Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn

Một phần của tài liệu Tư tưởng nữ quyền trong truyện ngắn của y ban (LV01386) (Trang 86)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn

3.1.1. Nhân vật tự nhận thức

Nhân vật tự nhận thức là kiểu nhân vật chủ đạo trong truyện ngắn sau 1975. Từ nhận thức thế giới bên ngoài đến nhận thức thế giới tâm hồn mình là bước phát triển mới của tư duy nghệ thuật về con người, gắn với sự thức tỉnh ngày càng cao của nhà văn về giá trị con người cá nhân. Y Ban cũng vậy, trong những truyện ngắn của mình, kiểu nhân vật này xuất hiện khá đa dạng và để lại nhiều ấn tượng. Chị thường đặt nhân vật vào những tình huống tâm lý đặc biệt như: không gian vắng lặng, trạng thái cô đơn, sự đối lập giữa hai chiều quá khứ và hiện tại; hành động soi gương hoặc ngoại tình - đó là những hoàn cảnh để nhân vật tự đối diện, tự biện hộ, giải th ch, d n vặt nội tâm, tự thú hay sám hối.

Cay đắng, đau khổ nhưng cũng nhiều mơ ước, người phụ nữ trong văn Y Ban luôn luôn trăn trở trên hành trình trở về cái Tôi bản thể nh m tự khẳng định và giải phóng cho mình. Trong mỗi tác phẩm họ bao giờ cũng đóng vai trò là những nhân vật tự nhận thức hay nói cách khác, nhân vật tự nhận thức ch nh là một phương diện quan trọng để nhà văn thể hiện tư tưởng nữ quyền. Đó là những nhân vật “tự phán

xét hành động của mình, tự đối thoại, lục vấn và cảnh tỉnh ch nh mình với những biến động của nội tâm trước sự dồn đẩy âm thầm mà quyết liệt của lương tâm, của bổn phận làm người” [78]. Trong những truyện ngắn của Y Ban, kiểu nhân vật này xuất hiện khá đa dạng và để lại nhiều ấn tượng. Đó là bởi khi tập trung xây dựng, nhà văn đã kết hợp sử dụng nhiều phương tiện nghệ thuật độc đáo mà trước hết là những tình huống tâm lý đặc biệt.

Khi nhân vật cần đến lúc phải đối diện với ch nh mình để lục vấn lương tâm, day dứt và trăn trở, Y Ban thường đặt họ vào một không gian đặc biệt: không gian vắng lặng cô đơn. Trong Người đ n b có ma lực, nhà văn đã tạo ra xung quanh nhân vật một không gian gia đình đối lập: bên kia là nhà hàng xóm đông con với “tiếng than thở, tiếng lao xao, tiếng dao, thớt lách cách”, bên này một mình người đàn bà với mâm cơm chỉ có “một chiếc bát, một đôi đũa, còn thức ăn vẫn để nguyên trong nồi”. Đó ch nh là nguồn cơn để người đàn bà ý thức được nỗi cô đơn, trống trải của một người không gia đình, không con cái, không có ai che chở, tựa nương. Với nỗi đớn đau rên xiết của cô gái bị ép bỏ đứa con trong bụng, Y Ban trong Bức

thư gửi mẹ Âu Cơ lại để nhân vật thao thức vào những đêm một mình nơi giường

bệnh để suy nghĩ, hồi tưởng, để chất vấn về quyền được yêu, quyền được làm mẹ ch nh đáng của mình… Không gian giống như một thứ phông nền, có sức gợi tâm trạng nơi những con người đang sẵn mối trăn trở, suy tư.

Thời gian với hai chiều quá khứ - hiện tại đối lập cũng là một thủ pháp hữu hiệu để nhà văn đưa nhân vật vào quá trình tự nhận thức. Trong Người đ n b có

ma lực, tác giả để người đàn bà sống trong sự gi ng xé, giày vò giữa quá khứ tươi

đẹp, đầy kiêu hãnh với hiện tại cô dơn, hờn tủi. Để rồi họ chua chát nhận ra những sai lầm, ấu trĩ của mình, để họ thấm được cái giá phải trả cho quá khứ và sự nhạt nhẽo, vô nghĩa trong suốt quãng đời còn lại. Và mặc dù đã qúa muộn màng, nhưng dẫu sao, những giây phút hồi tưởng về ngày xưa cùng sự hối lỗi ở thực tại cũng làm cho họ được thanh thản, được sống thật với ch nh mình. Đó là giá trị cuối cùng của cả một cuộc giải phẫu tâm hồn đầy đau đớn.

Nhân vật tự nhận thức thường là những con người đã từng trải qua một vài biến cố lớn lao trong cuộc sống. Sau những “sự kiện” có t nh bước ngoặt ấy, nhà văn thường dành những khoảng lặng nhất định để nhân vật tự đối diện với ch nh mình. Đó là khoảng thời gian để nhân vật tự biện hộ, giải th ch hay d n vặt với những gi ng xé nội tâm để thức tỉnh, tự hoàn thiện nhân cách. Mỗi người đ n ông

chỉ của riêng một người đ n b là câu chuyện về một cô gái chỉ vì t nh đỏng đảnh

trẻ con đã làm mất đi người yêu và mối tình đầu trong sáng. Thời gian trôi đi, ngay cả khi đã có gia đình, cô vẫn không thể nào tìm được những gì đẹp đẽ trong tình yêu đã mất. Cả quãng thời gian dài cho đến khi gặp lại và chia tay người xưa trong một chuyến nghỉ mát, cô mới nhận ra tình cảm của mình và “anh ấy”, nhưng vẫn phải dũng cảm chấp nhận một quy luật muôn đời mà cô đã “ngộ” ra sau những ngày tháng dài trăn trở: mỗi người đàn ông là của riêng một người đàn bà, và anh ấy đã là của người đàn bà khác. Thời gian ch nh là một phương cách, một người bạn tốt nhất giúp con người tự lý giải, tự chiêm nghiệm lại những hành động của mình. Cô gái trong Hai bả bước chân l lên thiên đường sau giây phút dâng hiến đã “nhờ” có những khoảng lặng về sự đợi chờ, hụt hẫng mà tỉnh giấc mơ thiên đường để nhận ra mình vẫn còn may mắn vì thực chất: “thiếu một bước chân em đã bị sa xuống địa ngục rồi”. Trong quá trình thức tỉnh của nhân vật, không gian và thời gian tâm trạng đóng vai trò như một “lực lượng phù trợ”, dẫn đường, để trải qua bao nhiêu đớn đau, gi ng xé, thậm ch là chấp nhận bao nhiêu mất mát và thua thiệt, những người đàn bà của Y Ban lại sống có ý nghĩa hơn trong sự hoàn thiện nhân cách và nâng đỡ tâm hồn của ch nh mình.

Hành động là một phần quan trọng tạo nên con người cụ thể sinh động, là yếu tố bộc lộ những đặc điểm về t nh cách, nội tâm của nhân vật văn học. Trong nhiều tác phẩm viết về sự tự nhận thức, Y Ban đã để cho người đàn bà thực hiện trở đi trở lại một hành động tâm lý soi gƣơng.

Soi gương là một hành động quen thuộc của người phụ nữ trong cuộc sống để nhận diện mình với khuôn mặt, dáng vóc, hình thể… Soi gương mang đậm bản chất nữ t nh của phái đẹp, nó là cách khẳng định sự tồn tại và giá trị muôn đời của giới

nữ. Mượn những ý nghĩa như thế, văn chương nữ t nh Trung Quốc thuộc dòng “sáng tác thân thể” sau này đã lấy tấm gương và hành động soi gương của người phụ nữ làm một trong những đề tài trung tâm nhất. Bởi những nhà văn này quan niệm: chiếc gương đã giúp người phụ nữ “khám phá những ngóc ngách của bản thân mà không phải qua những con mắt nhìn của con mắt thứ hai. Họ hy vọng tìm kiếm được sự chân thực, hay những góc khuất chưa được khám phá lâu nay hay cũng có thể là sự phản ánh ngược với diện mạo bên ngoài qua chiếc gương”. Ở đây, “những ảnh ảo của thân thể được phản chiếu trong gương đã toát lên những khao khát tinh thần…” [56].

Riêng với Y Ban, vấn đề này đã được chị khai thác từ rất lâu trong nhiều tác phẩm viết về phụ nữ. Nhưng những người đàn bà trong văn chị không phải chỉ soi gương để nhìn ngắm cơ thể mình, để bày tỏ sự “khao khát tinh thần”, mà hơn thế, đó còn là phương tiện để họ thực hiện quá trình tự nhận thức. Về mặt này có thể khẳng định, hành động tâm lý soi gương ch nh là một sáng tạo mới mẻ, độc đáo của Y Ban trong việc khám phá chiều sâu bản chất nữ, và chị đã thể hiện điều này đặc biệt thành công qua ba tác phẩm: Tự, Cuộc tình silicon, Người đ n b đứng trước

gương.

Tự là câu chuyện về người đàn bà mang trong mình những ẩn ức tình dục, sau khi người chồng bỏ đi vì bệnh bất lực, đã tìm đến nhiều người đàn ông để giải quyết nhu cầu sinh lý nhưng không được thỏa mãn, chị bèn quyết định dùng liệu pháp công nghiệp cuối cùng là “tự lực” b ng… cái chim giả. Đến tình tiết quan trọng này, Y Ban đã để người đàn bà soi mình trong gương để trước tiên, phát hiện ra mình vẫn còn rất trẻ trung, quyến rũ mặc dù đã có tuổi và qua một lần sinh nở. Nhưng càng soi gương, càng thấy mình quyến rũ bao nhiêu, chị càng đớn đau, tủi hổ bấy nhiêu vì sắp phải dùng thứ đồ chơi trẻ con kia để “đối trọi” với một tấm thân đàn bà sang trọng, phải lụy vào thứ nhựa silicon giả tạo để thay thế cả thế giới đàn ông. Tấm gương và hành động soi gương đã giúp người đàn bà không chỉ chua chát nhận ra nỗi bẽ bàng, nhục nhã, nỗi xót xa, tủi hận cho thân phận mình, mà còn như

một điểm nút đẩy nhân vật vào tận cùng bi kịch tình dục của người phụ nữ trong xã hội hiện tại.

Không dừng lại ở việc soi gương để nhận thấy một nhan sắc đã tàn phai, một sự mất vị thế trong khát vọng chinh phục người khác giới, người đ n b đứng trước

gương trong tác phẩm cùng tên đã “vượt qua” người đ n b silicon b ng hành động

dùng tấm gương để tự khám phá bản thân. Cuộc tự vấn ấy diễn ra với hai lần soi gương, mỗi lần là một trạng thái và phát hiện khác nhau. Lần đầu tiên, người phụ nữ đã ngắm cơ thể trong tấm gương mờ đọng nước, nhận thấy mình vẫn còn đầy đặn và duyên dáng: “Gương mặt qua tấm gương mờ mờ hơi nước có vẻ thật dễ nhìn với đôi mắt mở to, da mịn màng, cái miệng tươi của nụ cười vừa phải. Nàng hài lòng lắm, khẽ nhún nhẩy quay đ ng trước, quay đ ng sau”. Đó là gương mặt của người đàn bà thành đạt, danh giá với tất cả sự viên mãn của tự do và đầy đủ. Nhưng đấy chỉ là cái nhìn từ xa cùng những phát hiện bề ngoài. Lần thứ hai soi lại mình trong tấm gương sáng, nàng “kinh hãi lấy hai tay bịt chặt lấy mặt” bởi nhận thấy rõ hơn những khuyết điểm: “những nốt tàn nhang nổi rõ, cái mũi gẫy tạo vết h n và hai nếp da dưới mắt mọng”. Không chỉ nhìn thấy mình trong bộ dạng một người đàn bà già nua, xấu x , nàng còn phát hiện từ trong gương kia một gương mặt đáng sợ: “nhìn gương mặt mình trong gương nàng bỗng thấy nó giống một con thú. Một phần sư tử, một phần beo, một phần của đười ươi độc… Còn trong gương mặt nàng không có riêng cho sự dữ d n nên nó méo mó, xộc xệch đến tội nghiệp. Thì ra đó là một sự thảm hại…”. Đây mới là bộ mặt thực sự, hình hài thật sự của người đàn bà văn chương danh giá. Tấm gương sáng đã giúp nàng nhận ra chân dung ngoại diện và chân dung tâm hồn đ ch thực của mình: một người đàn bà xấu bao trong mình một nhân cách méo mó, một trái tim tật nguyền bởi ước mơ, danh vọng phù phiếm mà dám bỏ chồng, bỏ con đi theo người đàn ông lạ. Từ lần đầu đến lần thứ hai soi gương, người đàn bà đã trải qua một quá trình tự nhận thức đau đớn: từ tự tin, yêu đời đến mặc cảm, thất vọng, từ cảm giác viên mãn, tự do đến sự thương thân và cô độc tận cùng. Đó cũng là quá trình đi từ sự giả dối, ngụy biện đến hối lỗi và trở về đúng với con người mình, sống thật với ch nh mình. Trên điểm cuối cùng của con

đường thức tỉnh ấy, tấm gương đã làm sống dậy ở người đàn bà bản năng làm mẹ mạnh mẽ: thương con đến cháy lòng cháy dạ và quyết bỏ mặc tất cả để trở về với các con thân yêu.

Phân t ch sâu sắc mọi diễn biến tâm lý phức tạp của người phụ nữ hiện đại trong nhiều mối quan hệ, với nhiều những sai lầm và nhận thức, Y Ban thường đi vào khai thác những xung đột gay gắt trong đời sống tình cảm của họ, đặc biệt từ những người đàn bà “ngoại tình”. Đó là những người phụ nữ sống “chông chênh” giữa một bên là gia đình - trách nhiệm với bên kia là tình yêu tự do đầy cảm xúc, họ rơi vào mâu thuẫn trong những chọn lựa chẳng dễ dàng. Truyện ngắn Người đ n b

v những giấc mơ được xây dựng trên một chuỗi những xung đột có lúc kìm nén, có

lúc bùng phát để đi đến sự nhận thức cuối cùng của nhân vật. Khi cuộc sống gia đình đã bắt đầu trở nên nhàm chán, “thiếu hụt” với người chồng thường xuyên về muộn, người vợ đã tìm hình bóng lý tưởng của mình từ những giấc mơ. Cuộc sống của nàng là mối gi ng co gay gắt giữa thế giới mộng tưởng đầy hạnh phúc ngọt ngào với cuộc đời thực bình lặng, êm đềm, thiếu cảm xúc; giữa hành động phản bội, ngoại tình trong mơ với tình yêu chồng và sự quan tâm, chăm sóc con cái hết mực. Suốt cả câu chuyện dài, nhà văn nhắc đi nhắc lại sự day dứt, mâu thuẫn trong nàng như thế: “Ban đêm thì nàng ngoại tình với một người đàn ông khác để ban ngày nàng có cảm giác lỗi lầm nên đã chăm sóc chồng một cách chu đáo”. Người đàn bà ấy đã sống d n vặt khổ đau giữa hai bờ tội lỗi và đức hạnh, giữa khát khao yêu đương hạnh phúc và sự kìm nén bởi tình thương và trách nhiệm với gia đình. Cuộc đấu tranh trong nàng chỉ có thể chấm dứt b ng sự thức tỉnh của tình yêu và bổn phận làm mẹ trước tiếng gọi của đứa con thơ. Không còn manh nha, khởi phát trong giấc mơ, G ấp bóng đã trở thành câu chuyện ngoại tình có thật với kết thúc buồn và đáng tiếc. Ở đây, những mối xung đột tâm lý không đan chéo, dày đặc nhưng lại được thể hiện gi ng co, khốc liệt hơn. Cũng bắt nguồn từ sự “xơ hóa cảm xúc”, người đàn bà thành đạt đã có những phút giây xao xuyến, yếu mềm trước người đàn ông lạ. Những xung đột với nàng bắt đầu từ sự nói dối quanh quẩn, không muốn lừa dối chồng nhưng lại “rất sợ anh biết sự thật”, không cảm xúc với chồng nên đã

tưởng tượng ra chồng mình ch nh là “anh ấy”. Nàng đã tự nhận thức mình bây giờ là “sống trong trạng thái thăng hoa của tình yêu và sự d n vặt của sự dối trá”. Nàng đã đau khổ, tuyệt vọng khôn cùng giữa hai sự lựa chọn: tình yêu và trách nhiệm. Đến lúc “bắt” được ch nh xác “căn bệnh” của mình là “gà ấp bóng”, hiểu r ng tất cả chỉ là những rung động thoáng qua, nhận thấy sự cần thiết của tổ ấm gia đình thì cũng là lúc nàng bị mất đi tổ ấm ấy. Sự nhận thức muộn màng khiến người đàn bà phải trả giá b ng sự cô đơn, mất mát của ch nh mình, nhưng dù sao, đó cũng là những trải nghiệm quan trọng để nàng hiểu hơn về sự phức tạp của cuộc sống cũng như những quy luật tâm lý khó nắm bắt trong tâm hồn mỗi con người. Miêu tả sâu sắc những xung đột tình cảm của người đàn bà hiện đại, Y Ban đã để cho nhân vật tự đối thoại, tự đẩy mình đến tận cùng những cảm xúc để điều tiết hành động của ch nh mình. Đó là con đường nhiều quanh co, ngã rẽ nhưng sẽ là những “phép thử” quan trọng để họ đi đến quyết định cuối cùng: sáng suốt cả b ng trái tim và lí trí. Với những tình huống tự nhận thức, Y Ban đã để cho nhân vật tự đối thoại, tự đẩy mình đến tận cùng những cảm xúc, từ đó tự thức tỉnh, điều chỉnh hành động của mình, sống có lương tâm và trách nhiệm hơn. Tuy nhiên không phải sự thức tỉnh nào cũng kịp thời như trường hợp của người phụ nữ Sau chớp l dông bão. Đa số

Một phần của tài liệu Tư tưởng nữ quyền trong truyện ngắn của y ban (LV01386) (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)