huyện Tên Dũng thời gian tới
Thực trạng trên chứng tỏ chất lượng công tác quản lý tài sản tại các cơ
quan thuộc UBND huyện Yên Dũng còn nhiều bất cập, vì vậy, rất cần có các giải pháp định hướng nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý tài sản của cấp chính quyền cơ sở góp phần đảm bảo phục vụ yêu cầu công tác và đưa công tác quản lý tài sản chung của huyện đi vào hoạt động có nền nếp, phát huy hiệu quả, tiết kiệm chi tiêu ngân sách, chống lãng phí. Các giải pháp đó có thể khái quát như sau:
4.3.2.1. Tăng cường giám sát việc mua sắm và sử dụng tài sản công, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng tiêu chuẩn qui định
Để khắc phục được tình trạng các cơ quan quản lý nhà nước còn chưa thực sự quản lý, theo dõi sát được thực trạng và biến động của tài sản nhà nước trên thực tế hiện nay như thế nào để có biện pháp quản lý phù hợp, thì thủ trưởng các cơ quan, tổ chức được giao trực tiếp quản lý và sử dụng tài sản phải thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình tài sản của cơ quan mình trong phạm vi trách nhiệm của mình thì đề nghị nên bổ sung quy định xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong việc định kỳ báo cáo trước UBND huyện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 101
về tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trong phạm vi cơ quan đẻ ủy ban nhân dân có trách nhiệm định kỳ báo cáo trước Hội đồng nhân dân huyện tình hình quản lý và sử dụng tài sản nhà nước trong phạm vi quản lý của mình. Hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản nhà nước cần được xác định là một trong những căn cứ để đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
4.3.2.2. Tăng cường công tác thánh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong quản lý và sử dụng tài sản công
Để khắc phục tình trạng sử dụng tài sản nhà nước sai mục đích, sai tiêu chuẩn, định mức, chếđộ, lãng phí xảy ra ở các lĩnh vực, các cơ quan, tổ chức,
đề nghị các cơ quan thanh tra, kiểm tra có chế tài mạnh đối với những hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Cần lưu ý việc giao, cấp phát tài sản nhà nước cho các cơ quan, tổ chức phải thực hiện đúng kế hoạch.
4.3.2.3.Triển khai các văn bản và hướng dẫn nghiệp vụ quản lý tài sản công
Trên cơ sở các Luật Kế toán, Luật Ngân sách, Luật về Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; các nghị định, thông tư và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài Chính, UBND tỉnh.. và từ thực tiễn nhiệm vụ được giao Sở Tài chính cấp tỉnh xây dựng văn bản hướng dẫn các đơn vị:
Thứ nhất, triển khai cho tất cả các đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán đơn vị cơ sở trực thuộc việc thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; hướng dẫn thực hiện các bước theo quy trình, trình tự mua sắm, thanh lý, ghi tăng, ghi giảm tài sản cốđịnh...;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 102
Thứ hai, kiểm kê, kê khai tài sản để nắm bắt được tình hình thực tế của tài sản xem còn hay mất;
Thứ ba, hướng dẫn các đơn vị căn cứ các số liệu trên sổ kế toán và hồ
sơ của tài sản cốđịnh để xác định nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định làm cơ sở lập danh mục tài sản cốđịnh theo tiêu chuẩn mới, tiếp tục theo dõi, quản lý, sử dụng các tài sản cốđịnh này theo các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số hao mòn lũy kế theo đúng như quy định;
Thứ tư, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài sản công (Công khai cả dự toán, hình thức mua, giá trị mua...); không chỉ được tiến hành theo định kỳ mà phải làm thường xuyên tránh trường hợp lãng phí, gây thất thoát.
Đối với các đơn vị
Một là, khẩn trương ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Việc ban hành Quy chế này không những góp phần phân
định rõ quyền và nghĩa vụ của từng bộ phận, cá nhân đối với từng khâu, từng việc trong quy trình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước mà còn là cơ sởđể xác
định mức độ vi phạm của từng cá nhân trong đơn vị khi xảy ra sai phạm, từ đó xác định mức nộp phạt và khắc phục hậu quả của từng cá nhân.
Hai là, thực hiện đúng trình tự mua sắm, thanh lý, ghi tăng, ghi giảm tài sản cốđịnh;
Ba là, đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước; hiện đại hóa công tác quản lý công sản qua phần mềm kế toán;
Bốn là, hàng năm thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý, sử
dụng tài sản công; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
Năm là, đối với quản lý tài chính vềđất đai: yêu cầu các đơn vị rà soát số lượng đất được giao, số còn lại, đánh giá nguyên nhân thiếu hụt và áp giá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 103
đất theo khung giá đất chung của tỉnh và ghi tăng giá trị tài sản trên hệ thống tài khoản kế toán.
Sáu là, yêu cầu thực hiện đúng các quy định, quy chế đã ban hành như
quy chế chi tiêu nội bộ, tránh tình trạng ban hành đểđối phó hoặc ban hành ra không áp dụng như (Sử dụng điện, nước: Hết giờ làm việc phòng và cá nhân các phải đảm bảo ngắt hết điện sáng và các thiết bị điện không sử dụng, nếu gây lãng phí, vi phạm quy định lần đầu nhắc nhở, lần thứ 2 trở đi bị phạt tiền 100.000đ/lần; trưởng phòng chịu trách nhiệm nộp vào nguồn tiết kiệm của cơ
quan và bị kỷ luật theo mức độ vi phạm hoặc về tài sản; cán bộ các cấp được giao quản lý sử dụng tài sản nếu làm hỏng và thất thoát không có lý do chính
đáng thì cá nhân đó phải chịu bồi thường thiệt hại theo mức độ sai phạm gây ra).
Đối với kế toán
Kế toán các đơn vị phải tự nghiên cứu kỹ các Luật Kế toán, Luật Ngân sách, Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; hệ thống các văn bản, hướng dẫn như: Nghị định, Thông tư, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, UBND tỉnh... để vận dụng tham mưu cho thủ trưởng đơn vị quản lý điều hành. Đồng thời, phải thực hiện đúng quy trình theo dõi tài sản. Lập sổ sách theo dõi tài sản theo đúng quy định, số liệu trong sổ sách phải khớp đúng với báo cáo quyết toán và đối chiếu chéo giữa tài khoản, thực tế và sổ sách.
Việc kê khai tài sản qua phần mềm kế toán đòi hỏi cán bộ kế toán phải theo dõi tài sản chi tiết đầy đủ các thông tin như ký mã hiệu tài sản, nước sản xuất, năm đưa vào sử dụng, nguyên giá, tỷ lệ khấu hao có như vậy mới làm cơ
sở khai báo vào phần mềm kế toán để theo dõi, quản lý một cách có hệ thống, vì vậy, yêu cầu kế toán đơn vị khai báo những tài sản mua sắm mới còn những tài sản đã gần hết khấu hao hoặc đã hết khấu hao nhưng chưa thanh lý vẫn theo dõi trên bản Excel cho đến khi thanh lý. Ngoài ra, kế toán các đơn vị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 104
phải lập và nộp đúng hạn các báo cáo cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ
quan tài chính theo quy định.
Tổ chức tốt việc xây dựng và thực hiện những định hướng đổi mới cơ
chế quản lý tài sản công trên đây là nhằm vừa thực hiện quản lý chặt chẽ tài sản công, vừa thực hiện khai thác cao nhất hiệu quả sử dụng tài sản công.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 105
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Quản lý tài sản công là một trong những nội dung lớn của quản lý tài chính công. Hiệu quả của quản lý là thước đo hiệu quả quản lý kinh tế và quản lý nhà nước nói chung. Đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao trong quá trình mà huyện Yên Dũng đang từng bước hội nhập. Yêu cầu cải cách hành chính và tài chính công đặt ra như những trụ cột của cải cách thể chế nhà nước.
Nhận thức rõ vai trò quản lý tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND huyện Yên Dũng trong quá trình thực hiện HĐND, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan nhà nước thực hiện Luật quản lý sử dung TSNN, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, các quyết định của chính phủ, bộ ngành, UBND tỉnh về công tác quản lý TSNN theo đúng quy định. Điều đó đã khắc phục được những hạn chế, yếu kém thông qua việc thực hiện các giải pháp và mô hình
được tổng hợp nghiên cứu của các cơ quan chức năng, các tác giả quan tâm
đến tài sản công.
Trên cơ sở các văn bản qui định của Nhà nước, luận văn đã tổng hợp có các lý thuyết chung về quản lý tài sản công như các định mức sử dụng cho từng chức danh cán bộ công chức, từng đơn vị, các qui định về mua sắm, kiểm kê, điều chuyển và thanh lý tài sản công.
Thông qua việc phân tích số liệu về các loại tài sản, trang thiết bị, dụng cụ văn phòng được trang bị cho các đơn vị chủ yếu thuộc quyền quản lý của UBND huyện Yên Dũng như Văn phòng HĐND-UBND huyện, phòng Kế
hoạch - Tài chính, phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Tài nguyên và Môi trường luận văn đã rút ra một số kết luận về thực trạng quản lý, phân bổ, sử dụng, điều chuyển, kiểm kê và thanh lý tài sản công của huyện Yên Dũng thời gian qua. Thực tế cho thấy việc sử dụng tài sản công của các chức danh cán bộ, các phòng ban trực thuộc UBND huyện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 106
Yên Dũng thời gian qua đều đúng chế độ qui định của Nhà nước. Tuy nhiên việc mua sắm trang bị chưa thực hiện đúng kế hoạch và huyện cũng chưa xây dựng được kế hoạch mua sắm trang bị các loại tài sản do chính sách hạn chế
chi tiêu công của Chính phủ. Việc mua sắm thêm tài sản trong những năm qua chủ yếu bổ sung các dụng cụ văn phòng phục vụ công việc như mua máy vi tính, máy in, quạt, bàn ghế, tủ đựng tài liệu,.. Việc mua sắm đã thực hiện
đúng qui định của Nhà nước. Việc quản lý chưa theo đúng các qui định như
việc kiểm tra định kỳ các tài sản để phát hiện các hỏng hóc nhằm sửa chữa kịp thời chưa làm được. Hàng năm, các đơn vị chỉ tiến hành kiểm kê vào cuối năm sau đó lập báo cáo gửi về Văn phòng UBND huyện. Việc theo dõi các tài sản làm chưa đúng với qui định nên dẫn đến nhiều tài sản sử dụng còn lãng phí, nhiều đơn vị thừa nhưng nhiều đơn vị lại thiếu cùng một loại tài sản nên việc sử dụng tài sản hiệu suất còn thấp.
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý và sử dụng tài sản công thời gian qua, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý và sử dụng tài sản công, luận văn đã đề xuất hệ thống các giải pháp tăng cường công tác quản lý tài sản công của huyện trong thời gian tới. Trong đó nhấn mạnh việc cụ thể
hóa các qui định về quản lý và sử dụng tài sản sản công cho phù hợp với điều kiện địa phương, tăng cường bổ sung nhân lực làm công tác quản lý tài sản công thuộc Văn phòng UBND huyện, thực hiện công tác kiểm tra bảo dưỡng
định kỳ để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản công trong thời gian tới góp phần thực hành tiết kiệm, triệt để chống lãng phí trong mua sắm và sử dụng tài sản công.
5.2 Kiến nghị
5.2.1 Đối với Nhà nước
Điều chỉnh linh hoạt quy định tiêu chuẩn định mức về tài sản công đối với cán bộ công chức, viên chức cho phù hợp với giai đoạn hiện nay.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 107
5.2.2 Đối với tỉnh Bắc Giang
Có hướng dẫn cụ thểđối với từng trường hợp như mua mới, đầu tư mới, nâng cấp, sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng tài sản công để phù hợp với địa phương.
5.2.3 Đối với UBND huyện Yên Dũng
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về công tác quản lý tài chính, tài sản đối với các cơ quan thuộc UBND huyện.
Yêu cầu các cơ quan thực hiện nghiêm túc các quy trình trong hoạt
động quản lý, sử dụng tài sản công.
5.2.4 Đối với các cơ quan thuộc UBND huyện
Chú trọng hơn nữa đến công tác quản lý tài sản của đơn vị mình. Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn để cập nhật văn bản chếđộ chính sách kịp thời.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang năm 2013.
2. Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2013 huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. 3. Niên giám thống kê của Huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang năm 2013. 4. Luật Kế toán 2003
5. Luật Ngân sách nhà nước năm 2002
6. Luật Quản lý, sửa dụng tài sản nhà nước năm 2008
7. Phan Hữu Nghị (2009), “ Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ (2009).
8. Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ Tướng Chính phủ sửa đổi bổ sung Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/05/2007 của Thủ tướng Chính Phủ về việc “Quy định tiêu chuẩn định mức và chế độ quản lý sử dụng phương tiện đi lại trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước”.
9. Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính về việc “Ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước”.
10. Quyết định số 170/2006/QĐ-TTG ngày 18 tháng 7 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc “Ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước”.
11. Thông tư 89/2010/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2010 của Bộ Tài chính về việc “Hướng dẫn chếđộ báo cáo công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước”.
12. Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính về việc
“Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định”.
13. Thông tư 245/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính về việc “Quy định thực hiện một số nội dung của Nghịđịnh 52/2009/NĐ- CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế