Bài 19. Các bằng chứng tiến hoá

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm sinh học 12 năm 2011 (Trang 65 - 67)

A. tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

B. tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau.

C. tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốc khác nhau trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau.

D. khác nhau trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi.

Câu 2: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do A. sự tiến hoá trong quá trình phát triển của loài.

B. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng khác nhau.

C. chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong điều kiện như nhau. D. thực hiện các chức phận giống nhau.

Câu 3: Trong tiến hóa, các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh sự tiến hoá

A. vận động. B. hội tụ. C. đồng quy. D. phân nhánh.

Câu 4: Cơ quan tương tự là những cơ quan

A. khác nhau về nguồn gốc nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự.

B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

Câu 5: Trong tiến hoá, các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh sự tiến hoá

A. phân li. B. đồng quy. C. song hành. D. vận động.

Câu 6: Cơ quan nào dưới đây không phải là cơ quan tương đồng?

A. Tuyết nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác. B. Cánh chim và chi trước của ngựa.

C. Cánh dơi và tay người. D. Vòi voi và vòi bạch tuộc.

Câu 7: Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá hội tụ (đồng quy)?

A. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân. B. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.

C. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.

D. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.

Câu 8: Các cơ quan thoái hoá là cơ quan

66 B. thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới.

C. phát triển đầy đủ ở cơ thể trởng thành. D. biến mất hoàn toàn.

Câu 9: Ruột thừa ở người

A. tương tự manh tràng ở động vật ăn cỏ.

B. là cơ quan tương đồng với manh tràng ở động vật ăn cỏ. C. là cơ quan thoái hoá ở động vật ăn cỏ.

D. có nguồn gốc từ manh tràng ở động vật ăn cỏ.

Câu 10: Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật, người ta không dựa vào A. bằng chứng phôi sinh học. B. cơ quan tương đồng. C. bằng chứng sinh học phân tử. D. cơ quan tương tự.

Câu 11: Nói về bằng chứng phôi sinh học, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phôi sinh học so sánh chỉ nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật.

B. Phôi sinh học so sánh chỉ nghiên cứu những đặc điểm giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật.

C. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm giống nhau và khác nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật.

D. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong giai đoạn đầu, giống nhau ở giai đoạn sau trong quá trình phát triển phôi của các loài.

Câu 12: Có một số đặc điểm sau đây ở người:

(1) Bộ não trong phôi người lúc 1 tháng còn có 5 phần rõ rệt. (2) Cột sống cong hình chữ S.

(3) Giai đoạn phôi sớm của người có lông mao phủ toàn thân và có đuôi. (4) Khi được 2 tháng phôi người còn cái đuôi khá dài.

(5) Ruột thừa.

Những đặc điểm được coi là bằng chứng phôi sinh học về nguồn gốc động vật của loài người gồm: A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (5). D. (2), (4), (5).

Câu 13: Sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của nhiều loài động vật có xương sống là một trong những bằng chứng chứng tỏ rằng các loài này

A. không chịu tác động của CLTN. B. được tiến hoá theo cùng một hướng. C. có chung một nguồn gốc. D. xuất hiện vào cùng một thời điểm.

Câu 14: Bằng chứng tiến hoá nào có phác hoạ lược sử tiến hoá của loài?

A. Bằng chứng tế bào học. B. Bằng chứng giải phẫu học so sánh. C. Bằng chứng sinh học phân tử. D. Bằng chứng phôi sinh học so sánh.

Câu 15: Đặc điểm nổi bật của động, thực vật ở đảo đại dương là gì? A. Có toàn các loài du nhập từ nơi khác đến.

B. Giống với hệ động, thực vật ở vùng lục địa gần nhất. C. Có toàn những loài đặc hữu.

D. Có hệ động vật nghèo nàn hơn ở đảo lục địa.

Câu 16: Đặc điểm nổi bật của động, thực vật ở đảo lục địa là gì?

A. Có sự du nhập các loài từ các nơi khác đến và có toàn những loài địa phương. B. Giống với hệ động, thực vật ở vùng lục địa lân cận và có những loài đặc hữu. C. Khác với hệ động, thực vật ở vùng lục địa lân cận và có những loài đặc hữu. D. Có hệ động vật nghèo nàn hơn ở đảo đại dương.

Câu 17: Hai loài sinh vật sống ở hai châu lục khác nhau có nhiều đặc điểm khác nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa hai loài là hợp lí hơn cả?

A. Hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền với nhau.

B. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên phát sinh đột biến giống nhau.

C. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên CLTN chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau.

D. Điều kiện môi trường ở hai khu vực khác nhau nên CLTN chọn lọc các đặc điểm thích nghi khác nhau.

Câu 18: Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. Đây là bằng chứng

A. sinh học phân tử. B. giải phẫu học so sánh.

67

Câu 19: Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ

A. sự tiến hoá không ngừng của sinh giới. B. quá trình tiến hoá đồng quy của sinh giới. C. nguồn gốc thống nhất của các loài. D. vai trò của yếu tố ngẫu nhiên đối với tiến hoá.

Câu 20: Dựa trên sự tương đồng về cấu tạo, chức năng của ADN, prôtêin, mã di truyền... cho thấy các loài trên trái đất đều có tổ tiên chung. Đây là bằng chứng

A. tế bào học. B. giải phẫu học so sánh.

C. sinh học phân tử. D. phôi sinh học so sánh.

Câu 21: Bằng chứng tiến hoá nào có sức thuyết phục nhất?

A. Bằng chứng sinh học phân tử. B. Bằng chứng giải phẫu học so sánh. C. Bằng chứng tế bào học. D. Bằng chứng phôi sinh học so sánh.

Câu 22: Một trong những bằng chứng về sinh học phân tử chứng minh rằng tất cả các loài sinh vật đều có chung nguồn gốc là

A. sự giống nhau về một số đặc điểm giải phẫu giữa các loài.

B. sự tương đồng về quá trình phát triển phôi ở một số loài động vật có xương sống. C. tất cả các loài sinh vật hiện nay đều chung một bộ mã di truyền.

D. sự giống nhau về một số đặc điểm hình thái giữa các loài phân bố ở các vùng địa lý khác nhau.

Câu 23: Mức độ giống nhau về ADN giữa người với các loài vượn: Gibbon, Tinh tinh, khỉ Capuchin và khỉ Rhesut lần lượt là: 94,7%; 97,6%; 84,2% và 91,1%. Đây là một trong những căn cứ để có thể kết luận rằng trong 4 loài trên, loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất với người là

A. khỉ Capuchin. B. khỉ Rhesut. C. tinh tinh. D. vượn Gibbon.

Câu 24: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta

nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với ADN của người) như sau: khỉ Rhesut: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khỉ Capuchin: 84,2%; vượn Gibbon: 94,7%; khỉ Vervet: 90,5%. Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là:

A. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin. B. Người - tinh tinh - khỉ Vervet - vượn Gibbon- khỉ Capuchin - khỉ Rhesut. C. Người - tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Vervet. D. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Vervet - khỉ Rhesut - khỉ Capuchin.

Bài 20. Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm sinh học 12 năm 2011 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)