Lối sống thực dụng và sự xuống cấp của những giá trị đạo đức

Một phần của tài liệu Tư tưởng nữ quyền trong truyện ngắn của y ban (LV01386) (Trang 60)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Lối sống thực dụng và sự xuống cấp của những giá trị đạo đức

Trước 1975, để đáp ứng yêu cầu của sứ mệnh lịch sử, nền văn học Việt Nam đã “nhập cuộc t ch cực trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc” [1], nên nhà văn dường như t nói tới mặt trái của hiện thực, của lối sống cá nhân, ch kỷ. Nhưng khi đất nước hòa bình, văn học được tiếp sức bởi không kh dân chủ, cởi mở, đặc biệt là từ Đại hội Đảng VI, với nhu cầu “nhìn thẳng vào sự thật”, các nhà văn đã bỏ lối viết tô hồng, một chiều, cảm hứng phê phán lại như một dòng chảy được khai thông. Cùng với các nhà văn đã có tên tuổi như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Lê Minh Khuê… Y Ban cũng góp tiếng nói phê phán của mình đối với những lối sống ch kỷ, thực dụng, vạch tìm căn nguyên của sự tha hóa, sự đi xuống của những giá trị đạo đức.

Nh m phê phán lối sống thực dụng, trong Thần câ đa v tôi, Y Ban nói đến một xu hướng đang phổ biến trong xã hội hiện nay là nạn chạy chức chạy quyền. Thăng tiến b ng năng lực thì t mà thăng tiến b ng “quan hệ” thì nhiều: quan hệ b ng tiền bạc, quan hệ b ng thân xác. Người đàn bà trong phần Câu chu ện của

những nh h nh ph p nữ (Thần câ đa v tôi) là một v dụ: “Người đàn bà vốn

thông minh nên cũng hiểu ngay vấn đề. Sau đợt đi công tác người đàn bà đã làm vừa ý cấp trên trên gường khách sạn nên được bổ nhiệm ngay một chức mới. Có chức mới thì có cấp trên mới. Sẵn đường đi nước bước người đàn bà đẹp cứ thế thăng tiến vù vù” [10, tr. 97]. Trong H ng khu ến mại, Y Ban đề cập tới chiến lƣợc kinh doanh của thời đại cơ chế thị trƣờng với chiến lược “khuyến mại”. Chiến lược này là một “chiêu” rất thông minh của nhà sản xuất đánh vào tâm lý của người tiêu dùng, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa và kinh doanh phát triển. Tuy nhiên, ngày càng có những nhà kinh doanh buôn bán vì chạy theo lợi nhuận, đã biến thái hình thức này từ khuyến mại vật chất chuyển sang khuyến mại phi vật chất. Câu chuyện về hai người đàn ông: Hạnh và Sơn mà Y Ban kể lại đã dẫn cho chúng ta biết món hàng phi vật chất kia là gì. Đó là một đêm “vui vẻ” cùng đàn bà. Việc Hạnh rời khách sạn khi chưa sử dụng “hàng khuyến mại” không phải vì không có

“nhu cầu”, cũng không phải vì lòng trắc ẩn với cô gái mà là do hàng không đẹp. Bởi lẽ khi chưa nhìn thấy đôi chân thô đen đúa, bàn chân nứt nẻ với những cái móng đã chuyển sang nâu, sang đen của cô gái bán bảo hiểm thì Hạnh cũng có vẻ rất hào hứng: “Tôi sẽ dùng, không thể bỏ ph cơ hội, tôi… mê săn hàng khuyến mại. Điều đó có nghĩa tôi chưa phát đạt. Tôi có vợ và có con, tôi chăm chút cho gia đình mình nhưng không có nghĩa là tôi không th ch chơi bời… Tại sao không chứ cho dù có là hàng khuyến mại thì cũng là một người đàn bà xa lạ”. Bản thân hình thức khuyến mại hàng hóa không có gì xấu nhưng lợi dụng nó và biến thái nó theo kiểu rẻ rúng những người phụ nữ thì thật đáng lên án. Người phụ nữ làm nghề “bán hoa” còn được chút tiền boa của khách, còn ở đây tiết hạnh của họ chỉ như chút lộc thêm vào cho người mua hàng mà thôi. Rõ ràng quan hệ mua bán ở đây đã vượt qua giới hạn điểm nút của nó, biểu hiện một lối sống thực dụng đáng báo động.

Trong Xuân Từ Chiều cuộc đời cô đơn và cái chết của người phụ nữ có mệnh trực bình lại là cái giá phải trả cho thói ch kỷ, sự vô cảm của ch nh những người thân trong gia đình cô: “Trực bình là nước ở hồ tiên. Là lẫm là kho chứa bạc tiền. gái giỏi tề gia ch phu tử” những tưởng Chiều sẽ có cuộc sống suôn sẻ, ấm êm bên người chồng đã làm đến chức vụ trưởng. Tiền bạc không thay thế được tình người. Chiều cô đơn lạc lõng ngay trong ch nh ngôi biệt thự to đẹp của mình, chẳng ai nhớ tới sự có mặt của cô. Cuộc sống giàu sang ấy đã làm cho chồng cô quên mất cái ngày xưa, cái thời bên giếng nước hôm nào anh ta còn bẽn lẽn “này để tớ bế con cho, về giải cho tớ bài toán” [10, tr 13]. Tình người sao nhạt nhẽo nhanh thế, mau quên thế. Thảo nào mà cái bóng của cô Chiều ngày càng hiu hắt hơn, để rồi phải tự tìm đến cái chết, coi đó như một lối thoát cho cuộc đời mình. Người đến viếng rất đông nhưng người ta đến viếng vì người sống - “những kẻ đã lạnh lòng trước một tâm hồn từng ấm nóng thương chồng yêu con” [10, tr.59]. Thật nhức nhối khi nhiều kẻ bị mê muội bởi vật chất, quyền lực. Y Ban đã nhìn thấy hệ quả từ nó là sự vô tình bạc bẽo, sự tha hóa vô cảm.

Hiện thực xã hội đang biến động từng ngày, lối sống tham lam, thực dụng cũng lan tràn trong xã hội dưới nhiều dáng vẻ. Trong Cuộc chiến tranh giữa c c nền văn

hóa, Y Ban đã miêu tả cuộc đụng độ giữa hai luồng nhận thức về văn hóa. Từ sự kênh kiệu tự phụ, thái độ coi thường những người xuất thân từ nông thôn, Mi đã đẩy mình lên một tầm văn hóa cao hơn chồng. Để rồi khi được nhắc nhở góp ý về một chiếc váy ngắn mỏng đến nỗi “nhìn rõ cả mụn ruồi trên đùi… nhìn thấy cả cái nơi tế nhị”, Mi đã không tiếc lời mắng mỏ, thậm ch xúc phạm chồng: “chẳng có sự thật nào ở đây cả chỉ có sự ch kỷ của bọn đàn ông quê mùa các anh… lũ các anh có học mà vô văn hóa… có hở lông đây cũng đi ra đường cho thiên hạ chiêm ngưỡng”. Phải chăng kiểu ăn mặc và lối nói năng của Mi mới thật là có văn hóa?! Phô ra sự sai lệch trong nhận thức, sự kệch cỡm trong lối sống, Y Ban để cho nhân vật tự bộc lộ tầm văn hóa của mình, chạy theo cuộc sống lai căng, phi thẩm mỹ lại cho đó là văn hóa, tiến bộ. Gây ra tiếng cười hài hước, trào lộng b ng sự lầm tưởng, Y Ban đã đạt được hiệu quả phê phán trong tác phẩm này.

Còn đây nữa là những câu chuyện “nhặt ở dọc đƣờng” nhƣng không kém phần nhức nhối. Câu chuyện về hai mẹ con bị người đi xe máy va phải, chỉ bị xây sát chút t nhưng mặc cho người lái xe xin lỗi van lơn, phân trần hoàn cảnh nhà quê đi mượn xe ra thăm người thân n m bệnh viện, mẹ con họ vẫn bắt anh phải đền tiền: “Mày tong phải bà già thì mày phải nôn tiền ra đền, làm gì có chuyện xin nước bọt”

(Tiếng khóc thiên thần I) và hai trăm nghìn đền cho vết trầy xước của bà mẹ, phải

trả giá b ng cái chết của người con trai duy nhất - là một lời cảnh tỉnh mà Y Ban dành cho thói đời tham lam, giả dối - một dạng biến tướng của cái ác. Bài học về đức năng thắng số là lời răn dạy cho tất cả chúng ta.

Cũng với cảm hứng phê phán ấy, Y Ban còn nói tới sự tha hóa về nhân cách trƣớc sức mạnh của đồng tiền. Bạn b Phúc không chỉ là những cảm thông của tác giả với nỗi cay đắng của một người đàn bà góa bụa, nói tới thú t nh của một đứa con trai cầm dao đánh đuổi mẹ ra khỏi nhà vì tiền vàng. Qua đây nhà văn đã nói tới sức tung phá, hủy hoại của đồng tiền đối với nhân cách con người. Những giọt nước mắt muộn màng của đứa con trai bất hiếu rơi bên quan tài bà Phúc cũng không còn làm cho chúng ta cảm thấy xót thương và có thể tha thứ cho hành vi tội lỗi, gây đớn đau cho những người ruột thịt của hắn.

Chu ện bên barie là một vở kịch được dàn dựng từ sự dối trá của hai cha con. Con gái nói dối cha là công đoàn tổ chức cho đi nghỉ mát kì thực là cô đi với một gã đàn ông già b ng tuổi bố mình. Còn người cha từ chối việc vợ lên thăm với lý do tiếp một phái đoàn đặc biệt, phái đoàn ấy kì thực lại là một cô gái trẻ. Vở kịch được hạ màn khi xảy ra cuộc chạm trán của hai cha con bên barie cùng những người tình của họ. Cha giật mình khi nhìn thấy con, con bối rối khi nhìn thấy cha. Rồi sau những “cú sốc” đó, họ đều cảm thấy đau đớn và thất vọng. Nếu như người cha bàng hoàng sững sờ bao nhiêu khi biết đứa con gái mà ông hết lòng yêu thương giờ đây đã không còn ngoan ngoãn thuần chất nữa, thì đối với cô con gái những hình ảnh tốt đẹp về người cha và lòng tôn trọng dành cho ông cũng mất đi bấy nhiêu. Người cha đã kì vọng để rồi thất vọng về con gái càng lớn thì niềm tin và tình yêu của cô gái về người cha tận tụy trách nhiệm với gia đình cũng suy giảm càng nhiều. Sự suy thoái về đạo đức nhân cách đang có nguy cơ làm tổn hại đến những tình cảm thiêng liêng cha con, chồng vợ. Bi kịch ấy sẽ tất yếu xảy ra nếu như những thành viên trong gia đình không thay đổi lối sống, suy nghĩ và hành động của ch nh họ.

Cũng gần tương tự như tình huống trên nhưng trong truyện ngắn Thằng bé có

phép tàng hình, Y Ban lại đứng ở vị tr của một đứa trẻ để đánh giá những hành vi

của ngƣời lớn, những bậc làm cha làm mẹ. Tâm hồn con trẻ còn chưa đủ sâu sắc để có thể hiểu hết những việc mà người lớn đã làm, nhưng điều đó không có nghĩa là họ có quyền lừa dối, được thực hiện những hành vi tội lỗi trước chúng. Cái móng hổ mà cậu bé đã lấy được trong lần “trinh thám” là b ng chứng rõ ràng cho việc mẹ em đã làm với người đàn ông trong công viên hôm ấy. Nhưng mẹ đã không thành thật, mà làm sao mẹ có thể thành thật chuyện đó với một đứa trẻ. Sự đổ vỡ niềm tin, lòng hận thù đã làm cậu bé không thể tha thứ cho ai và chọn cái chết làm phương cách giải thoát. Cái chết của cậu bé là một lời thức tỉnh đối với bậc làm cha làm mẹ. Họ không chỉ là người sinh thành, nuôi nấng dạy dỗ mà còn phải là lẽ sống, là niềm tin, là chỗ dựa chở che chứ không phải là những cú sốc gây tổn thương cho con trẻ. Không chỉ quan tâm đến vấn đề thuộc phạm vi gia đình, Y Ban còn lưu tâm đến những vấn đề đạo đức xã hội mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Tru ện ở

rừng, Y Ban đã khiến người đọc sửng sốt, gai sợ trước việc làm của một người đàn bà làm nghề nấu cao thú. Nấu cao những động vật quý hiếm phục vụ nhu cầu về sức khỏe con người mặc dù không hề được khuyến kh ch nhưng nó lại là điều chẳng xa lạ gì đối với người Việt Nam. Song đến mức “xao vàng hạ thổ” một hài nhi (dẫu là hài nhi đã loại bỏ) thì thật là khủng khiếp hãi hùng. Cho dù là vì bất cứ lý do gì thì đó cũng là việc làm mất nhân t nh. Câu chuyện làm ta nhớ tới nhân vật người con dâu với cái ph ch đá đựng những hài nhi mà người ta nạo phá thai đem về cho chó ăn trong Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp. Nghĩ mà rung rợn trước sự tha hóa, sự đi xuống nghiêm trọng của đạo đức, của nhân t nh con người.

Cơ chế thị trường với những ch nh sách hợp lý, khoa học, đã có những tác động t ch cực làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nhà nước, nâng cao mức sống cho người dân, song cũng tạo điều kiện cho con người làm quen với lối sống tiêu thụ, quan hệ mua bán lạnh lùng. Xã hội đang thay đổi từng ngày, từng giờ, tác động lên mỗi chúng ta b ng tất cả sự ồ ạt, hỗn tạp của nó. Nếu không đủ bản lĩnh chế ngự những dục vọng thấp hèn của bản thân, con người dễ rơi vào lối sống gấp, thực dụng, sùng bái đồng tiền… Từ lối sống này dẫn đến mất nhân t nh, tha hóa, trở nên thú t nh chỉ còn là ranh giới mỏng manh. Là một nhà văn tâm huyết với nghề cầm bút, tha thiết với những cái đẹp ở đời, Y Ban đã không ngừng đấu tranh vì nó. Chị luôn luôn trăn trở, lo ngại trước những suy đồi, sự xuống cấp của những thang bậc giá trị đã tồn tại lâu bền trong đời sống tinh thần của cộng đồng. Và rõ ràng chị không ngồi yên để trăn trở, lo lắng mà sẵn sàng lao thẳng vào nó để mổ xẻ, phanh phui. Chị đã khẳng định được sức mạnh ngòi bút của mình từ những trang văn như thế.

2.2.2. Những tệ nạn xã hội và ngƣời phụ nữ nạn nhân

Với công cuộc đổi mới cùng những ch nh sách mở cửa đã có tác động lớn lao đối với sự phát triển của đất nước. Nhưng những tệ nạn do ch nh nó đẻ ra cũng có ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội, với cộng đồng. Và không phải ai cũng có thể nắm bắt hết những loại hình đa dạng cũng như những biến thái tinh vi của những tệ nạn xã hội ấy. Là một người làm nghệ thuật đồng thời cũng là một nhà báo nên nhà

văn Y Ban tỏ ra rất nhạy bén và sắc nhọn trong việc tìm hiểu và phản ánh kịp thời những ung nhọt trong xã hội.

Nếu như trong một số các tác phẩm mà chúng tôi dẫn ra và phân t ch ở mục trên, Y Ban bày tỏ sự lo ngại, thái độ phê phán của mình trước lối sống thực dụng và sự đi xuống của những giá trị đạo đức theo kiểu phản ánh, cảnh tỉnh, một vài tác phẩm được viết b ng giọng châm biếm trào lộng, thì khi viết về những tệ nạn xã hội, chị lại có một cách thể hiện vô cùng táo bạo. Tệ nạn mại dâm, lọc lừa, tham ô, hối lộ hay đời sống xa hoa trụy lạc của một số quan chức… đều được chị thẳng thắn bóc tách, mổ xẻ, phanh phui, vạch tìm đến tận cùng, không nhân nhượng. Và để tương ứng với nội dung ấy, chị không sử dụng lối bóng gió nhẹ nhàng mà đánh trực diện, giọng điệu châm ch ch sâu cay, găy gắt đả k ch. Tất cả sự mạnh mẽ bạo liệt ấy được thể hiện rất rõ nét trong Thần câ đa v tôi. Đây là tác phẩm được dẫn dắt nhờ vào màu sắc thần thoại. Truyện được tập hợp rất nhiều những cuộc đối thoại giữa Thần cây đa và một người phụ nữ, trong đó vị thần dưới hình hài cũng là một người phụ nữ kể cho người phụ nữ kia nghe rất nhiều điều mà thần được biết, được chứng kiến và linh ứng. Mỗi câu chuyện được kể đều là những khối u ác t nh mà loài người cần phải cắt bỏ nếu muốn xã hội được lành mạnh.

Thần kể về một vụ án người giúp việc ăn cắp tiền: người đặt đơn kiện là chủ nhà - một nữ bác sỹ làm việc tại bệnh viện phụ sản. Người giúp việc muốn có một chút lưng vốn cho con học hành nên đã không trả lại tiền cho chủ mà chấp nhận đi tù. Nhưng trước khi lĩnh án năm năm tù giam, chị cũng phải khai một vài lời với tòa về hành vi phạm tội của mình. Lời khai ấy lại vô tình nói ra một sự thật mà nhiều người biết song chẳng ai có dịp để nói trước tòa: “mỗi tuần chị ấy đi trực một lần, có khi hai lần. Lúc về nhà chị ấy mệt lắm, lăn ra ngủ ngay. Hai túi áo chị ấy đầy phong bì. Mỗi lần cháu chỉ lấy một chiếc phong bì thôi nên chị ấy không phát hiện ra”. Vậy là ở đây có một con đường lòng vòng: bác sỹ lấy tiền của bệnh nhân, còn

Một phần của tài liệu Tư tưởng nữ quyền trong truyện ngắn của y ban (LV01386) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)