A. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài.
B. Các cá thể trong quần thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định. C. Các cá thể trong quần thể cùng tồn tại ở một thời điểm nhất định.
D. Quần thể có khả năng sinh sản, tạo thành những thế hệ mới.
Câu 2: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên. B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc gia Tam Đảo.
C. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê. D. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ.
Câu 3: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể? A. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt. B. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ. C. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ.
D. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây.
Câu 4: Quan hệ hỗ trợ trong quần thể được hiểu đầy đủ là
A. mối quan hệ các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau chỉ trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống.
B. mối quan hệ các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau chỉ trong các hoạt động sống như chống lại kẻ thù, sinh sản đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống.
87 C. mối quan hệ các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản... đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống.
D. mối quan hệ các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản... đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường sống.
Câu 5: Điều nào sau đây không đúng đối với vai trò của quan hệ hỗ trợ? A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.
B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường. C. Tạo nguồn dinh dưỡng cho quần thể.
D. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của quần thể.
Câu 6: Thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng lẻ khi gặp điều kiện bất lợi của môi trường? A. Làm giảm nhiệt độ cho cây. B. Giữ được độ ẩm của đất.
C. Thuận lợi cho sự thụ phấn. D. Giảm bớt sức thổi của gió.
Câu 7: Thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng lẻ trong việc duy trì nòi giống? A. Giữ được độ ẩm của đất. B. Làm giảm nhiệt độ cho cây. C. Thuận lợi cho sự thụ phấn. D. Làm cây không bị đổ.
Câu 8: Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào?
A. Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nẩy chồi mới sớm hơn và tốt hơn cây không liền rễ.
B. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nẩy chồi mới sớm hơn và tốt hơn cây không liền rễ.
C. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nẩy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ.
D. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nẩy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
Câu 9: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xảy ra A. vào mùa sinh sản của quần thể.
B. khi quần thể có nhiều cá thể bị đánh bắt quá mức.
C. khi các cá thể tranh giành nhau nguồn sống, con đực tranh giành con cái. D. khi các cá thể phân bố đồng đều trong không gian của quần thể.
Câu 10: Điều nào sau đây không đúng đối với vai trò của quan hệ cạnh tranh? A. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể.
B. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp. C. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
88
Bài 31. Các đặc trƣng cơ bản của quần thể sinh vật