8. Cấu trúc của luận văn
3.2 Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn
3.2.1. Khái niệm tình huống truyện
Tình huống nói chung là “một trạng thái có t nh chất riêng biệt và trở thành được quy định. Ở trong thuộc t nh này của nó, tình huống góp phần biểu lộ nội dung là cái phần có được một sự tồn tại bên ngoài b ng sự biểu hiện nghệ thuật”; “tình huống giúp cho những gì còn n m trong hình thức chưa phát triển này bộc lộ và hoạt động”; “tình huống trở thành xung đột; tình huống là bước trung gian (giữa tình trạng im lìm và tình trạng hành động)” (Hê ghen).
Trong tương quan với việc xây dựng nhân vật, tình huống thường đóng vai trò “phép thử”, buộc nhân vật bộc lộ toàn bộ tư duy, đặc điểm t nh cách, đời sống tâm hồn. Tình huống tâm lý chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng nó được v như một “vụ nổ” gây chấn động tâm lý, làm biến đổi đột ngột về nhận thức, buộc nhân vật phải đối diện trực tiếp với bản thân mình.
Trong một truyện ngắn, việc tạo ra tình huống như thế nào cho độc đáo là một yếu tố rất quan trọng góp phần khẳng định tài năng và phong cách riêng của một nhà văn. Nói như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thì: “quan trọng nhất của truyện ngắn là tạo ra tình huống nào đấy, từ tình huống ấy bật nổi một bản chất t nh cách nhân vật hoặc bộc lộ một tâm trạng”.
3.2.2. Tình huống éo le, giàu kịch tính
“Tình huống là nơi soi chiếu những lát cắt của cuộc đời”, và trong truyện ngắn của Y Ban chủ yếu xoay quanh các dạng tình huống sau:
Tình huống tâm trạng: Đây là kiểu tình huống đánh thức quá khứ, gợi lại những kỉ niệm, biểu hiện sâu sắc nhất trong đời sống tình cảm của một con người. Để đi sâu khám phá thế giới nội tâm của con người trong nhiều tình huống tâm trạng khác nhau, Y Ban sử dụng cách để cho nhân vật tự độc thoại nội tâm và những tình huống có t nh chất tâm lý như là hai phương tiện biểu hiện hữu hiệu. Phần lớn dung lượng của truyện ngắn I am đ n b là chuỗi độc thoại nội tâm của người phụ nữ xa xứ. Từ thời điểm chị trở thành người giúp việc cho một gia đình Đài Loan, nhà văn đã để cho nhân vật triền miên trong độc thoại. Có lẽ bị giam lỏng
trong một ngôi nhà như đảo hoang, ngôn ngữ lại bất đồng nên người phụ nữ luôn có nhu cầu được giao tiếp, được bộc bạch những nỗi niềm. Ch nh nhu cầu ấy cộng với cái hồn nhiên của người nông dân thuần chất đã khiến chị thoải mái hơn khi nói ra những dòng tâm tư, dẫu chỉ là nói một mình. Nỗi nhớ chồng con, sự cô đơn, những khao khát bản năng hay tình thương đối với những người đàn ông bị bại liệt, tất cả đều bộc lộ thông qua những đoạn độc thoại ấy: “Phận đàn bà sao khổ quá con ơi. Mẹ những mong đi làm đất khách quê người để có tiền cho các con mẹ t nhiều. Ai ngờ mẹ lại mắc tội tày đình thế này. Ới các con ơi. Mẹ đã đập đầu mà chết nhưng thương các con đứt ruột nên không đành chết con ơi. Các con hiểu cho mẹ mà tha cho mẹ nhé. Mẹ đập đầu xin các con tha tội… Thị khóc gào lên trong đêm làm mất giấc ngủ của họ. Thị kệ thây. Thị cứ hờ tên con ra mà khóc. Khóc cho tan sự đau đớn chất chứa trong lòng. Sao ông trời lại đầy ải thị khốn khổ đến thế này. Nào thị có ăn ở độc ác với ai đâu. Đời thị khốn khó từ tấm bé nên thị chẳng bao giờ mơ sự sung sướng ở đời. Nhưng cũng chẳng khi nào thị lại nghĩ r ng mình bị vướng vào vòng lao lý như thế này” [9, tr.12].
Hay tình huống nhận được đồng tiền giả và buộc phải sử dụng đồng tiền giả, để rồi thật trớ trêu nhân vật “tôi” cuối cùng cũng phải thừa nhận giá trị giáo dục của nó: “Cứu tôi… cứu tôi với… Ai nhờ tôi cứu thế này. Tôi - một người đàn bà với đầy định kiến nhỏ nhen. Tôi vẫn năng đi chùa nhưng không sao ngấm được những lời dạy của phật. Tôi không đủ sức mạnh để gây hấn với ai nhưng tôi phản kháng kiểu ăn miếng trả miếng. Ai nhờ tôi cứu thế? A, thì ra mày à? Mày sắp toi đời rồi tờ tiền giả ơi. Mày kêu tao cứu mày ư? Không đời nào. Tao ghét mày lắm. Mày biết rõ điều đó mà. Mày sẽ bị nghiền nát, nhừ tơi. Mày sẽ thành con số không chứ không phải là giá trị mày đang đội lốt… Bà chị bảo tôi sẽ thành con số không ư? Không. Tôi sẽ gấp nhiều lần giá trị mà tôi đang đội lốt mà không phải là giả nữa đâu nhé. Tôi sẽ được phát hiện, được nghiên cứu, được điều tra, được rút kinh nghiệm, được đúc kết thành bài học…” [12, tr.12]. Cứ tưởng r ng “giả” vốn là đồ bỏ đi, nhưng trải qua một hành trình dài lưu lạc người đọc nhận ra giá trị của đồng tiền giả ở chỗ: nó đã bóc trần cái đạo đức giả của cả một xã hội người, từ kẻ bần hàn (th ng chữa
xe vỉa hè) đến người tr thức (tay bác sỹ), người thực thi luật pháp (công an giao thông), thậm ch cả tầng lớp lãnh đạo (ông giám đốc ngân hàng).
Tình huống nhân vật người đàn bà nhận được một vé đi xem phim trong Người
đ n b sinh ra từ bóng đêm, người đàn bà đã ngủ gật tại rạp chiếu phim, trong giấc
ngủ chập chờn ấy, ký ức tươi đẹp của tuổi thơ lại hiện về: “Như một cái thời xa xưa cũ kỹ lắm, ả đã từng ngợp mình say đắm trong thiên nhiên, trong buổi sớm mai của thuở mới bắt đầu. Mùa xuân, cỏ xanh ngát mỡ màng, khiêu gợi. Ả lùa đàn bò ra đồng cỏ” [4, tr.122]. Để rồi từ đây, quá khứ và hiện thực đan xen, thế giới nội tâm của nhân vật được bộc lộ: “Ả quẩy quả lắc đầu cho tỉnh cơn mơ. Hai giọt nước mắt lăn xuống má, ý nghĩ diễu cợt lại dộm lên - khóc được đấy à? Hì! Ả giơ tay lên chùi nước mắt, để khi ấy ả mới biết tay ả đang n m trong một bàn tay lạ… Ả định rút tay về nhưng lại cảm thấy tiêng tiếc. Một món ăn ngon lành quá, ả chưa từng bao giờ được ăn… Chưa bao giờ ả nghĩ xem mình là ai? Số phận mình như thế nào? Và cuộc đời như thế là sung sướng hay khổ đau… Một năm có 365 ngày. Trừ đi mỗi tháng ba ngày trời hành. Một năm có mười hai tháng là 36 ngày, cộng với 30 ngày ốm đau hoặc không có khách, vị tất một năm ả luôn phải hành xác. Th ng bé được bao nhiêu tuổi thì ả có bấy nhiêu năm với những ngày hành xác… Cả đời làm cái nghề ngủ với đàn ông mà lại đi thèm một bàn tay đàn ông đến vậy!” [4, tr.124-126]. Đây là sự khéo léo, thông minh khi tạo ra những tình huống hết sức tự nhiên, Y Ban đã để cho nhân vật có những hoàn cảnh để thử thách từ đó khiến cho họ phải trải qua một cuộc gi ng xé, day dứt trong tâm hồn.
Với các tình huống tâm trạng này, Y Ban tập trung khai thác những biểu hiện tâm trạng điển hình của nhân vật quanh tình huống đó. Nhờ vậy tâm trạng của nhân vật được đẩy lên tận cùng tạo cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về đời sống tinh thần của người phụ nữ. Điều này đã tạo nên lối viết riêng cho chị mà nhiều bạn đọc vô cùng yêu thích.
Tình huống tự nhận thức: Để tạo được những biến đổi trong nhận thức nhân vật Y Ban đã đặt họ vào những tình huống, những biến cố để nhân vật không còn suy nghĩ theo lối mòn nữa mà bắt đầu chiêm nghiệm, phân t ch lại bản thân, để nhận
ra sai lầm, nhận ra những chân lý của cuộc đời. Cái chết của người bán su hào - người tình cũ năm xưa đã thức tỉnh người đàn bà thành đạt khi nàng nhận ra sự tàn nhẫn và vô tình của mình, nhận ra sự chới với của một tâm hồn khi tự nó cắt đi dây neo với quá khứ huyền thoại: “Sợi dây neo nàng với quá khứ tuổi thơ êm đềm huyền thoại nàng dứt đứt rồi. Giữa hạnh phúc vợ chồng con cái danh giá và sự thành đạt, nàng chỉ như một cánh diều không dây mà thôi” (Sợi dâ nối những c nh diều). Sau những phút lên thiên đường, tỉnh giấc bởi lời “thóa mạ con cái, kêu rên cuộc sống”, bởi ánh bình minh soi rọi một chái nhà chật hẹp, cô gái trong Thiên
đường v địa ngục cay đắng nhận ra cái thiên đường ấy chỉ là một hiện thực úi sùi
đầy chua xót, nhận ra r ng mình đã quá cả tin và nhẹ dạ, để đến nỗi lạc lối xuống địa ngục rồi mới hay. Sự hối hận của người đàn bà trong Phút dành cho tình yêu
trước một ngày tòa gọi ra giải quyết ly hôn khiến người đọc vô cùng cảm động vì đó cũng là thời điểm một đêm trước lúc chị phải lìa xa cuộc đời - một đêm ngắn ngủi để cả hai vợ chồng vừa xin lỗi, vừa yêu thương, vừa nhận ra cuộc đời cần có nhau biết mấy và cũng vừa là để chia ly vĩnh viễn. Một tiếng gọi của con thơ, đã làm cho người phụ nữ dứt mình khỏi những cơn mơ và cũng dứt luôn những cuộc ngoại tình trong mộng mị mà nàng đã sử dụng như một lối thoát (Người đ n b v
những giấc mơ).
Sau những biến cố xảy đến với nhân vật hoặc có liên quan đến cuộc đời nhân vật, nhà văn thường dành những khoảng lặng nhất định để nhân vật đối diện với ch nh mình. Đó là khoảng thời gian để nhân vật biện hộ, giải th ch hay d n vặt với những gi ng xé nội tâm để tự thức tỉnh, tự hoàn thiện nhân cách. Hai mươi bốn giờ trong cuộc ân ái, người đàn ông mà cô gái ngưỡng mộ, si mê hiện ra nguyên là một kẻ chơi bời phóng đãng. Sự chờ đợi để nhận được một lời hỏi thăm dịu dàng, một lời ngọt ngào yêu thương khiến cho cô càng đau đớn và hụt hẫng trước sự thờ ơ của gã phong tình. Nhưng cũng ch nh trong những ý nghĩ quay cuồng khổ sở, cô đã thức tỉnh giấc mơ thiên đường để nhận ra mình vẫn còn may mắn vì: “thực chất, thiếu một bước chân em đã bị sa xuống địa ngục rồi” (Hai mươi bả bước chân l
quãng thời gian rất dài để người đàn bà lật dở những trang nhật ký và tìm về với quá khứ một thời phù phiếm trong sự cảm nhận về cái hiện tại cô đơn trống trải và để than thở r ng: “Ta là một người đàn bà, một người đàn bà rất hoàn hảo nhưng tại sao ta lại không có được cái kết quả của sự hoàn hảo ấy” và trên hết để người đàn bà thức tỉnh một điều r ng: Những cuộc tình không phải là trò chơi để người ta thử nghiệm, đó là nơi thể hiện tình yêu, sự sẻ chia và lòng bao dung nên càng không phải là nơi kiếm tìm sự hoàn hảo. Truyện Người đ n b sinh ra từ bóng đêm là chuyện cuộc đời nhục nhã của người đàn bà lỡ bước, phải bán thân xác nuôi con. Nhưng không mãi chìm sâu trong bóng tối, không bị trượt dài trong vũng bùn nhơ bẩn, đã có lúc người đàn bà chợt giật mình thức tỉnh. Cô giận mình và thấy xấu hổ nhục nhã với ch nh mình: “th ng bé được bao nhiêu tuổi thì ả có bấy nhiêu năm với những ngày hành xác thâu chuỗi dài”. Ch nh những khoảnh khắc suy tư, day dứt và hối lỗi ấy trong những chuỗi ngày đen tối đã khiến cô ý thức sâu sắc hơn về thân phận bất hạnh của ch nh mình.
Như vậy để biểu hiện sự thức tỉnh của nhân vật, Y Ban đã chú ý nhiều đến việc xây dựng tình huống, và miêu tả những biến động nội tâm nhân vật. Khắc họa nhân vật trong trạng thái đột biến của nhận thức, Y Ban đã mở rộng biên độ khám phá con người ở chiều sâu cảm thức. Mỗi con người đều có một số phận riêng, một cuộc đời biệt lập, chịu sự tác động khác nhau của các yếu tố trong cuộc sống, qua đó bớt đi những lầm lỡ sai sót để cuộc sống tốt đẹp hơn, yên bình hơn.
Tình huống có sự lồng ghép giữa các yếu tố kỳ ảo. Tùy vào mục đ ch, chủ đề tư tưởng mà mức độ các chi tiết siêu nhiên, hoang đường dày hay thưa, giữ vai trò chủ yếu hay chỉ ở dạng chêm xen: Loại thứ nhất, yếu tố hoang đường kỳ ảo chỉ có t nh chất đưa đẩy, dẫn dắt câu chuyện mà không gây bất ngờ hay lo lắng hồi hộp
(Thần câ đa v tôi, Tiếng khóc thiên thần I v II, Những nghịch lý của thần Aiet,
Câu chu ện tình êu). Loại thứ hai, chi tiết kỳ ảo có thể nhiều, có thể t nhưng đều
mang đến cảm giác nghi hoặc, có gì đó rờn rợn, sợ hãi cho người đọc (Tôi yêu nàng đấ thị ơi, Mắt ma, Miếu hoang, L ng cò, Ta thiêng, Chợ rằm dưới gốc dâu cổ thụ,
Trong Tôi êu n ng đấ thị ơi, bùa ngải của một cô gái si tình mong chiếm được tình yêu của một chàng trai mà cô đã yêu đơn phương say đắm là hai chiếc áo: một của cô, một của gã trai kia đắp lên xác người chết và một bài thần chú đọc trong mười lăm phút mà ông thầy bói đã đưa cho cô. Trong Quê nội, yếu tố kỳ ảo là chàng trai - người yêu của Bưởi hàng đêm vẫn về trò chuyện với cô, biết được những buồn vui của cô. Đó cũng có thể là những tình huống về sự trở lại từ cõi âm của những hồn ma và tham gia vào cuộc sống thực của con người trên cõ trần, giống như nhân vật Thần câ đa trong truyện ngắn cùng tên; hay là trường hợp Thắng - chàng trai chết trẻ, trở về vào đêm r m hàng tháng trong phiên chợ dưới gốc dâu để gặp lại những người yêu trên cõi trần (Chợ rằm dưới gốc dâu cổ thụ). Hình hài cô bé gái mặc váy xanh hay vui vầy cùng một bà lão ăn xin trú ngụ ở ngôi
Miếu hoang trong truyện ngắn cùng tên cũng n m trong tình huống này. Đây là cô
bé con thầy lang có tiếng trong vùng đã chết từ rất nhiều năm trước, và nay trở thành cô Bảy.
Với việc xây dựng cốt truyện có chứa tình huống kỳ ảo và coi sự hiện diện của chúng như một thủ pháp nghệ thuật mới hướng vào thực tại đời sống sôi động, Y Ban đã mang lại những giá trị thẩm mỹ thực sự cho tác phẩm. Nhờ đó chị hoàn toàn tự do phóng bút, mở rộng biên độ khám phá cuộc sống mà không bị hạn chế bởi t nh logic của hiện thực. Với những yếu tố kỳ lạ, hoang đường, Y Ban đã đem lại sự phong phú trong những mảng sáng tác của chị.
3.3 Ngôi kể, ngôn ngữ, điểm nhìn trong truyện ngắn 3.3.1. Ngôi kể 3.3.1. Ngôi kể
Ngôi kể hay còn gọi là người kể chuyện, người trần thuật, người thuật chuyện. Đây là khái niệm trung tâm của trần thuật học, của thi pháp học hiện đại. Khái niệm này dùng để chỉ người thay thế cho chủ thể sáng tạo tường thuật lại câu chuyện trong tác phẩm. Song cho đến nay, khái niệm này còn gây nhiều tranh cãi. Dù các nhà nghiên cứu có những cách hiểu khác nhau về người trần thuật thế nào đi chăng nữa thì vai trò của người trần thuật là rất quan trọng. Bởi trần thuật bao giờ cũng được tiến hành từ ph a một người nào đó. Ở phương diện nào, dù trực tiếp hay gián
tiếp cũng đều có sự đồng hành của người trần thuật. Người trần thuật không những tổ chức về mặt ngôn ngữ mà còn đóng vai trò quan trọng về mặt kết cấu và chi phối