8. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Khát vọng về quyền sống, quyền bình đẳng
Mặc dù Y Ban không có nhiều truyện ngắn viết về mảng hiện thực này, nhưng khi chị đã viết thì nó thật mạnh mẽ và sâu sắc. Y Ban dành tình yêu thương cho những người phụ nữ yếu đuối. Nhưng ẩn sau vẻ bề ngoài yếu đuối đó là những đòi hỏi về quyền sống, quyền được yêu, quyền bình đẳng, quyền được nắm bắt những cơ hội hạnh phúc.
Trong những trang văn của Y Ban, những nhân vật nữ luôn ám ảnh người đọc. Đó là những cô gái lỡ dại, những người đàn bà luôn khát khao sự dịu dàng, mải mê tìm kiếm mẫu đàn ông lý tƣởng. Nhân vật người đàn bà trong truyện ngắn
Người đ n b có ma lực là một v dụ. Nhân vật người đàn bà trải qua rất nhiều cuộc
tình, cuộc tình đầu tiên rất nhiều cảm xúc nhưng chưa đủ để say mê “ Sơn vẫn đến đều đều. Ta bắt đầu có cảm giác là Sơn nhạt nhẽo thế nào ấy. Sao ánh mắt Sơn lúc nào cũng dịu dàng mà lại không gườm gườm? Sao Sơn không biết đánh đàn nhỉ?... Một đêm trăng rất tỏ ta và Sơn đi dạo chơi quanh bãi cỏ sau trường. Mặc dù chẳng
hề dỗi hờn, cãi nhau nhưng lòng ta dửng dưng đến kỳ lạ.” [3, tr.12]. Người đàn bà luôn lắng nghe những xúc cảm trong mình, khát khao về một tình yêu đ ch thực, càng tìm kiếm càng khó với tới. Cuộc tình thứ hai là một sự ngộ nhận về tình yêu, và khi phát hiện ra r ng mình chỉ là một rung động nhỏ trong vô vàn những rung động của chàng sinh viên khoa toán, người đàn bà đã rút lui và sau đó tâm trạng rơi vào sự trống rỗng. Rồi tiếp theo là những cuộc tình thứ ba, thứ tư… cả cuộc đời người đàn bà là một sự khắc khoải với những kiếm tìm về tình yêu, hạnh phúc. Trải qua rất nhiều cuộc tình, có cuộc tình sâu đậm, có cuộc tình thoáng qua, có những cuộc tình tưởng r ng mình đã tìm được bến đậu: “Có lẽ ta muốn dừng lại ở người đàn ông này chăng? Thế nhưng người đàn ông cứ một mực im lặng”, có những cuộc tình để lại niềm tiếc nuối khôn nguôi, có những cuộc tình càng tìm càng thất vọng ê chề: “Ta còn nhớ một lần khác, trong lúc anh ta hôn ta, ta đã nép đầu vào ngực anh ta âu yếm, tay ta xoa dịu nơi trái tim anh ta đang đập rộn rã. Đang say sưa, anh ta bỗng gạt phắt tay ta ra một cách thô bạo và nắm chặt lấy miệng túi áo. Ta tưởng anh ta mắc bệnh đau tim. Thì ra, chao ôi, người thợ may! Tại sao cứ phải may túi áo ngực làm gì. Anh ta tưởng mình lung lạc ý ch anh ta b ng những cái hôn rồi thò tay vào túi móc tiền” [3, tr.34]. Chị mải mê đi tìm, càng tìm càng không thấy. Mỗi cuộc tình qua đi là một vết thương lòng, nhưng dù có phải trải qua những vết thương lòng chị vẫn muốn được yêu, được nắm bắt những cơ hội hạnh phúc. Người phụ nữ trong văn Y Ban là vậy, họ dũng cảm dám bộc lộ thái độ sống của mình - của những người phụ nữ Việt Nam hiện đại. Họ nhận ra những giá trị, ý nghĩa của bản thân đối với những người khác và với cuộc đời.
Bên cạnh khát vọng được sống, được yêu là khát vọng về quyền bình đẳng. Người phụ nữ luôn đấu tranh để hướng tới cuộc sống tốt đẹp. Y Ban khai thác nhiều về mảng đề tài người phụ nữ với những lo toan về cuộc sống và sự mưu sinh. Cuộc sống nghèo khổ luôn đeo đuổi, bám riết lấy họ, trách nhiệm gánh vác, lo toan cho gia đình o n lên đôi vai người phụ nữ. Để bảo vệ gia đình thoát khỏi cảnh nghèo, người phụ nữ phải rời quê hương làm thuê, giúp việc, đi du học… Nhân vật Ngân trong truyện ngắn Cưới chợ là một nhân chứng. Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê
nghèo, tăm tối “Từ đồng đất quê nhà quanh năm chỉ trồng được cây lúa cây khoai. Mái trường đình làng cũng chỉ dạy cho đứa trẻ biết đọc, biết viết rồi về cày ruộng”, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc “Lũ trẻ con chạy chân trần. Quần áo cái cộc cái rách hở cả da bụng”, đi chợ chỉ được ăn “phở ngó”, “b nh phỉnh” mà thôi…Để thoát khỏi cảnh nghèo, Ngân đã vùi đầu vào học, học hết phổ thông Ngân đi du học nước ngoài: “Tôi đi ra nước ngoài học tập. Tôi học miệt mài, học đến khô đét cả thời con gái”. Vì quyết tâm thoát nghèo, nên có lúc Ngân phải d n lòng trước những thèm muốn yêu đương “Khi không còn bận rộn nữa, có những phút được sống với ch nh mình, tôi thèm khát yêu đương. Và anh trai cày luôn là nhân vật ch nh trong thứ tình cảm đó của tôi”. Có lúc Ngân nhớ nhà, nhớ quê hương da diết: “Thực lòng, quê hương là chỗ mong manh nhất trong tâm hồn tôi. Hai mươi năm tôi đau đáu nhớ về nó. Tôi nhớ rất rõ hai cây gạo trồng trên bờ ruộng. Một cây ven bờ mương, cha hay ngồi nghỉ giữa buổi cày …Từng ấy nỗi nhớ đã làm khô dần nước mắt của tôi”. Để có những đồng đô la gửi về giúp gia đình, Ngân đã phải đấu tranh giữa một bên là nỗi nhớ nhà, nhớ quê, với một bên là trách nhiệm giúp gia đình thoát khỏi cảnh nghèo đói: “Dứt khoát, tôi phải trở về b ng xương b ng thịt chứ không phải b ng những đồng đô la. Nhưng tôi đã không trở về. Chỉ vì một suy nghĩ nông cạn: quê tôi nghèo lắm, những đồng đô la kia sẽ giúp bớt cái nghèo phần nào”. Gạt đi tất cả những lợi ch cá nhân, Ngân đấu tranh với những định kiến của xã hội để hướng tới một cuộc sống có chất lượng và có ý nghĩa.
Từ xưa đến nay, xã hội ta vốn có nhiều định kiến với người phụ nữ và cho r ng chỉ có người đàn ông mới là trụ cột của gia đình, mới có xứ mệnh cứu giúp gia đình. Nhưng dưới ngòi bút của Y Ban, người phụ nữ thật mạnh mẽ, nghị lực và rất đỗi phi thường: vì một cuộc sống no đủ hơn, tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn họ sẵn sàng gánh vác, hy sinh bản thân dù có phải trải qua nhiều vất vả, tủi cực. Đó là cách họ tự khẳng định mình, để xã hội phải thừa nhận khả năng của họ cũng như cảm thông và chia sẻ với họ.
Khát vọng về quyền sống, quyền bình đẳng còn được thể hiện ở những khát khao về thân xác, những ẩn ức khó nói về nhu cầu bản năng sinh lý của ngƣời
phụ nữ. Tự là một tác phẩm kể về một người đàn bà đã mất đi khả năng tình dục đã quyết liệt tìm mọi cách để có được tình yêu nh m đảm bảo nhu cầu bản năng ch nh đáng. Nhưng thất vọng trước thế giới đàn ông, chị phải tự sắm cho mình một liệu pháp công nghiệp là cái “chim giả”. Nghe qua như vậy người ta có thể coi đó là một câu chuyện tục tĩu, khoét sâu vào kh a cạnh bản năng của con người. Nhưng đ ng sau những khát vọng của nhân vật ch nh là rất nhiều những ẩn ức bị dồn nén bởi hoàn cảnh xã hội. Trong Tự có ba người đàn ông, người thứ nhất là người chồng nhất mực yêu thương vợ con, sung mãn trong tình dục nhưng bỗng mất khả năng làm chồng do bị sang chấn về tâm lý (cảnh nhà chật chội, phải chung đụng, không có góc riêng cho hai vợ chồng) và bỏ đi vì mặc cảm tội lỗi với vợ. Người vợ đã từng chờ đợi, chị thăng tiến trong sự nghiệp và trở thành tiến sĩ khoa học xã hội, nhưng vẫn khao khát một tình yêu có cả tình dục hoàn hảo. Và chị đã gặp người đàn ông thứ hai - một chuyên gia tầm cỡ nhưng lại là một kẻ phong tình hay hẹn hò với đàn bà ở những nhà nghỉ rẻ tiền. Kết quả của cuộc trao đổi thể xác là hai bịch sữa mà người ấy “thuổng” được khi đi họp. Cái giá rẻ ấy đã làm người đàn bà choáng váng và thấy mình bị hạ thấp. Còn người thứ ba là một giáo sư văn hóa, chuyên nói về văn hóa lãnh đạo, văn hóa tình dục nhưng lại mù tịt về văn hóa làm một người đàn ông cho ra hồn, chỉ biết kéo tuột đàn bà lên gường rồi đem khăn lau bàn cho người tình dùng. Hành trình đi tìm tình yêu của người đàn bà đầy bi lụy ê chề vì chị chỉ gặp một thứ tình dục ê chề. Liệu pháp “tự” của người đàn bà b ng cái “chim giả” ch nh là cách để chị thoát khỏi sự bi lụy với đàn ông. Nếu như nhân vật “thị” trong I am đ n b là một người đàn bà t học và thuộc giới nghèo khổ thì người phụ nữ tên Tự lại là một người có học, có địa vị trong xã hội, nhưng họ đều có một điểm chung là sự thiếu hụt ái tình, đều có cái ham muốn tự nhiên của con người, nhưng bao giờ cũng bị phân đôi bởi cái muốn và không muốn, bởi những vạch ranh giới luân lý.
Tư tưởng cho r ng tình dục chỉ thuộc về mảng tối, mảng cấm kỵ trong con người, nó tồn tại quá lâu đã trở thành một nếp nghĩ, một cái “bóng đè” đối với người phụ nữ phương Đông trên con đường đi tìm hạnh phúc cho ch nh mình. Y
Ban cho r ng, đó ch nh là vì họ bị chi phối bởi chữ “nhẫn” trong tình dục. “Trước kia người phụ nữ Á Đông khi lên gường với chồng dường như chỉ để thực hiện một nhiệm vụ là duy trì nòi giống nhà chồng. Có nhiều người tìm được khoái lạc khi ân ái với chồng, thì lập tức bị mẹ chồng can thiệp: Rồi cô lại giết chồng bằng c i thứ
ấ của cô mất thôi. Thế là người đàn bà cắn răng chịu một chữ nhẫn nhục với
chồng, mặc cho chồng dày vò tấm thân mình mà không có sự hợp tác, đôi khi vì không có sự hợp tác đó mà còn bị đánh đập, chửi rủa”. Nhân vật tôi trong Tự ở vào trường hợp thứ hai, tức là cũng tìm được khoái lạc khi cùng chồng ân ái. Nhưng khác ở chỗ khi bị mẹ chồng nhắc nhở, cô lại muốn gào lên r ng: “cô cũng th ch chuyện ấy với chồng… nếu không có tiếng đ ng hắng của mẹ và tiếng cười rúc r ch của chị dâu”. Dù chỉ ngấm ngầm trong suy nghĩ nhưng đó cũng là một phản ứng rất dữ dội, muốn được mọi người hiểu và thừa nhận nhu cầu có thật ấy. Khi chống lại quan điểm ấu trĩ của người mẹ là: “đàn bà thì mình chỉ cốt cho nó có con chứ có phải sung sướng gì đâu”, người đàn bà muốn phản kháng lại lối suy nghĩ tự kìm hãm, tự dối lừa cái bản năng của không t người trong xã hội chúng ta. Hướng tới nữ quyền, Y Ban đã hướng tới những vấn đề rất đời thường, trần thế, song lại rất có ý nghĩa đối với người phụ nữ, k ch th ch ở họ niềm vui sống. Người phụ nữ có khát khao được dâng hiến nhưng họ cũng có khát khao được tận hưởng, được đạt tới sự khoái cảm trong tình dục. Đó là khát khao hoàn toàn ch nh đáng và là biểu hiện của một cuộc sống có chất lượng cả về vật chất, tinh thần và tình dục.
Viết về những mảng sáng trong cuộc sống đời thường, Y Ban luôn có ý thức tôn trọng cuộc sống riêng tư của con người nói chung, cũng như nghị lực sống, khát vọng sống của người phụ nữ nói riêng. Đó là cách tiếp cận hiện thực, để từ đó thể hiện sự dân chủ hóa trong văn học và là cách nhìn nhân bản trong việc khám phá con người và tạo nên sắc thái riêng trong tác phẩm của Y Ban.
2.2. Những bi kịch của ngƣời phụ nữ trong xã hội hiện đại
2.2.1. Lối sống thực dụng và sự xuống cấp của những giá trị đạo đức
Trước 1975, để đáp ứng yêu cầu của sứ mệnh lịch sử, nền văn học Việt Nam đã “nhập cuộc t ch cực trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc” [1], nên nhà văn dường như t nói tới mặt trái của hiện thực, của lối sống cá nhân, ch kỷ. Nhưng khi đất nước hòa bình, văn học được tiếp sức bởi không kh dân chủ, cởi mở, đặc biệt là từ Đại hội Đảng VI, với nhu cầu “nhìn thẳng vào sự thật”, các nhà văn đã bỏ lối viết tô hồng, một chiều, cảm hứng phê phán lại như một dòng chảy được khai thông. Cùng với các nhà văn đã có tên tuổi như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Lê Minh Khuê… Y Ban cũng góp tiếng nói phê phán của mình đối với những lối sống ch kỷ, thực dụng, vạch tìm căn nguyên của sự tha hóa, sự đi xuống của những giá trị đạo đức.
Nh m phê phán lối sống thực dụng, trong Thần câ đa v tôi, Y Ban nói đến một xu hướng đang phổ biến trong xã hội hiện nay là nạn chạy chức chạy quyền. Thăng tiến b ng năng lực thì t mà thăng tiến b ng “quan hệ” thì nhiều: quan hệ b ng tiền bạc, quan hệ b ng thân xác. Người đàn bà trong phần Câu chu ện của
những nh h nh ph p nữ (Thần câ đa v tôi) là một v dụ: “Người đàn bà vốn
thông minh nên cũng hiểu ngay vấn đề. Sau đợt đi công tác người đàn bà đã làm vừa ý cấp trên trên gường khách sạn nên được bổ nhiệm ngay một chức mới. Có chức mới thì có cấp trên mới. Sẵn đường đi nước bước người đàn bà đẹp cứ thế thăng tiến vù vù” [10, tr. 97]. Trong H ng khu ến mại, Y Ban đề cập tới chiến lƣợc kinh doanh của thời đại cơ chế thị trƣờng với chiến lược “khuyến mại”. Chiến lược này là một “chiêu” rất thông minh của nhà sản xuất đánh vào tâm lý của người tiêu dùng, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa và kinh doanh phát triển. Tuy nhiên, ngày càng có những nhà kinh doanh buôn bán vì chạy theo lợi nhuận, đã biến thái hình thức này từ khuyến mại vật chất chuyển sang khuyến mại phi vật chất. Câu chuyện về hai người đàn ông: Hạnh và Sơn mà Y Ban kể lại đã dẫn cho chúng ta biết món hàng phi vật chất kia là gì. Đó là một đêm “vui vẻ” cùng đàn bà. Việc Hạnh rời khách sạn khi chưa sử dụng “hàng khuyến mại” không phải vì không có
“nhu cầu”, cũng không phải vì lòng trắc ẩn với cô gái mà là do hàng không đẹp. Bởi lẽ khi chưa nhìn thấy đôi chân thô đen đúa, bàn chân nứt nẻ với những cái móng đã chuyển sang nâu, sang đen của cô gái bán bảo hiểm thì Hạnh cũng có vẻ rất hào hứng: “Tôi sẽ dùng, không thể bỏ ph cơ hội, tôi… mê săn hàng khuyến mại. Điều đó có nghĩa tôi chưa phát đạt. Tôi có vợ và có con, tôi chăm chút cho gia đình mình nhưng không có nghĩa là tôi không th ch chơi bời… Tại sao không chứ cho dù có là hàng khuyến mại thì cũng là một người đàn bà xa lạ”. Bản thân hình thức khuyến mại hàng hóa không có gì xấu nhưng lợi dụng nó và biến thái nó theo kiểu rẻ rúng những người phụ nữ thì thật đáng lên án. Người phụ nữ làm nghề “bán hoa” còn được chút tiền boa của khách, còn ở đây tiết hạnh của họ chỉ như chút lộc thêm vào cho người mua hàng mà thôi. Rõ ràng quan hệ mua bán ở đây đã vượt qua giới hạn điểm nút của nó, biểu hiện một lối sống thực dụng đáng báo động.
Trong Xuân Từ Chiều cuộc đời cô đơn và cái chết của người phụ nữ có mệnh trực bình lại là cái giá phải trả cho thói ch kỷ, sự vô cảm của ch nh những người thân trong gia đình cô: “Trực bình là nước ở hồ tiên. Là lẫm là kho chứa bạc tiền. gái giỏi tề gia ch phu tử” những tưởng Chiều sẽ có cuộc sống suôn sẻ, ấm êm bên người chồng đã làm đến chức vụ trưởng. Tiền bạc không thay thế được tình người.