8. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Bi kịch tình yêu
Đề tài về tình yêu là mảng hiện thực khá sinh động trong sáng tác của Y Ban. Ở đó trải ra muôn vàn những cung bậc cảm xúc mà b ng sự tinh tế và hiểu biết của riêng mình, Y Ban đã nhìn nhận và lý giải nó theo những sắc thái khác nhau: Có tình yêu cao thượng như Biển v người đ n b xấu xí, lại có tình yêu khát khao được dâng hiến như Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, có tình yêu si mê khờ dại như Hai bả
bước chân l lên thiên đường, Anh- tôi - thằng bé v con rắn, cũng có những tình
yêu đầy ảo tưởng như Người đ n b v những giấc mơ, G ấp bóng; Có những tình yêu đầu đời trong sáng lãng mạn tinh khôi như Chiếc vương miện bằng cỏ; Cũng có cả tình yêu muộn màng, vớt vát khi cuộc đời đã vào lúc hoàng hôn như Phút dành
cho tình yêu… nhưng chung cuộc vẫn là những cuộc tình dang dở, kết thúc b ng
nước mắt, chia ly, b ng sự cô đơn tuyệt vọng, b ng cả những tiếc nuối khao khát chẳng bao giờ nguôi ngoai. Ch nh vì thế mà lan tỏa trong hầu khắp các câu chuyện tình yêu của Y Ban là sự bất an, là những phấp phỏng lo âu và lắng lại là những nỗi buồn khôn xiết.
Do nhận thức ấu trĩ về tình yêu, bi kịch đến không phải vì ham muốn vật chất tầm thường, một ước vọng phù vân mà chỉ là một câu nói. Có biết bao ngọt ngào trong từng lời nói, từng nụ hôn, bao nhiêu ấm áp trong sự quan tâm, bao nhiêu chân thành trong tình cảm mà Sơn đã giành cho Miên thì Miên lại coi nhẹ; cô lại đi suy nghĩ, d n vặt, khổ đau vì một câu nói bâng quơ châm chọc của thiên hạ. Vậy là lời
nói ngang đường trở thành to tát. Lòng tự ái đã khiến cô vứt bỏ tình cảm của Sơn - người đàn ông hoàn toàn không có lỗi. Chỉ nhiều năm sau đó khi không tìm được một tình yêu đ ch thực nàng mới cảm thấy nuối tiếc, xót xa cho mối tình đầu, mới cảm thấy ân hận vì sự đỏng đảnh con trẻ của mình. Nàng thường nhấm nháp những kỷ niệm đau đớn để dễ dàng trôi vào giấc ngủ. Trong một chuyến đi du lịch Miên đã gặp lại Sơn, sự nhạy cảm của người đàn bà cho nàng biết ánh mắt và cử chỉ kia chứng tỏ một điều Sơn vẫn còn yêu nàng. Nhưng cuối cùng nàng vẫn phải cay đắng nhìn vào sự thật: Dù yêu Sơn nhưng sẽ không bao giờ còn là của nàng nữa, anh đã thuộc về một người đàn bà mang tên Leng. Suy nghĩ của Leng ở đoạn cuối truyện cũng ch nh là những gì mà Miên đang lờ mờ nhận ra: Mỗi người đàn ông là của riêng một người đàn bà dẫu cho trái tim họ có thuộc về một người đàn bà khác. Mặt khác làm nên những bi kịch khổ đau cho người phụ nữ lại chủ yếu là đàn ông. Vì thế khi viết về bi kịch của người phụ nữ chị không quên bỏ qua những gã đàn ông họ sở, bội bạc, quên ơn, hoặc ích kỷ, vô trách nhiệm. Y Ban rất quan tâm đến những biến động tâm lý của người đàn bà sau những lần họ dâng hiến: “Nếu họ được người tình vuốt ve, động viên dù chỉ là một cuộc điện thoại hỏi han, họ sẽ lại thăng hoa. Còn nếu sau đó là một khoảng lặng thì đó là nỗi ê chề, bẽ bàng và cay đắng”. Nhân vật ch nh trong truyện ngắn Hai bả bước chân l lên thiên
đường là một cô gái trẻ, thông minh song lại quá nhạy cảm và đủ nghiêm túc trong
tình yêu để cảm nhận sự đau khổ xót xa cho bản thân trước thái độ thờ ơ lạnh nhạt của một người đàn ông sau cái lần được cô dâng hiến. Trong lần hẹn hò đầu tiên cô đã rất e dè và cẩn trọng, nhưng cô yêu anh nhiều, yêu thật lòng, yêu không vụ lợi vì thế mà cô sợ, sợ ngày mai “ngày mai em phải đối diện với những sự thật, em sẽ nhìn mọi thứ với đúng tên gọi của nó. Và điều đó làm em khốn khổ”. Điều mà cô lo sợ đã đến, nhưng rồi nó cũng tan biến trong hơi ấm của nụ hôn nồng nàn mà người đàn ông dành cho cô. Ch nh cô cũng không thể cưỡng lại ch nh bản thân mình. Nhưng cô sẽ không lo sợ, không khổ đau, không phải đối diện với sự thật ngày mai nếu như người đàn ông cũng yêu cô, cũng vẫn dịu dàng và ngọt ngào với cô như ngày hôm nay. Song hạnh phúc như một trò chơi của tạo hóa và cô cũng chỉ là một
trò chơi qua đường của người đàn ông ấy. Cô đã gọi lại cho anh nhưng dường như trong đầu anh đã không còn có ý niệm về những gì đã xảy ra giữa hai người nữa, anh chỉ lạnh lùng nhắc nhở b ng cái giọng của công việc “à em này, khi tình cờ gặp nhau ở đám đông chúng mình nên tế nhị nhé”. Và bi kịch bắt đầu từ đây, nó xâm lấn vào tâm hồn cô gái với suy nghĩ về thiên đường của mình: “Thiên đường cách cuộc sống của em hai bảy bước chân, em đã bước được hai sáu bước rồi… sau cái khoảnh khắc tan biến vào anh, bước chân cuối cùng ấy em tưởng tượng ra đó ch nh là lời anh thổ lộ r ng anh yêu em… kì lạ thay cái thiên đường. Adam và Eva vì yêu nhau mà phải đẩy xuống hạ giới. Còn em chỉ vì thiếu tình yêu, em không được lên thiên đường”. Không phải cô không lường trước những gì đã xảy ra, nhưng niềm tin đặt nhầm chỗ, cô đã kỳ vọng quá nhiều vào một gã đàn ông đểu cáng, để rồi lại phải một mình ôm lấy nỗi đau.
Người đàn ông trong Con quỷ nhỏ trong tôi, cũng đã có cái bản chất rất gần với người đàn ông trong câu chuyện trên. Nhưng nếu như trong Hai bả bước chân
l lên thiên đường, nhân vật “anh” có một lối sống hiện đại và tỏ ra thẳng thắn
không che đậy cho sự buông thả, dễ dãi của mình, thì nhân vật “chú” trong Con quỷ
nhỏ trong tôi, lại là một kẻ xảo trá, đa tình nhưng lại luôn dùng cái mác nhà văn với
những bức thư tình ngọt như mật để che đậy và lấp liếm đi sự khốn nạn. Cái kim trong bọc cũng không dấu được lâu, những bức thư là phương tiện cho gã đàn ông có thể một lúc bắt cá nhiều tay nhưng nó cũng ch nh là b ng chứng để lột tẩy bộ mặt giả dối của hắn. Xuân - vợ hắn là người đầu tiên và trực tiếp chịu đựng những khổ đau khi có một người chồng như hắn. Còn với nhân vật “tôi”, cô đã tôn trọng người đàn ông ấy như một người chú để được chỉ bảo, như một người bạn để dốc bầu tâm sự buồn vui. Thật đau đớn khi hắn không phải là người như cô nghĩ. Đó ch nh là sự vấp ngã đầu tiên mà cô biết từ đây cô vào đời sẽ không phải b ng sự hồn nhiên trong sáng nữa mà b ng một đôi mắt “đã có những vết đen len lỏi”. Đã có biết bao đêm cô d n vặt mình: “Tôi đã biết thêm về cuộc đời mà đáng lẽ chưa nên biết chút nào. Cũng chưa thể bảo tôi là lả lơi nhưng theo một ý nghĩ nào đó, tôi cũng chẳng còn trong trắng nữa. Biết thêm về cuộc đời, cái vốn sống của cuộc đời tôi đã
bị trả giá quá đắt”. Tuy thế, giữ được thân, cô vẫn còn là người may mắn so với hai người đàn bà trong hai câu chuyện C i điềm con thỏ trắng và Sự vô tội của Adam
và Eva, bởi vì khi nhìn thấy sự ch kỷ, vô trách nhiệm của người đàn ông sau những
phút đam mê thì họ đã trở thành những bà mẹ mất rồi. Họ sẽ phải làm gì đây nếu như bị người đàn ông phủi bỏ vào lúc ấy. Họ sẽ phải bỏ đứa bé, nhưng là mẹ họ đau xót lắm, còn nếu không họ sẽ phải hy sinh và nuôi con một mình với biết bao điều tiếng. Nhưng không một gã đàn ông nào trong cuộc nghĩ gì cho họ. Tin vào điềm lành mà con thỏ đem lại, chàng trai trong C i điềm con thỏ trắng đã hồn nhiên phô ra sự ch kỷ, vô lương tâm của mình. Người phụ nữ đã có thai bốn tháng nhưng anh chưa muốn cưới, lấy cớ là còn phải đeo đuổi công danh sự nghiệp, r ng vợ con sẽ khổ nếu như anh chưa có việc làm ổn định… Đúng quá, nhưng tại sao anh không nghĩ đến điều này sớm hơn. Trong những lúc khao khát đắm say, sao anh không một lần nghĩ tới hậu quả của nó nếu như anh chưa sẵn sàng làm bố. Đến khi sự đã rồi thì lại muốn rũ bỏ để thoát thân.
Trước sự ào ạt đôi khi thực dụng của thời kỳ mở của, tuổi trẻ là đối tượng dễ bị tác động, chi phối và cuốn theo lối sống hiện đại, trong đó không loại trừ lối sống thiếu lành mạnh. Trong Tôi v anh, thằng bé v con rắn, tiêu biểu cho việc tôn thờ một tình yêu không hề có thật. Cô đã yêu anh một tình yêu không đổi thay, không đòi hỏi, yêu như không hề nghe những lời mắng chửi thậm ch xỉ vả của anh trong những lúc trái t nh thất thường của dân nghệ sỹ. Anh bỏ vợ, bỏ con để hy sinh hết mình cho nghệ thuật. Cô lại hy sinh hết mình cho anh để anh có thời gian theo đuổi niềm đam mê tượng. Thời gian của cô là đ ng đẵng những ngày bên anh, không gian của cô là gian phòng đậm màu nâu đất của hàng trăm những bức tượng. Cô thường giúp anh nhào đất thật nhuyễn, nhưng nhiều khi cô bị đuổi một cách vô cớ “Cô chỉ câm lặng đi vào góc khuất ngồi và nhìn”. Anh yêu cô nhưng lại lấy người khác làm vợ và sinh con, “Cô cần mẫn sống trong sự dửng dưng đó”. Khi anh chuyển sang làm tượng đồng, anh đuổi cô vì không cần nhào đất nữa, cô tuyệt vọng nhưng vẫn dõi theo anh từng ngày, đến khi anh thành công mở triển lãm tượng đồng, cô che k n mặt đến xem và “khóc một cách thầm lặng”. Rồi anh lại chán
tượng đồng, anh đon đả nhờ cô nhào đất, “Cô đánh nhuyễn đất b ng cả những giọt nước mắt của mình”. Đứa con trai của anh chết vì nghiện ma túy, cô muốn bỏ anh ra đi vĩnh viễn, nhưng cô cũng là người biết “hy sinh cho cái đẹp” nên cô vẫn lặng lẽ bên anh. Điều gì đã làm cho người con gái ấy có thể chịu đựng nhều đến thế? Chẳng thể là điều gì khác ngoài tình yêu cô dành cho anh. Dường như cô không còn sống vì cô nữa, cô đã đánh mất ch nh mình khi là cái bóng của anh. “Hóa ra đàn bà ai cũng có khả năng đặc biệt giống nhau: Yêu đương, ghen tuông và cuồng si” (Hậu
thiên đường - Nguyễn Thị Thu Huệ).
Đ ng sau mỗi câu chuyện, mỗi cảnh đời, mỗi số phận con người bị thất bại trong cuộc hành trình kiếm tìm tình yêu đ ch thực, ta nhận thấy sự thấu hiểu và cảm thông sâu sắc của một nhà văn giàu tình yêu thương và nhạy cảm với nỗi đau của con người. Ta cũng nhận thấy bóng dáng của những con người trong xã hội hiện đại với những bi kịch tình yêu. B ng cảm quan tinh tế của người phụ nữ, viết về tình yêu, Y Ban dường như không dừng lại ở chuyện tả chân mà “bứt lên” trên cái thực để nhìn rõ hơn những biến chuyển trong đời sống tâm lý, tình cảm của con người vốn rất không rõ ràng mạch lạc mà b ẩn và khó giải th ch rạch ròi b ng lý tr . Trên nhiều trang viết, chị cũng trăn trở cùng nhân vật của mình tìm ra lối thoát cho ch nh cuộc đời của họ sau những bi kịch. Vì vậy, dù còn mang vị đắng nhưng không bao giờ mất đi niềm tin và tình yêu cuộc sống, Y Ban miêu tả như một niềm khao khát vĩnh h ng của con người, đặc biệt là người phụ nữ.