Bài 29. Môi trƣờng sống và các nhân tố sinh thái

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm sinh học 12 năm 2011 (Trang 84 - 86)

A. nhân tố vật lí và hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

B. mối quan hệ giữa một sinh vật này với một sinh vật khác sống xung quanh. C. nhân tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. D. tác động của con người đến môi trường.

Câu 2: Giới hạn sinh thái là gì?

A. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

B. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một hoặc một số nhân tố sinh thái của môi trường; nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

C. Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.

D. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường; nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

Câu 3: Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.

B. ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.

D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.

Câu 4: Cá rô phi Việt Nam có thể sống được ở 5,60 C đến 420 C, khoảng nhiệt độ này được gọi là

A. khoảng thuận lợi. B. giới hạn sinh thái.

C. giới hạn trên. D. giới hạn trên.

Câu 5: Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,60C đến 420C. Điều giải thích nào dưới đây là đúng?

A. nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên. B. nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, > 420C gọi là giới hạn trên. C. nhiệt độ < 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên. D. nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn trên, 420C gọi là giới hạn dưới.

85 A. địa điểm cư trú của sinh vật. B. địa điểm dinh dưỡng của sinh vật.

C. địa điểm sinh sản của sinh vật. D. địa điểm thích nghi của sinh vật.

Câu 7: Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài. Được gọi là

A. ổ sinh thái. B. nơi ở. C. môi trường sống. D. giới hạn sinh thái.

Câu 8: Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp, hình thành các .... khác nhau.

A. quần thể. B. ổ sinh thái. C. quần xã. D. sinh cảnh.

Câu 9: Trong 1 ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loài cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép... vì

A. mỗi loài có 1 ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau. B. tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo.

C. tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy. D. tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái.

Câu 10: Trong một bể nuôi, hai loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn, một loài ưa sống nơi thoáng đãng, còn 1 loài lại thích sống dựa giẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong với mục đích để

A. tăng hàm lượng ôxi trong nước. B. bổ sung lượng thức ăn cho cá. C. giảm sự cạnh tranh của 2 loài. D. làm giảm bớt chất ô nhiễm trong bể.

Câu 11: Điều kiện nào dưới dây đưa đến cạnh tranh loại trừ? A. Trùng nhau một phần về không gian sống.

B. Trùng nhau về nguồn thức ăn thứ yếu, không trùng nhau về nguồn thức ăn chủ yếu. C. Trùng nhau về nguồn thức ăn chủ yếu và nơi kiếm ăn.

D. Trùng nhau về nguồn thức ăn chủ yếu nhưng khác nơi kiếm ăn.

Câu 12: Ánh sáng ảnh hưởng đến sinh vật như thế nào?

A. Ảnh hưởng tới trao đổi chất và năng lượng, khả năng sinh trưởng, phát triển của sinh vật. B. Ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thoát hơi nước của sinh vật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C. Giới hạn sự phân bố của sinh vật.

D. Ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật và quan sát của động vật.

Câu 13: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa sáng? A. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu. B. Thân cây có vỏ dày, màu nhạt.

C. Lá thường xếp nghiêng, nhờ đó tránh bớt những tia sáng chiếu thẳng vào bề mặt lá. D. Quang hợp đạt mức độ cao nhất trong môi trường có cường độ chiếu sáng cao.

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không có ở cây ưa bóng?

A. Phiến lá dày, mô giậu phát triển. B. Thân cây có vỏ mỏng, màu sẫm. C. Lá nằm ngang. D. Lá cây màu xanh sẫm, lục lạp lớn.

Câu 15: Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật

A. ưa bóng. B. ưa sáng. C. chịu bóng. D. chịu hạn.

Câu 16: Rừng nhiệt đới khi bị chặt trắng, sau một thời gian những loại cây nào nhanh chóng phát triển?

A. Cây gỗ ưa sáng. B. Cây thân cỏ ưa sáng.

C. Cây bụi chịu bóng. D. Cây gỗ ưa bóng.

Câu 17: Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh vật như thế nào?

A. Ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thoát hơi nước của sinh vật. B. Giới hạn sự phân bố của sinh vật.

C. Ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật và quan sát của động vật.

D. Ảnh hưởng tới trao đổi chất và năng lượng, khả năng sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

Câu 18: Những sinh vật rộng nhiệt nhất (giới hạn về nhiệt độ rộng) phân bố ở A. trên mặt đất vùng xích đạo nóng ẩm quanh năm.

B. trên mặt đất vùng ôn đới ấm áp trong mùa hè, băng tuyết trong mùa đông. C. trong tầng nước sâu.

D. Bắc và Nam Cực băng giá quanh năm.

Câu 19: Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt của cơ thể voi sống ở vùng ôn đới so với voi sống ở vùng nhiệt đới là

A. có đôi tai dài và lớn. B. cơ thể có lớp mở dày bao bọc.

86

Câu 20: Ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường càng cao thì chu kì sống của chúng

A. không đổi. B. càng dài. C. càng ngắn. D. luôn thay đổi.

Câu 21: Trong điều kiện mùa đông ở Miền Bắc nước ta, người ta thường gặp các loài ếch nhái, rắn ở A. ven lũy tre làng.

B. trong các vườn cây rậm rạp.

C. trong các hang hốc ven đê hay trong các gốc cây cổ thụ. D. trên các bãi cỏ ở những gò đống, bãi tha ma ngoài ruộng.

Câu 22: Yếu tố quyết định mức độ đa dạng của một thảm thực vật ở cạn là

A. gió. B. nước. C. không khí. D. ánh sáng.

Câu 23: Ý nghĩa của quy tắc Becman là

A. động vật có kích thước cơ thể lớn, nhờ đó tăng diện tích tiếp xúc với môi trường. B. động vật có kích thước cơ thể lớn, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể.

D. động vật có tai, đuôi và các chi bé góp phần hạn chế toả nhiệt của cơ thể.

Câu 24: Ở động vật đồng nhiệt (hằng nhiệt) sống ở vùng ôn đới lạnh có các phần thò ra (tai, đuôi) A. to ra, còn kích thước cơ thể lớn hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới. B. nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lại nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới. C. nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lại lớn hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới. D. to ra, còn kích thước cơ thể lại nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới.

Câu 25: So với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới ấm áp, động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới

(nơi có khí hậu lạnh) thường có

A. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể.

B. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể.

C. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể.

D. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể.

Bài 30. Quần thể sinh vật và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm sinh học 12 năm 2011 (Trang 84 - 86)