HUYỆN yên DŨNG, TỈNH bắc GIANG (Trang 72 - 79)