Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu QUẢN lý tài sản CÔNG tại các cơ QUAN THUỘC UBND HUYỆN yên DŨNG, TỈNH bắc GIANG (Trang 59 - 69)

3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động

Tổng nhân khẩu của huyện năm 2013 là 129.639 người, so với năm 2012 giảm 0,32%, trong đó nam chiếm 49,66% nữ là 50,34. Dân số của huyện

được phân bố trên các địa hình khác nhau và không đều giữa các xã. Dân số

nông thôn chiếm tỷ lệ cao 85,6% và chủ yếu làm nghề nông. Đây vừa là tiềm năng về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế vừa là sức ép về việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội, đồng thời cũng là thách thức của huyện trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động trong quá trình chuyển sang giai đoạn tăng cường hiệu quả sản xuất và cải thiện năng suất lao động.

Năm 2013 Yên Dũng có 35.897 hộ trong đó hộ sản xuất nông nghiệp có 31.345 chiếm 87,32 % trong tổng số hộ toàn huyện, hộ phi nông nghiệp có 4.552 hộ chiếm 12,68%.

Tổng lao động của huyện năm 2013 là 131.205 người, bình quân 3 năm tăng 0,85%. Trong đó lao động nông lâm nghiệp, thuỷ sản có chiều hướng giảm so với năm 2012 giảm 8,84%, còn lao động công nghiệp, TTCN, XDCB và ngành thương mại dịch vụ có chiều hướng tăng lên qua các năm, năm 2013 tăng 3,95%. Số lao động hàng năm của huyện tăng lên đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, song huyện phải có kế hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, TTCN, mở rộng ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 52 

Bảng 3.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Yên Dũng qua 3 năm 2011 - 2013

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

2011 2012 2013 So sánh (%)

Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) 12/11 13/12 BQ

I. Tổng số nhân khẩu người 130.532 100 132.729 100 129.639 100 101,68 97,67 99,68

1. Nhân khẩu NN người 118.523 90,8 117.479 88,51 110.970 85,60 99,12 94,46 96,79 2. Nhân khẩu phi NN người 12.009 9,2 15.250 11,49 18.669 16,82 126,99 122,42 124,70

II. Tổng số hộ hộ 34.162 100 35.856 100 35897 100 104,96 100,11 102,54

1. Hộ NN hộ 30.722 89,93 31.769 88,60 31.345 87,32 103,41 98,67 101,04 2. Hộ phi NN hộ 3.440 10,07 4.087 11,40 4.552 12,68 118,81 111,38 115,09

III. Tổng lao động lao động 128.998 100 129.930 100 131.205 100 100,72 100,98 100,85

1. Lao động trong tuổi lao động 74.529 57,78 73.207 56,34 71.905 54,80 98,23 98,22 98,22 2. Lao động ngoài tuổi lao động 54.469 42,22 56.723 43,66 59.300 45,20 104,14 104,54 104,34

IV. Phân bổ lao động lao động 71.968 100 70.016 100 68.437 100 97,29 97,74 97,52

1. Lao động NN lao động 28.543 78,7 22.125 31,60 20.170 29,47 77,51 91,16 84,34 2. Lao động CN – XD lao động 26.435 13,9 35.218 50,30 36.608 53,49 133,22 103,95 118,59 3. Lao động TM - dịch vụ lao động 16.990 7,4 12.673 18,10 11659 17,04 74,59 92,00 83,29

V. Một số chỉ tiêu

1. BQ nhân khẩu NN/Hộ người/hộ 3,86 - 3,70 - 3,54 95,85 95,74 95,79

2. BQ lao động /hộ LĐ/hộ 3,49 - 3,73 - 4,10 106,89 109,91 108,40

3. BQ LĐ NN/Hộ LĐ/hộ 0,26 - 0,28 - 0,27 104,21 99,14 101,67

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 53 

3.1.2.2 Tình hình cơ sở hạ tầng của huyện

Những năm gần đây quá trình đô thị hoá tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nền kinh tế và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của huyện, nhờ đó mà đời sống của nhân dân trong huyện Yên Dũng ngày được cải thiện rõ rệt.

Bảng 3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Yên Dũng năm 2013

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

1 Giao thông

1.1 - Đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ Km 205,7 1.2 - Đường xã, liên xã, đường thôn, liên

thôn, đường xóm, liên xóm Km 711

1.3 - Đường thủy Km 65,7 2 Thủy lợi Kênh chính và kênh các cấp Km 51 3 Số hộ dùng điện % 100 4 Bưu điện và chợ 4.1 Sốđiểm bưu điện văn hoá xã, huyện Điểm 18 4.2 Số máy di động bình quân trên 1000 dân Cái 30,5

4.3 Số chợ trong toàn huyện Cái 14

5 Công trình phúc lợi

5.1 Cơ sở y tế Cơ sở 23

5.2 Trường cấp I, II, III Trường 46 5.3 Trung tâm giáo dục thường xuyên Trường 1 5.4 Cơ sởđào tạo nghề tư nhân Cơ sở 3 5.5 Điểm văn hóa xã Điểm 64

Nguồn: Chi cục Thống kê và phòng Công thương huyện Yên Dũng, 2013

Qua bảng 3.3 ta thấy: Cơ sở hạ tầng có một số thuận lợi và khó khăn sau cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

* Thun li

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 54 

hàng hoá, tạo điều kiện cạnh tranh cho các sản phẩm của địa phương. Có thị

trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá rộng lớn là Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh và các vùng phụ cận. Các công trình thuỷ lợi cũng được đầu tư

nâng cấp, đã phục vụ tưới tiêu kịp thời cho SXNN. Hệ thống điện lưới quốc gia đã có trên toàn huyện.

- Đào tạo nghề bước đầu được quan tâm và đáp ứng. Hệ thống phát thanh truyền hình, thông tin, bưu điện: tạo điều kiện tốt cho người dân cập nhật thông tin giá cả thị trường, phổ biến kiến thức nông nghiệp qua các chương trình ti vi, phát thanh...

* Khó khăn

Khó khăn về giao thông nhất là vào mùa mưa lũ do địa hình trũng. Toàn huyện có 14 chợ nông thôn (1 chợ chuyên doanh loại 2 là chợ thị trấn Neo và 13 chợ loại 3). Tuy nhiên, mạng lưới chợ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giao thương hiện nay và trong những năm tới. Nhất là khi nông nghiệp hàng hóa phát triển. Thị trường hàng nông lâm sản chưa ổn định.

3.1.2.3. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu huyện Yên Dũng

* Tăng trưởng kinh tế

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Dũng lần thứ XIX nhiệm kỳ

2005 - 2010 đã đề ra phương hướng phát triển kinh tế của huyện trong những năm tới là: Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển, phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, tranh thủ cao độ các nguồn lực của bên ngoài, đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao chất lượng, hiệu quả

sức cạnh tranh của nền kinh tế; phấn đấu đến năm 2015, thu nhập bình quân trên đầu người tăng gấp đôi so với năm 2010; tập trung cao phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn; đẩy mạnh sản xuất hàng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 55 

hoá nông nghiệp; mở rộng các loại hình dịch vụ; tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên. Nhiều chỉ

tiêu kinh tế đã đạt và vượt kế hoạch, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế

của huyện.

Kinh tế của huyện có bước chuyển biến đáng kể trong phát triển kinh tế, về giá trị sản xuất tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2008 - 2010 là 0,13%; trong đó giá trị ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 7,2%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng bình quân 52,2%; thương mại dịch vụ tăng bình quân là 8,3%.

* Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện Yên Dũng trong những năm qua đã có sự

chuyển dịch tích cực, với tỷ trọng các lĩnh vực kinh tế có giá trị gia tăng cao ngày càng lớn hơn. Xem xét cơ cấu kinh tế ba ngành (nông lâm nghiệp, thuỷ

sản; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản; thương mại dịch vụ) thì thấy rằng tỷ trọng nông lâm nghiệp, thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất đã giảm khá đều và tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản đã tăng lên tương ứng. Cơ cấu ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản giảm dần từ 48,7% năm 2012 xuống còn 44,68% năm 2013, cơ cấu ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản của huyện Yên Dũng tăng khá, do huyện có vị trí địa lý thuận lợi phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản, năm 2013 chiếm 36,21% tổng giá trị các ngành kinh tế của huyện; cơ cấu ngành thương mại dịch vụ của huyện trong những năm qua luôn giữ ở mức ổn định và tăng nhẹ từ 15,39 năm 2011 đến 19,11% năm 2013 trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 56  54,34 31,35 14,31 44,13 40,48 15,39 48,87 33,22 18,08 44,68 36,21 19,11 44,26 36,66 19,08 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nông nghiệp, thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu kinh tế của huyện Yên Dũng 5 năm 2009 -2013

Những năm qua, cơ cấu kinh tế của Yên Dũng có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng tăng đối với tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng đối với ngành nông nghiệp. Cụ thể:

* Kết quả sản xuất nông nghiệp

Trên địa bàn huyện đã triển khai thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp, ban hành chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, huyện Uỷ đã ban hành và triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng nông thôn mới”. Trong 5 năm huyện đã đầu tư kinh phí trên 10 tỷđồng để hỗ

trợ, khuyến khích nông dân đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng sản xuất lúa thơm, gạo thơm chất lượng cao, nấm, rau màu thực phẩm… Một số loại nông sản đã gắn kết với khâu thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, qua đó góp phần khuyến khích nông dân đẩy mạnh sản xuất.

Năm 2013 giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản đạt 381,818 tỷ đồng, tăng 5,41%; CN-TTCN-XD đạt 614,566 tỷ đồng, tăng 22,7%; thương mại - dịch vụ đạt 358,748 tỷ đồng, tăng 17,24 % so với năm 2012; Diện tích lúa vụ Chiêm xuân 7.460 ha, năng suất 60,82 tạ/ha; diện tích lúa vụ Mùa 7.052 ha (do ảnh hưởng của cơn bão số 5, số 6 nên vụ mùa năm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 57 

2013 toàn huyện bị mất trắng 776 ha, trong đó một số diện tích bị mất trắng 2 lần nên tổng diện tích mất trắng là 880,5 ha; diện tích thiệt hại từ 30%-70% là 196,8 ha), diện tích cho thu hoạch vụ mùa còn lại là 6.276 ha, năng suất cho thu hoạch 50,46 tạ/ha. Diện tích cho thu hoạch cả năm là 13.736 ha.

Công tác trồng, chăm sóc bảo vệ rừng được chú trọng. Đã trồng mới 758 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất, đến nay tỷ lệ che phủ rừng chiếm 10,8%.

- Kết quả sản xuất ngành trồng trọt

Sản lượng của cây lương thực tăng lên không ngừng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị, sản lượng của ngành sản xuất nông nghiệp. Diện tích gieo trồng cây lương thực được tăng lên hàng năm. Tổng diện tích lúa toàn huyện là 14.512 ha, đạt 104% KH, sản lượng trên 77.042 tấn, năng suất trung bình 56 tạ/ha. Trong đó, tổng diện tích lúa hàng hóa 4.731 ha, chiếm 29,4%; diện tích lúa cao sản 3.597 ha, chiếm 24,8%; diện tích lúa sản xuất theo kỹ

thuật SRI, “3 giảm 3 tăng” 5.160ha, chiếm 35,5%; diện tích gieo sạ 4.260 ha, chiếm 29,4% tổng diện tích. Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày vụ Mùa 452 ha, cây dược liệu 62 ha, cây rau màu các loại 3.240,1 ha.

Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng, kiểm tra, kiểm soát tình hình buôn bán, vận chuyển lâm sản và PCCCR thường xuyên được quan tâm chỉ đạo; năm 2013, Hạt Kiểm lâm huyện đã kiểm tra, xử lý 05 vụ vi phạm hành chính trong mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép với tổng số tiền phạt là 31.071.000 đồng, còn 1 vụ đang điều tra chờ xử lý. Xảy ra 05 vụ cháy rừng, làm thiệt hại 7 ha rừng sản xuất (giảm 2 vụ, 8,2 ha so với năm 2012). Tổ chức thành công 01 cuộc diễn tập chữa cháy rừng tại xã Tiền Phong và 01 Hội nghị

tập huấn kỹ thuật, cách sử dụng thiết bị PCCCR. Thực hiện duy tu 42 km, làm mới 6 km đường băng cản lửa phục vụ công tác PCCCR.

- Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi

Chăn nuôi tiếp tục phát triển, chương trình cải tạo chất lượng đàn bò, đàn lợn được triển khai rộng rãi. Chỉđạo duy trì, phát triển số lượng gia súc, gia cầm. Tổng đàn lợn 72.713 con, tăng 2.4%; đàn gia cầm, thủy cầm 850.000 con; đàn trâu bò 10.871 con, tăng 6,5% so với năm 2012; tỷ lệ bò lai Zebu 85%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

  Page 58 

Công tác phòng, chống dịch bệnh động vật luôn được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện, vì vậy năm 2013 không xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm. Việc tiêm phòng các vắc xin cho gia súc, gia cầm đã được thực hiện hiệu quả,

đảm bảo đúng quy định, với tổng số 1.066.800 liều vắc xin các loại.

Thủy sản tiếp tục được khuyến khích phát triển, hàng năm huyện đều quan tâm hỗ trợ và chủđộng cung ứng các loại giống đến nông dân, đồng thời tạo thuận lợi cho chuyển đổi, mở rộng mô hình bán thâm canh, nuôi cá kết hợp với chăn nuôi, kết hợp lúa cá..., nhằm nâng cao năng suất trên một đơn vị

diện tích. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản 1.067 ha, đạt 100% KH. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 3.810 tấn (Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội huyện năm 2013).

Bảng 3.4. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi qua các năm

TT Loài ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Đàn trâu Con 2.400 2.257 2.180 1.715 1.371 2 Đàn bò Con 16.275 16.031 15.550 9.655 9.500 3 Đàn lợn Con 84.172 81.031 78.600 69.422 72.713 4 Gia cầm Nghìn con 679 771 781 575 850 5 Thuỷ sản Diện tích Ha 1053 1163 1263 929,95 1.067 Năng suất tạ/ha 15 23 25 28 36 Sản lượng tấn 1579,5 2.725 3.137 2.682 3.810 Giá tr Tr. Đ 18.386 21.666 24,808 22,187

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Dũng 2012, 2013

* Thc hin Chương trình MTQG xây dng nông thôn mi

Qua tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện và đối chiếu với Bộ tiêu chí quốc gia (gồm 19 tiêu chí) về xây dựng nông thôn mới, kết quả hoàn thành của các xã cụ thể như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 59  Xã đạt 17 tiêu chí: 02 xã, chiếm 10,5% tổng số xã Xã đạt 13 - 16 tiêu chí: 04 xã, chiếm 21% tổng số xã Xã đạt 10 - 12 tiêu chí: 02 xã, chiếm 10,5% tổng số xã Xã đạt 7 - 9 tiêu chí: 11 xã, chiếm 58% tổng số xã

Xây dựng 44 công trình CSHT tại 6 xã điểm; với tổng số kinh phí hỗ

trợ của trung ương, tỉnh là 8.740 triệu đồng. Đối với nguồn vốn vay tín dụng

ưu đãi 3,7 tỷ đồng được phân bổ theo Quyết định số 227/QĐ-UBND ngày 05/3/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh, UBND huyện đã phân bổ cho 16 công trình tại 13 xã ngoài các xã điểm, gồm: 10 công trình cứng hóa đường giao thông nông thôn, 6 công trình cứng hóa kênh mương. Đến nay, đã có 4 công trình hoàn thành, các công trình khác đang thi công; đã giải ngân được 03

Một phần của tài liệu QUẢN lý tài sản CÔNG tại các cơ QUAN THUỘC UBND HUYỆN yên DŨNG, TỈNH bắc GIANG (Trang 59 - 69)