Bài học kinh nghiệm về quản lý tài sản công cho Việt Nam

Một phần của tài liệu QUẢN lý tài sản CÔNG tại các cơ QUAN THUỘC UBND HUYỆN yên DŨNG, TỈNH bắc GIANG (Trang 45)

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp của một số nước nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét liên quan đến việc vận dụng để nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đó là:

Một là, việc cải cách (hoàn thiện) cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp. Việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp ở một nước là vấn đề đặt ra rất cấp thiết. Việc hoàn thiện các cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp bằng văn bản quy phạm pháp luật ở cấp độ luật và các văn bản dưới luật tạo thành hệ thống pháp luật về quản lý tài sản công là cần thiết ở tất cả các nước. Nhờ có hệ thống pháp luật, đã tạo ra cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý tài sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 38 

công giám sát, kiểm tra các cơ quan sử dụng tài sản công, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý tài sản công. Với nỗ lực của mình, chính quyền trung ương cần phải xây dựng một khung pháp lý rõ ràng nhằm bảo đảm cho việc quản lý tài sản công đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm, hạn chế thất thoát hoặc sử dụng lãng phí. Mỗi nước đều xây dựng những chính sách làm thay đổi cơ bản việc quản lý tài sản công. Tuy nhiên, các chính sách giữa các nước là không giống nhau. Ví dụ như: chính sách của Canađa là cân bằng giữa vấn đề môi trường và kinh tế, Úc và NewZealand lại nghiêng về hiệu quả sử dụng của tài sản công dựa trên các tiêu chí của thị trường. Điều này không có nghĩa là phải xây dựng chính sách riêng đối với lĩnh vực quản lý tài sản công. Úc đã áp dụng “Quy tắc quản lý tài sản” trong khi đó NewZealand thì có “Nguyên tắc quản lý chung” áp dụng đối với quản lý nói chung trong đó có quản lý tài sản công.

Ở Pháp, Hàn quốc ban hành Luật quản lý tài sản công... điều quan trọng là trong mỗi trường hợp dù có chính sách chung hay là chính sách riêng thì việc thực thi các chính sách này phải từ cấp Chính phủ và phải áp dụng đối với tất cả các tài sản công thuộc quyền quản lý của Chính phủ.

Hiện tại nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Hệ thống pháp luật về tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp cũng đang dần được hoàn thiện cho phù hợp với thực tế

và thông lệ quốc tế.

Thực tế hiện nay, tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp còn bị sử dụng sai mục đích, lãng phí nên việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công ở Việt Nam đang được đặt ra là một vấn đề cấp thiết. Trước yêu cầu trên, tại kỳ họp thứ ba Quốc hội khoá XII, Quốc hội ban hành Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất cho việc quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp. Việc ban hành Luật Quản lý, sử

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 39 

dụng tài sản nhà nước nhằm góp phần quan trọng vào mặt trận chống tham nhũng, tiêu cực, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng. Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ra đời có vị trí quan trọng trong hệ

thống pháp luật về kinh tế - tài chính của Nhà nước, là công cụ pháp lý để

kiểm tra, kiểm soát việc quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự

nghiệp, đồng thời nâng cao vai trò và địa vị pháp lý của Bộ Tài chính trong việc quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp.

Hai là, về áp dụng quan điểm thị trường khi hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp: việc chuyển cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp sang quan điểm thị trường có nghĩa là phải tạo ra các quan hệ thị trường, tuân thủ các nguyên tắc thị trường. Khi hoàn thiện cơ chế quản lý, hầu hết các nước đều áp dụng quan điểm thị

trường trong việc quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp. Ví dụ như: Ở Canada phần lớn tài sản làm việc của cơ quan nhà nước là đi thuê;

ở Trung quốc, Australia việc đầu tư xây dựng mới, mua sắm, bán, chuyển nhượng, thanh lý tài sản đều được thực hiện qua các tổ chức chuyên nghiệp.

điều này cho phép giảm sự dôi dư tài sản, đảm bảo cho tài sản được mua sắm, quản lý, sử dụng, xử lý một cách minh bạch, hiệu quả, tiết kiệm.

Thực tiễn ở Việt Nam, việc áp dụng quan điểm thị trường trong cơ chế

quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp chỉ mới được bắt

đầu. điều đó thể hiện ở chỗ: hầu hết các tài sản phục vụ hoạt động của các cơ

quan, đơn vị, tổ chức nhà nước đều được Nhà nước đầu tư xây dựng mua sắm và thuộc sở hữu nhà nước. Thực tế này đòi hỏi Nhà nước phải bỏ ra một nguồn lực lớn ngân sách hàng năm cho công tác đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản, đồng thời cũng tạo ra một lượng lớn giá trị tài sản tồn đọng. Việc đầu tư, xây dựng, mua sắm, xử lý tài sản đều do các đơn vị tự tổ chức thực hiện dẫn kém hiệu quả, bởi các đơn vị không có chuyên môn về nghiệp vụ đầu tư mua sắm, thanh lý tài sản.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 40 

Do vậy, cần vận dụng triệt để quan điểm này trong việc hoàn thiện cơ

chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp theo nguyên tắc: Không nhất thiết nhà nước nắm giữ, đầu tư toàn bộ tài sản cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp mà cho phép thuê tài sản để phục vụ hoạt động cho các cơ quan, đơn vị. đối với những tài sản nếu xét thấy sử dụng không hiệu quả, không cần nắm giữ, hoặc cân nhắc nếu thuê hiệu quả hơn thì thanh lý (bán) tài sản, thu tiền đầu tư vào nhiệm vụ khác của Nhà nước; Cần nghiên cứu mô hình tổ chức mua sắm tài sản công để tập trung mua sắm và thanh lý một số loại tài sản nhất định của cơ quan, đơn vị, tổ chức của nhà nước, đảm bảo tính hiệu quả và chuyên nghiệp của nền kinh tế thị trường.

Ba là, về nguyên tắc hiệu quả, công khai, minh bạch trong quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp: theo nguyên tắc này mọi quyết

định đầu tư xây dựng mua sắm, sử dụng, khai thác và thanh lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp phải đảm bảo tính hiệu quả với ý thức tiết kiệm, công tâm, đồng thời phải thực hiện theo cơ chế đấu thầu, đấu giá, phải công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và phải giải trình với quốc hội, với cơ quan dân cử, cơ quan có chức năng quản lý tài sản. đây là cơ

chế quản lý hiệu quả để xác định kết quả công việc và cơ chế này sẽ khiến những người được giao trách nhiệm quản lý tài sản phải đưa ra các quyết định

đúng đắn trong việc quản lý, sử dụng và xử lý tài sản.

Ở Việt Nam, cơ chế chịu trách nhiệm giải trình đã được quy định và tổ

chức thực hiện trong thực tế thông qua việc báo cáo tình hình sử dụng tài sản; bảo vệ trong lập dự toán ngân sách và quyết toán kinh phí ngân sách; giải trình, báo cáo trước Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp về tình hình quản lý tài chính (trong đó có quản lý tài sản công) và cơ chế giám sát của Quốc Hội, Hội đồng nhân dân các cấp, mặt trận tổ quốc và các cá nhân... Tuy nhiên, thực tế này diễn ra vẫn chưa thường xuyên, sâu sát, thiếu tính hiệu quả và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 41 

chưa thật sự trở thành nguyên tắc, phổ biến trong xã hội. Cơ chế chịu trách nhiệm giải trình, gắn chặt với việc công khai, minh bạch, đẩy mạnh công tác kiểm toán, kiểm tram, giám sát nếu được triển khai tốt trong thực tế sẽ là điều kiện kiên quyết trong việc nâng cao hiệu quả cơ chế tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp.

Bốn là, các công cụ quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp. 1. Về mô hình cơ quan quản lý tài sản công. Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý tài sản ở các nước, có thể rút ra 3 mô hình sau:

- Một cơ quan Chính phủ chuyên về quản lý tài sản hoạt động trong một môi trường mở đối với cạnh tranh từ khu vực tư nhân. Đây là mô hình của Trung quốc, Pháp;

- Công ty thuộc sở hữu nhà nước thực hiện quản lý tài sản và cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuê. Ví dụ: Công ty quản lý đất đai, bất động sản Canada;

- Các công ty khu vực tư nhân về quản lý tài sản trên cơ sở hợp đồng.

Đây là trường hợp công ty United Process Solutions của Úc.

Từ kinh nghiệm nêu trên cho thấy việc Chính phủ thành lập cơ quan chuyên trách quản lý tài sản công; đồng thời Nhà nước quản lý tài sản công từ

khâu mua sắm, bố trí, sử dụng, xử lý tài sản công thông qua các tổ chức sự

nghiệp hoặc công ty nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận đã bảo

đảm cho việc sử dụng tài sản công của các cơ quan, đơn vị phù hợp với nhu cầu, tiêu chuẩn, định mức không có hiện tượng thiếu hay dư thừa tài sản; vừa tiết kiệm, vừa phát huy được hết công suất sử dụng của tài sản.

Từ kinh nghiệm này, Nhà nước ta cần phải xây dựng cơ quan chuyên trách quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp của Nhà nước ở

Trung ương, địa phương tại các Bộ, ngành, các cơ quan hành chính, đơn vị sự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 42  đồng thời nghiên cứu thành lập tổ chức để thực hiện các dịch vụ công như: mua sắm tập trung, quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, cho các cơ

quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuê tài sản theo hợp đồng kinh tế... Thông qua đó sẽ làm cho tài sản công trong khu vực hành chính sự

nghiệp phát huy được hiệu quả cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện

đại hoá đất nước.

2. Hệ thống chính sách quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp

- Một số nước đã sử dụng đòn bẩy kinh tế để khuyến khích các cơ

quan, đơn vị sử dụng tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp hiệu quả, tiết kiệm thông qua các chính sách: cho phép các cơ quan, đơn vị được bán tài sản làm việc dôi dư, số tiền thu được đểđầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp tài sản làm việc; cho phép các đơn vị sự nghiệp được chuyển hoặc sử

dụng tài sản công vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, từđó đã đem lại nguồn kinh tế không nhỏđể tái đầu tư tài sản hoặc sửa chữa, nâng cấp tài sản công.

Việc cho phép các cơ quan, đơn vị được bán tài sản làm việc dôi dư, số

tiền thu được để đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa tài sản làm việc đã bắt đầu được đưa vào vận dụng ở Việt Nam từ năm 2001 bằng Quyết định số

80/2001/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý, sắp xếp lại nhà đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (nay đã được triển khai rộng khắp cả nước theo Quyết định số 09/2007/QĐ- TTg). đây là một biện pháp tài chính nhằm quản lý tài sản làm việc nên mức

độ tác động rất lớn và được các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đồng tình ủng hộ và quan tâm. Việc cho phép các đơn vị sự nghiệp được chuyển hoặc sử dụng tài sản công vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụđược bắt đầu thực hiện ở Việt Nam từ năm 2006, bằng Quyết định số 202/2006/QĐ-TTg ngày 31/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 43 

nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập. Qua thời gian triển khai thực hiện các chính sách nêu trên bước đầu đã có kết quảđáng khích lệ.

Do vậy, từ kinh nghiệm này, Nhà nước ta thực hiện tốt việc xử lý, sắp xếp lại nhà đất thuộc sở hữu nhà nước nhằm khai thác nguồn lực từđất đai, tài sản công để tạo điều kiện cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp hiện

đại hoá trụ sở; ngăn chặn tình trạng lãng phí, thất thoát tài sản công. Đồng thời phải tạo cơ chế thông thoáng hơn nữa cho các đơn vị sự nghiệp để huy động và sử dụng có hiệu quả tài sản công nhằm cung ứng một cách tốt nhất các dịch vụ công cho xã hội.

- Về việc lập dự toán đầu tư mua sắm tài sản theo phương phức quản lý ngân sách theo đầu ra và tính toán hiệu quả khi quyết định đầu tư, mua sắm tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp: Ở Úc việc quản lý tài sản công thông qua kết quả đầu ra: theo đó việc đầu tư, xây dựng mua sắm, quản lý, sử dụng, thanh lý tài sản được căn cứ chủ yếu vào chất lượng và kết quả đầu ra của dịch vụ công mà đơn vị đó cung cấp như: số học sinh tốt nghiệp hàng năm, tỷ lệđỗ cao... đối với trường học; số bệnh nhân được chữa bệnh, số

ca phẫu thuật thành công... đối với bệnh viện. Chi phí gắn với quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản công đã được tính đến như là chi phí đầu vào cho hoạt động của Chính phủ, thông qua rất nhiều công cụ ngân sách và kế toán. Do vậy, việc đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản công sẽ hiệu quả.

Ở Việt Nam hiện nay, việc lập dự toán đầu tư, mua sắm tài sản vẫn

được thực hiện theo cơ chế quản lý ngân sách theo các khoản mục đầu vào; quản lý ngân sách theo cơ chế này không chú trọng đến các đầu ra và kết quả

trong việc thực hiện các mục tiêu đã định. Mặt khác, nhiều đơn vị thực hiện

đầu tư, mua sắm tài sản không tính đến hiệu quả. Do vậy, cần vận dụng kinh nghiệm này vào Việt Nam để hoàn thiện chính sách phân bổ và sử dụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 44 

nguồn lực tài chính công cho việc đầu tư, mua sắm tài sản công có hiệu quả

nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ công cung cấp cho xã hội. - Về phân cấp trong quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự

nghiệp. Nhìn chung, tại các nước nêu trên đã phân định rõ tài sản của chính quyền trung ương và tài sản của chính quyền các địa phương (các bang, tỉnh, huyện ...); đồng thời đều giao quyền quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp cho các tổ chức độc lập và các cơ quan khác gắn với trách

Một phần của tài liệu QUẢN lý tài sản CÔNG tại các cơ QUAN THUỘC UBND HUYỆN yên DŨNG, TỈNH bắc GIANG (Trang 45)