8. Cấu trúc của luận văn
3.3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu
3.3.2.1. Ngôn ngữ
Từ điển thuật ngữ văn học cũng khẳng định: “Trong tác phẩm, ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá t nh sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ” [60].Vậy trong tác phẩm tự sự, trần thuật ch nh là thành phần lời sáng tạo của tác giả, của người trần thuật. Cho nên, ngôn ngữ trần thuật ch nh là nơi bộc lộ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn. “Ngôn ngữ người trần thuật là phần lời độc thoại thể hiện quan điểm của tác giả hay quan điểm người kể chuyện đối với cuộc sống được miêu tả, có những nguyên tắc thống nhất trong việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện tạo hình và biểu hiện ngôn ngữ”. Ngôn ngữ trần thuật mang t nh ch nh xác, cá thể hóa. Có thể nói trong văn học hiện đại, ngôn ngữ trần thuật có vị tr nổi trội, nó là linh hồn của tác phẩm cũng như định hình được phong cách độc đáo của mỗi nhà văn. Việc tìm tòi, đổi mới cách tân trong ngôn ngữ trần thuật cũng là hướng đi của văn xuôi đương đại nh m thúc đẩy cách sáng tạo, cách hiểu, cách tiếp nhận về gần với đặc trưng thẩm mỹ của văn học. Khảo sát các truyện ngắn của Y Ban chúng tôi thấy chị sử dụng đắc địa những hình thức ngôn ngữ sau:
Ngôn ngữ đời thƣờng, mang đậm chất dân gian: Tư duy nghệ thuật trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 đổi mới khiến ngôn ngữ cũng phải có những đổi mới cho phù hợp. Một trong những xu hướng đổi mới ấy là việc sử dụng ngôn ngữ đời thường. Vốn là một phụ nữ bình dị, sinh ra và lớn lên gắn với những người dân quê hiền lành, chất phác; khi có gia đình lại lăn lộn khắp vỉa hè, quán chợ kiếm sống nuôi con nên ngôn ngữ trong văn chị mang đặc điểm của ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ hàng ngày. Đây là một nét không mới trong văn học sau 1975, nhưng lại là điểm thú vị, hấp dẫn khi tìm hiểu văn phong của Y Ban xét trên phương diện ngôn ngữ.
Ở rất nhiều tác phẩm, qua lời phát ngôn, đối thoại của những nhân vật đàn bà, nhà văn đã thể hiện thứ ngôn ngữ đời thƣờng, đậm chất khẩu ngữ. Nhân vật người đàn bà trong I am đ n b trò chuyện: “Cu ơi, may có cu đấ không có thì chị buồn chết. Mang tiếng là đi nước ngoài mà chị có biết mặt mũi ngước ngo i nó thế nào đâu. Đến nhà cu là chị ở tịt trong nhà. Chả bao giờ bà chủ cho chị ra khỏi nhà. Đến bước chân xuống cầu thang chị cũng chưa xuống. Chị cũng chẳng được nói chuyện với bà chủ, với bọn trẻ. Hì hì mà có bảo chị nói thì cũng chả hiểu gì nhau
đâu. Ở quê chi bảo, ông nói g b nói vịt ấ m . Có nghĩa là ông nói tiếng gà, bà nói tiếng vịt. Phải nói chung một tiếng mới hiểu nhau chứ. Chị nói cu chả hiểu chị nói gì đúng không? Nhưng mà không sao, miễn là người nói có kẻ nghe. Không có
cứ lẩm bẩm nói một mình người ta lại bảo là bị rồ” [10, tr.22]. Lời nói chất phác, quê mùa nhưng không kém phần sinh động đã tạo cho lời thoại của người đàn bà thêm gần gũi, ấm áp và xúc động. Nó vừa như lời tâm sự chân thành, vừa có tác dụng khơi mở khả năng giao tiếp đối với người bị bệnh (không thể nói) hoặc với người không cùng thứ tiếng. Hay ta còn gặp đặc điểm ngôn ngữ như thế trong Vùng
s ng ký ức: “E leo ơi, cậu mợ về khuya thế mà dám đi qua cống lầm ư, ở đấy có con
ma khiếp lắm… Lèo ơi, đúng nó rồi. Thế nó có thè lưỡi liếm lấy cậu không ?” [5, tr.
131]. Với những trải nghiệm thực tế, cùng với ý thức đưa tác phẩm đến gần hơn với bạn đọc, Y Ban đã đưa tác phẩm của mình những tiếng nói của đời sống thường nhật: “ Bỗng nhiên bà tôi gân cổ lên như hát “cha năm đời mười đời bố cụ nh m
nh , m lấ thuổng m đ o, m lấ dao m cạo, m bỏ thỏm v o nồi, m đun sôi sùng sục, m múc ra mâm, m ăn ngấm ngầm, m khen khoai nh b ngọt nhá”. Bố tôi chép miệng…” [5, tr. 126].
Ngoài ra, cùng với việc đưa chất liệu đời thường vào tác phẩm, ngôn ngữ trong sáng tác của chị còn thô nhám, sù sì, đôi khi có cả sự suồng sã kiểu chợ búa, bỗ bã của lời ăn tiếng nói hàng ngày. Nó tràn vào câu truyện một cách tự nhiên, dường như không phải qua khâu xử lý. Qua lời đối đáp giữa hai người đàn bà trong truyện Thần câ đa v tôi: “Có người nhà thuốc vừa rút mũi tiêm ra, nấc nấc lên mấy cái rồi lăn cổ ra chết nga ” [8, tr.35], hay “Gã trai đang phủ phục khấn tạ: “Con người trần mắt thịt nên có mắt như mù. Ngày nào con cũng đi qua đây mà không nhìn thấy thần linh hiển. Hôm nay có thằng bạn mách cho mới biết. Ngài đã cho con ăn ngon con đề lại hai nh con lô. Con mang hương hoa đến khấn tạ ngài”. Xì xụp một thôi…” [9, tr.42]. Kiểu ngôn ngữ này cũng xuất hiện liên tục trong truyện H nh trình của tờ tiền giả với một người đàn bà đanh đá, chao chát: “Dẫu là xe giá rẻ nhưng cưỡi lên con xe mới trông vẫn oách. Đến ngã tư gặp đèn đỏ dừng lại, xe vẫn nổ ph nh phạch. Lúc đèn xanh bật lên nh ch ga chạy được mấy mét thì con xe rù dần rồi chết lịm. Em Dalan thúc huỵch v o đít đổ nghiêng, qu t nhặng xị: sao cái chị này đang đi lại dừng lại. Tôi quay lại gào lên: Đi phải có mắt chứ, không biết đâ mua phải xe đểu à, tự nhiên nó chết máy chứ” [12, tr.15]. Ta còn gặp kiểu ngôn ngữ thô tục “… Mày nghĩ đây là gường ngủ nhà mày chắc, đã gọi là
chuồng xí thì nó phải thối chứ… cái sự b mật này không hiểu có liên quan gì đến
câu vè này không: Yêu em đâu phải bạc vàng /Yêu vì nhà nàng hố xí hai ngăn…” [7, tr.128-129]. Ch nh điều đó đã tạo cho văn Y Ban sự giàu có chất đời và chất sống thời hiện đại. B ng ngôn ngữ thô tục, đời thường, đậm chất dân gian, Y Ban đã phác họa trong văn mình không chỉ nét sinh động, gần gũi của cuộc sống đời thường, mà qua đó còn biểu hiện một thế giới quan đàn bà khá ấn tượng.
Ngoài ra trong rất nhiều truyện ngắn khác, nhà văn lại có thiên hướng quay về nét dung dị của vẻ đẹp ngôn ngữ dân gian, đó là việc sử dụng chất liệu từ: thành ngữ, tục ngữ, những câu nói, bài hát ru…thông qua những nhân vật nữ. Một phụ nữ
nông dân thuần chất sang Đài Loan làm người giúp việc cũng thường gửi gắm nỗi lòng nhớ nhung, yêu thương chồng con quê nhà vào những bài dân ca mộc mạc mà trữ tình thắm thiết. Cũng vẫn là những điệu hát con cò, vừa làm việc, chị vừa hát cho ông chủ nghe: “Con cò bay lả bay la. Bay từ cửa phủ bay qua là cánh đồng. T nh t nh tang là tang t nh tình…” [10, tr.25]. Tác giả còn sử dụng thể ca dao và đồng dao mới: “Con chim sẻ nó đẻ cành chanh, tôi lấy mảnh sành tôi chanh nó chết, được ba chậu máu được sáu nong đầy, ông thầy ăn một, bà cốt ăn hai, còn cái thủ cái tai đem lên biếu chú…” [9, tr.130]. Qua cách sử dụng chất liệu đó, nó tạo nên nét duyên và sự sinh động trong lời nói h ng ngày: “Đấy, chị em thân nhau đến mức ấy cơ mà. Có chuyện thầm k n đến mức sống để dạ, chết mang theo còn nói được với nhau” [8, tr.85]. Trong văn Y Ban, ta còn nhận thấy tác giả sử dụng ngôn ngữ phiếm chỉ. Khảo sát các sáng tác của Y Ban, chúng tôi thấy r ng đại đa số các nhân vật của Y Ban đều không được đặt tên. Có đến 53/58 tác phẩm, tên nhân vật đều mang t nh phiếm chỉ hóa. Trong đó ngoài các truyện được kể từ ngôi thứ nhất - nhân vật xưng tôi (Đại từ nhân xưng không phân biệt giới t nh), còn lại các nhân vật đều được gọi tên một cách chung chung đã xác định giới t nh. Nhân vật nam thường được gọi là: gã, hắn, anh, anh ta, người cha, anh ấy, ông, người đàn ông, th ng anh, ông cụ… Còn nhân vật nữ thường được gọi là: thị, nàng, chị, người đàn bà, ả, đứa chị, đứa con gái nhỏ, cô gái, thiếu phụ, con gái tôi… Với cách sử dụng các đại từ phiếm chỉ để gọi tên các nhân vật của mình, Y Ban đã làm nhòa tên tuổi nhân vật nhưng không hề làm mờ đi đường khu biệt giữa các nhân vật ấy, đồng thời nó còn làm tăng t nh khái quát cho những số phận. Họ là những con người cá thể nhưng số phận của họ, hoàn cảnh của họ, tâm lý của họ không hề mang t nh dị biệt. Xét trên một phương diện khác, khi nhân vật được gọi b ng những cái tên chung chung, thậm ch cách gọi tên có thể dùng ở nhiều tác phẩm khác nhau, độc giả phải chú ý nhận diện và tái tạo hình tượng nhân vật một lần nữa trong tr nhớ. Và đó ch nh là một trong những cách để độc giả cùng tham gia vào quá trình sáng tạo nhân vật. Thực tiễn văn học cho thấy sự gia tăng “thành phần khẩu ngữ” trong tác phẩm văn học không phải là vấn đề mới mẻ, và Y Ban cũng không phải là người đầu tiên
nới lỏng t nh khuôn định trong cách sử dụng ngôn ngữ mực thước trang trọng để mở đường cho xu hướng tiếp cận ngôn ngữ đời sống (Bởi vì trước đây trong thời kỳ kháng chiến chống pháp, để phù hợp với yêu cầu “văn hóa hóa kháng chiến”, góp phần t ch cực vào việc tuyên truyền các đường lối chủ trương của Đảng, khẩu ngữ cũng từng được xem như một phương tiện nghệ thuật để tác phẩm có thể đến được với nhiều đối tượng tiếp nhận). Cùng hướng tới đối tượng tiếp nhận, nhưng không phải với mục đ ch tuyên truyền cổ động, Y Ban đưa vào tác phẩm của mình một lối nói dung dị, đời thường là để tìm ra một con đường ngắn nhất đến với bạn đọc. Điều đó thể hiện một ý thức tìm tòi, một tinh thần cố gắng trong việc làm mới ngòi bút, làm đa dạng các phương thức diễn đạt của nhà văn.
Không chỉ thể hiện nét duyên, sự lôi cuốn trong cách nói và cách sử dụng những thành ngữ mà ngôn ngữ của Y Ban còn có một đặc điểm nữa là quyết liệt, táo bạo. Điều này được thể hiện rất rõ qua cách xây dựng t nh cách mạnh mẽ và thế giới nội tâm của nhân vật. Ch nh vì vậy, trên phương diện ngôn ngữ, nhà văn thường dùng nhiều động từ hơn tính từ, lời kể, lời tường thuật nhiều hơn lời tả trong cách khắc họa chân dung nhân vật. Những động từ có sắc thái mạnh được nhà văn “ưu tiên” lựa chọn và sử dụng liên tiếp tạo ra những đoạn văn đầy kịch t nh. Ở những đoạn văn miêu tả hành động bên ngoài, lời văn gay gắt, quyết liệt: “Nhìn
thấy th ng bé t m ngắt bị kiến bu đầy người, cắn thủng cả m mắt, thị hét lên rung rợn. Tiếng thét dội vào rừng cây vọng lại thành tiếng thú thê thảm. Sau sự sợ hãi là sự đau đớn chất cùng phả ra từ bản năng làm mẹ của thị” [10, tr.155]. Với những đoạn miêu tả hành động thể hiện tâm lý, lời văn ngột ngạt, vật vã hơn: “Khi xem bộ phận đó nàng vừa muốn khóc, vừa muốn hét lên, vừa muốn cào cấu, xé rách và đập toang. Nàng vừa sợ, vừa kinh tởm, vừa thương hại… nàng lẩy bẩy đứng dậy. Khó khăn lắm nàng mới mặc được quần áo vào người. Nàng đi đến gường n m vật ra”
(Người đ n b đứng trước gương). Sở trường của Y Ban khi miêu tả nhân vật là
khả năng lột tả đến tận cùng sự đau khổ và hạnh phúc trong thế giới tâm hồn người đàn bà, miêu tả đến tận cùng, tận độ, xoáy sâu vào mọi ngõ ngách, tâm can, đi vào những vùng ẩn k n, b hiểm trong thế giới nội tâm phức tạp của con người. Kết hợp
điều này với việc sử dụng một loạt những động từ chỉ hành động tâm lý, Y Ban đã tạo nên những trang văn mãnh liệt về cảm xúc, đột khởi về tinh thần và rên xiết trong việc thể hiện những mâu thuẫn, day dứt của nhân vật. Nỗi đau được thể hiện bởi những ngôn từ giày vò, chà đi sát lại: “Thị suy nghĩ về việc thị vừa làm. Đồi bại, thị rủa mình. Sao lại tệ hại đến vậy, cái thứ đàn bà xấu xa ấy, thị khóc. Thị khóc nhiều lắm. Khóc mụ mị cả người. Khóc đến muốn chết thì thị sợ. Thị sợ phải chết nơi đất khách quê người… Thế là thị ngưng khóc nhưng tim thị vẫn đau ràn rạt. Thị muốn nói, thị muốn được chia sẻ, thị muốn thanh minh” [10, tr.30]. Với việc sử dụng ngôn từ mạnh mẽ đã bộc lộ cảm xúc một cách mãnh liệt và đó ch nh là nét rất riêng của Y Ban khi khai thác nội tâm nhân vật.Ngoài ra sự mạnh mẽ táo bạo còn được thể hiện trong cách nhà văn nói về tình dục. Y Ban tả chuyện tình dục hết sức tự nhiên, b ng một thứ ngôn ngữ tình dục trần trụi và táo bạo. Nhà văn không ngần ngại gọi tên những bộ phận nhạy cảm của cơ thể và miêu tả nó trong những trạng thái chuyển động đặc biệt: “ngực em co tròn lại”, “tức ở hai bầu vú”, “con giống con má đang ngẩng cao đầu”, “lớp đen sẫm giữa hai đùi nổi trên nền lụa”…; sử dụng những động từ miêu tả trực tiếp hành vi t nh dục của con người: “kéo ấp vào người”, “hôn”, “mút”, “ghì chặt”, “sờ mó”, “nắm chặt”, “trút bỏ áo quần”, “vần vò”, “trèo lên”, “cọ sát”, “cong cứng”…; những từ ngữ chỉ sự khát thèm thân xác: “nhìn đăm đắm”, “nóng bừng”, “máu trong người chảy rào rào”, “da mặt tê bần”, “đôi mắt dài dại”… Những động từ mạnh và cách gọi tên trực tiếp khiến cho những trang viết về tình dục của Y Ban thường mạnh, bạo và có gì đó như là khốc liệt, như là đau đớn. Thử so sánh hai đoạn văn “sex” của hai nhà văn cùng viết về “cơ chế tự yêu” của người đàn bà, ta sẽ thấy rõ điều này từ Y Ban. Trong Hồi xuân, Lý Lan viết: “Bàn tay tôi mơn man da thịt mình. Mịn màng. Mấy ngón tay nắn đầu vú. Vẫn còn săn. Tôi bóp nhẹ eo tôi, khẽ lật mình n m nghiêng trong bồn tắm… Khi nhắm mắt n m ngửa ra, tôi mơ màng cảm giác được ôm ấp, như thể mình đã lặn, đã thấm, đã nhập cùng nước. Đôi bàn tay đang vuốt ve dịu dàng, trìu mến từng nơi tròn khuyết, âu yếm từng chỗ mỏng dày”. Còn đây là một đoạn văn của Y Ban trong
nó đang thay đổi như thế nào. Hai núm vú săn cứng màu hồng nhô ra. Nấm lấy hai lòng bàn tay xoa nhè nhẹ vào hai núm vú ấy. Một cảm giác đê mê lan khắp cơ thể Nấm. Một cảm giác thật dễ chịu. Nấm xoa mạnh hơn. Cảm giác lan tỏa khắp cơ thể dồi dồn xuống chân Nấm. Nấm đắm chìm trong cảm giác mới mẻ. Một lát, Nấm bỗng nhận ra r ng từ lúc nào Nấm đã trút bỏ hết áo quần và miệng đang hát những nốt nhạc của mèo cái. Nấm hoảng hốt vơ vội áo quần đậy lên người rồi nhìn quanh quất xem có ai nhòm ngó. Rồi Nấm khóc òa”. Cùng miêu tả một hành vi t nh dục, nhưng Lý Lan thiên về đặc tả và chọn cho mình cách viết mềm mại, nhẹ nhàng, giàu sức gơi mở, còn Y Ban lại dùng kiểu câu ngắn để kể trực tiếp, hạn chế về cảm xúc nhưng nhấn mạnh ở hành động. Ch nh bởi lẽ đó mà những nhân vật nữ của chị