Bài 16. Tạo giống nhờ công nghệ gen

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm sinh học 12 năm 2011 (Trang 59 - 62)

A. dùng để tạo ra những tế bào có kiểu nhân mới từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới, hoặc hình thành cơ thể không bằng sinh sản hữu tính.

B. dùng để tạo ra những tế bào và sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới, từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới.

C. gây ra các đột biến gen hoặc đột biến NST từ đó chọn được những thể đột biến có lợi cho con người.

D. nuôi cấy tế bào đơn bội trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây đơn bội.

Câu 2: Quy trình công nghệ gen gồm các bước như sau: 1- Tạo ADN tái tổ hợp.

2- Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận. 3- Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp. Tổ hợp các câu đúng:

60

Câu 3: Trong kĩ thuật chuyển gen dùng plasmit làm thể truyền, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo ra theo trình tự nào?

1- Tách ADN của tế bào thể cho và tách plasmit khỏi tế bào chất của vi khuẩn. 2- Cắt mở vòng plasmit và ADN thể cho ở những đoạn (gen) cần thiết.

3- Nối gen vừa cắt vào ADN của plasmit đã mở vòng. Tổ hợp các câu đúng:

A. 2, 3, 1. B. 1, 3, 2. C. 1, 2, 3. D. 3, 2, 1.

Câu 4: Cho các enzim: restrictaza, ligaza, amilaza, ARN pôlimeraza, ADN pôlimeraza. Các enzim được dùng để cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định, tạo nên ADN tái tổ hợp là

A. amilaza và ADN pôlimeraza. B. ARN pôlimeraza và ADN pôlimeraza. C. restrictaza và ligaza. D. amilaza và ARN pôlimeraza.

Câu 5: Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường A. chuyển nhân từ tế bào cho sang tế bào nhận.

B. chuyển một đoạn ADN bất kì từ loài này sang loài khác bằng lai tế bào xôma. C. chuyển một gen từ loài này sang loài khác bằng thể truyền.

D. chuyển plasmit từ tế bào cho sang tế bào nhận.

Câu 6: Trong kĩ thuật chuyển gen, thể truyền là

A. enzim cắt ADN thành các đoạn ngắn. B. vi khuẩn E.coli.

C. plasmit, thể thực khuẩn. D. đoạn ADN cần chuyển.

Câu 7: Phân tử ADN tái tổ hợp là gì?

A. Là phân tử ADN lạ được chuyển vào tế bào thể nhận. B. Là phân tử ADN tìm thấy trong thể nhân của vi khuẩn. C. Là đoạn ADN của tế bào cho kết hợp với ADN của plasmit. D. Là một dạng ADN cấu tạo nên các plasmit của vi khuẩn.

Câu 8: Trong kĩ thuật chuyển gen, tế bào nhận được sử dụng phổ biến là E.coli vì chúng A. có tốc độ sinh sản nhanh. B. thích nghi cao với môi trường. C. dễ phát sinh biến dị. D. có cấu tạo cơ thể đơn giản.

Câu 9: Để nhận biết được dòng tế bào nhận nào mang ADN tái tổ hợp, người ta phải A. chọn thể truyền có các gen đánh dấu dễ nhận biết.

B. dùng CaCl2làm dãn màng tế bào hoặc xung điện.

C. dùng xung điện làm thay đổi tính thấm của màng sinh chất. D. dùng phương pháp đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ.

Câu 11: Ưu thế nổi bật của kĩ thuật chuyển gen so với các phương pháp khác là A. dễ thực hiện, thao tác nhanh, ít tốn thời gian.

B. tạo được phân tử ADN lai từ những loài rất xa nhau trong hệ thống phân loại. C. sản xuất các sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp.

D. lai giữa các loài xa nhau trong hệ thống phân loại không giao phối được.

Câu 12: Điều nào không đúng với việc làm biến đổi hệ gen của một sinh vật? A. Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen.

B. Làm biến đổi gen đã có sẵn trong hệ gen. C. Loại bỏ hay làm bất hoạt một gen nào đó.

D. Tạo môi trường cho gen nào đó biểu hiện khác thường.

Câu 13: Để tạo ra động vật chuyển gen, người ta đã tiến hành

A. đưa gen cần chuyển vào cơ thể con vật mới được sinh ra và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện.

B. đưa gen cần chuyển vào phôi ở giai đoạn phát triển muộn để tạo ra con mang gen cần chuyển và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện.

C. đưa gen cần chuyển vào cá thể cái bằng phương pháp vi tiêm (tiêm gen) và tạo điều kiện cho gen được biểu hiện.

D. lấy trứng của con cái rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó đưa gen vào hợp tử, cho hợp tử phát triển thành phôi rồi cấy phôi đã chuyển gen vào tử cung con cái.

Câu 14: Ứng dụng công nghệ gen không tạo ra sản phẩm nào?

A. Tạo cừu sản sinh prôtêin người, chuột nhắt chứa gen hoocmôn sinh trưởng của chuột cống... B. Tạo bông kháng sâu hại, lúa có khả năng tổng hợp  - carôten...

C. Tạo dòng vi khuẩn có khả năng sản suất insulin của người, sản suất HGH... D. Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.

61

Câu 15: Ở cà chua biến đổi gen, quá trình chín của cây bị chậm lại nên có thể vận chuyển đi xa hoặc để

lâu mà không bị hỏng. Nguyên nhân của hiện tượng này là

A. Gen sản sinh êtilen đã bị bất hoạt. B. Gen sản sinh êtilen đã được hoạt hóa. C. Cà chua này là thể đột biến. D. Cà chua đã được chuyển gen.

62

Chƣơng V: Di truyền học ngƣời Bài 17. Di truyền y học

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm sinh học 12 năm 2011 (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)