Các nhân tố thuộc về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu QUẢN lý tài sản CÔNG tại các cơ QUAN THUỘC UBND HUYỆN yên DŨNG, TỈNH bắc GIANG (Trang 103 - 105)

- Tài sản nhà nước trải qua một thời gian dài được quản lý, sử dụng theo cơ chế bao cấp; quan hệ tài sản giữa nhà nước với cơ quan, đơn vị sử

dụng cơ bản chỉ là cấp và thu hồi tài sản; các cơ chế mới về quản lý sử dụng tài sản nhà nước mới ban hành chưa gắn quản lý tài sản về hiện vật với quản lý, bảo vệ giá trị tài sản và hiệu quả sử dụng tài sản cũng như chưa gắn với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 96 

yêu cầu nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và hoạt động của cơ quan, tổ chức

được giao quản lý, sử dụng.

- Nhà nước với tư cách là người đại diện sở hữu toàn dân đối với tài sản nhà nước, nhưng chưa thực hiện tốt vai trò ban hành chính sách, pháp luật và chưa thực hiện tốt trách nhiệm kiểm tra, giám sát tình hình quản lý tài sản nhà nước tại các các cơ quan, đơn vị được nhà nước giao quản lý, sử dụng tài sản. Các cơ quan chưa theo dõi đầy đủ, kịp thời về số lượng, giá trị và tình hình biến động tài sản nhà nước thuộc phạm vi mình quản lý. Các vi phạm của các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý sử dụng tài sản nhà nước chưa được phát hiện kịp thời và khi phát hiện được lại chưa xử lý nghiêm minh, dẫn đến các tồn tại này vẫn kéo dài.

- Cơ chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước không gắn với cơ chế tổ

chức thực hiện dẫn đến hiệu lực của văn bản pháp luật về quản lý tài sản nhà nước không cao đối với công tác quản lý tài sản nhà nước. Ví dụ: nguyên tắc thẩm định đầu tư, mua sắm tài sản nhà nước để quản lý tài sản nhà nước ngay từ khâu hình thành tài sản đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể về quy trình thực hiện; tổ chức bộ máy quản lý tài sản nhà nước các cấp là bộ phận giúp chính quyền các cấp, thủ trưởng bộ, ngành thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước mặc dù đã được quy định nhưng việc triển khai trên thực tế còn rất chậm.

- Chế tài xử lý các sai phạm trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước còn yếu, thiếu và chưa đồng bộ, việc tổ chức xử lý chưa kiên quyết và thiếu kịp thời, dẫn đến hiệu lực và hiệu quả thấp nên chưa đủ sức đẩy lùi các tiêu cực. Tình trạng sai phạm trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đã và đang diễn ra.

- Quản lý tài sản công được điều chỉnh ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật dẫn đến chồng chéo như đất đai là trụ sở làm việc vừa được điều tiết bởi Luật đất đai, vừa được điều chỉnh bởi Luật quản lý, sử dụng TSNN.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 97 

- Công tác tổ chức ngân sách nhà nước hiện nay tách rời giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển dẫn đến việc khai thác không hiệu quả giai đoạn

đầu khi đưa trụ sở vào hoạt động. Vì ngân sách theo năm một, chi đầu tư do Bộ Kế hoạch đầu tư lập, chi thường xuyên do Bộ Tài chính cân đối. Nếu công trình đi vào hoạt động trong năm, những tháng còn lại không có kinh phí cân

đối điều này sẽ dẫn đến xuống cấp nhanh hay chậm đi vào khai thác gây lãng phí. Cùng với đó là công tác buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra của cơ quan chức năng tại các khâu như chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, quản lý sử

dụng…trải qua một thời kỳ dài buông lỏng nên trở thành thói quen khó khăn cho công tác siết chặt quản lý và đổi mới phương pháp làm việc.

- Các cơ quan quan tâm chủ yếu đến kinh phí, xin kinh phí mà chưa chú ý đến việc hiệu quả quản lý và quy trình theo quy định văn bản pháp luật nên tồn tại hạn chế trong nhận thức và quản lý tài sản công. Công tác quản lý tài sản công chưa gắn kết các công đoạn dự toán, giải ngân và quyết toán kinh phí đầu tư, mua mới, sửa chữa.

- Chế tài xử phạt trong vi phạm chính sách chưa nghiêm kể cả với người đứng đầu, xử lý sai phạm chưa kiên quyết, triệt để mang tính hình thức, hành chính.

Một phần của tài liệu QUẢN lý tài sản CÔNG tại các cơ QUAN THUỘC UBND HUYỆN yên DŨNG, TỈNH bắc GIANG (Trang 103 - 105)