Bài 36. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm sinh học 12 năm 2011 (Trang 98 - 100)

A. trao đổi vật chất giữa các sinh vật và giữa quần xã với sinh cảnh.

B. trao đổi vật chất giữa các sinh vật trong quần xã qua chuỗi và lưới thức ăn. C. trao đổi vật chất giữa quần xã với môi trường vô sinh.

D. chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.

Câu 2: Cơ sở để xác định chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật là

A. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. B. mối quan hệ về nơi ở giữa các loài trong quần xã. C. vai trò của các loài trong quần xã.

99 D. mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể trong loài.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?

A. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.

B. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định. C. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.

D. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn, chỉ có loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.

Câu 4: Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ

A. dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, mỗi mắt xích là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.

B. cạnh tranh về dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.

C. dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước.

D. dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.

Câu 5: Trật tự nào sau đây là không đúng với chuỗi thức ăn? A. Cây xanh  Chuột  Mèo  Diều hâu.

B. Lúa  Sâu ăn lá lúa  Ếch  Rắn hổ mang  Diều hâu.

C. cây ngô  sâu ăn lá ngô  nhái  rắn hổ mang  diều hâu  sinh vật phân giải. D. Tảo  giáp xác  chim bói cá  cá.

Câu 6: Cho chuỗi thức ăn sau:

Tảo lục đơn bào  Tôm  Cá rô  Chim bói cá. Chuỗi thức ăn trên được mở đầu bằng

A. sinh vật dị dưỡng. B. sinh vật tự dưỡng.

C. sinh vật phân giải chất hữu cơ. D. sinh vật hóa tự dưỡng.

Câu 7: Cho chuỗi thức ăn sau:

Cây lúa  Sâu đục thân ...(1)... Vi sinh vật. (1) ở đây có thể là:

A. rệp cây. B. bọ rùa. C. trùng roi. D. ong mắt đỏ.

Câu 8: Cho một chuỗi thức ăn:

Cỏ  Châu chấu  Ếch  Rắn  Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn trên, ếch thuộc bậc dinh dưỡng cấp

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Câu 9: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu

chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là A. chim chích và ếch xanh. B. rắn hổ mang.

C. rắn hổ mang và chim chích. D. châu chấu và sâu.

Câu 10: Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhiễm thuỷ ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào trong 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc nhiều nhất?

A. Tảo đơn bào  động vật phù du  cá người.

B. Tảo đơn bào  động vật phù du  giáp xác  cá  chim người. C. Tảo đơn bào  cá  người.

D. Tảo đơn bào  thân mềm  cá  người.

Câu 11: Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn, trong đó có một loài sử dụng nhiều dạng thức ăn A. hoặc những loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau. B. hoặc chỉ một loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau. C. hoặc một loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau. D. hoặc những loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau.

Câu 12: Điều nào dưới đây không đúng để xác định độ lớn của bậc dinh dưỡng? A. Xác định bằng năng lượng của bậc dinh dưỡng.

B. Xác định bằng số lượng cá thể của bậc dinh dưỡng. C. Xác định bằng sinh khối của bậc dinh dưỡng. D. Xác định bằng số lượng loài của bậc dinh dưỡng.

100 A. chỉ trên một đơn vị diện tích, trong một đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng.

B. trên một đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng.

C. trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong một đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng. D. chỉ trên một đơn vị thể tích, trong một đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Câu 14: Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể ở mỗi

A. bậc dinh dưỡng. B. đơn vị thể tích. C. đơn vị diện tích. D. đơn vị thời gian.

Câu 15: Tháp sinh khối được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật chỉ trên một đơn vị

A. diện tích ở mỗi bậc dinh dưỡng. B. thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.

C. thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng. D. diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Câu 16: Tháp hay các tháp hoàn thiện nhất là

A. tháp năng lượng. B. tháp năng lượng và tháp số lượng. C. tháp năng lượng và sinh khối. D. tháp sinh khối và tháp số lượng.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái? A. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. B. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ.

C. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng. D. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.

Câu 18: Theo quy luật hình tháp sinh thái, sinh vật có sinh khối trung bình lớn nhất là sinh vật A. sản xuất. B. tiêu thụ cấp 1. C. tiêu thụ cấp 2. D. phân giải.

Câu 19: Mắt xích có mức năng lượng cao nhất trong một chuỗi thức ăn là

A. sinh vật tiêu thụ bậc ba. B. sinh vật tiêu thụ bậc một. C. sinh vật tiêu thụ bậc hai. D. sinh vật sản xuất.

Câu 20: Trong hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng tạo ra sản lượng sinh vật sơ cấp?

A. Thỏ. B. Nấm. C. Cây xanh. D. Chim.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây về sản lượng sinh vật là đúng?

A. Sản lượng sinh vật sơ cấp thô bằng hiệu số của sản lượng sinh vật sơ cấp tinh và phần hô hấp của thực vật.

B. Sản lượng sinh vật sơ cấp được hình thành bởi các loài sinh vật dị dưỡng, chủ yếu là động vật. C. Sản lượng sinh vật thứ cấp được hình thành bởi các loài sinh vật sản xuất, trước hết là thực vật và tảo.

D. Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh là phần còn lại của sản lượng sơ cấp thô do thực vật tạo ra sau khi sử dụng một phần cho các hoạt động sống của mình.

Câu 22: Sản lượng sinh vật thứ cấp trong hệ sinh thái được tạo ra từ

A. sinh vật phân huỷ. B. sinh vật sản xuất.

C. sinh vật tiêu thụ. D.sinh vật sản xuất và phân huỷ.

Câu 23: Trong các hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu A, B, C, D và E. Sinh khối mỗi bậc là: A = 400Kg/ha, B = 500Kg/ha, C = 4000kg/ha, D = 40Kg/ha, E = 4 Kg/ha. Các bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được sắp xếp từ thấp đến cao theo thứ tự sau:

(1)- A BC  E. (2)- A B D  E. (3)- E  D B C. (4)- C A D E. Hệ sinh thái nào có thể là 1 hệ sinh thái bền vững?

A. Hệ sinh thái 1. B. Hệ sinh thái 2. C. Hệ sinh thái 3. D. Hệ sinh thái 4.

Bài 37. Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm sinh học 12 năm 2011 (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)