Bài 23. Loài

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm sinh học 12 năm 2011 (Trang 75 - 76)

1- Có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí. 2- Có khu phân bố xác định.

3- Các cá thể có khả năng giao phối với nhau sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể thuộc loài khác.

Ở các sinh vật sinh sản vô tính, đơn tính sinh, tự phối thì “loài” mang đặc điểm: Tổ hợp các câu đúng là:

A. 2, 3. B. 1, 3. C. 1, 2. D. 1, 2, 3.

Câu 2: Tiêu chuẩn hay nhóm tiêu chuẩn nào được dùng thông dụng để phân biệt hai loài? A. Tiêu chuẩn hình thái. B. Tiêu chuẩn hình thái và hoá sinh. C. Tiêu chuẩn hoá sinh. D. Tiêu chuẩn cách li sinh sản.

Câu 3: Tiêu chuẩn hay nhóm tiêu chuẩn nào được dùng thông dụng để phân biệt hai loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc?

A. Tiêu chuẩn hoá sinh. B. Tiêu chuẩn hình thái. C. Tiêu chuẩn hình thái và hoá sinh. D. Tiêu chuẩn cách li sinh sản.

Câu 4: Tiêu chuẩn hay nhóm tiêu chuẩn nào được dùng thông dụng để phân biệt hai loài giao phối có quan hệ thân thuộc?

A. Tiêu chuẩn hoá sinh. B. Tiêu chuẩn hình thái. C. Tiêu chuẩn hình thái và hoá sinh. D. Tiêu chuẩn cách li sinh sản.

Câu 5: Hai quần thể được xem là hai loài khi

A. cách li địa lí với nhau. B. cách li sinh sản trong tự nhiên. C. cách li sinh thái với nhau. D. cách li tập tính với nhau.

Câu 6:Vai trò của các cơ chế cách li như sau:

1- Ngăn cản các quần thể của loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy trì được những đặc trưng riêng

2- Ngăn cản các quần thể của loài trao đổi vốn gen cho nhau  củng cố, tăng cường sự phân hoá thành phần kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.

3- Làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen trong quần thể. Tổ hợp các câu đúng là: Tổ hợp các câu đúng là:

A. 2, 3. B. 1, 3. C. 1, 2. D. 1, 2, 3.

Câu 7: Dạng cách li không thuộc cách li trước hợp tử là

A. cách li địa lí. B. cách li sinh thái. C. cách li tập tính. D. cách li cơ học.

Câu 8: Không giao phối được do chênh lệch về mùa sinh sản như thời kì ra hoa, đẻ trứng thuộc dạng cách li nào?

A. Cách li sinh thái. B. Cách li địa lí. C. Cách li tập tính. D. Cách li cơ học.

Câu 9: Các cá thể không giao phối được do không tương hợp về cơ quan giao cấu thuộc dạng cách li nào?

A. Cách li sinh thái. B. Cách li địa lí. C. Cách li tập tính. D. Cách li cơ học.

Câu 10: Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là ngăn cản

A. hợp tử hình thành con lai hữu thụ. B. sự thụ tinh tạo thành hợp tử. C. con lai hình thành giao tử. D. hợp tử phát triển thành con lai.

76 A. Giao tử đực và giao tử cái không kết hợp với nhau được khi thụ tinh.

B. Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển.

C. Hợp tử tạo thành và phát triển thành con lai sống được đến khi trưởng thành nhưng không có khả năng sinh sản.

D. Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non.

Câu 12: Cho một số hiện tượng sau:

(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á. (2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.

(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.

Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?

A. (1), (2). B. (3), (4). C. (2), (3). D. (1), (4).

Bài 24. Quá trình hình thành loài

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm sinh học 12 năm 2011 (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)