Điểm nhìn trong truyện ngắn

Một phần của tài liệu Tư tưởng nữ quyền trong truyện ngắn của y ban (LV01386) (Trang 121 - 133)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.3. Điểm nhìn trong truyện ngắn

Điểm nhìn trong văn bản bao giờ cũng là tâm điểm được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm và bàn luận. Về vấn đề điểm nhìn trần thuật, giới nghiên cứu văn học ở trong và ngoài nước đã đề cập tới khá nhiều. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong “Dẫn luận thi ph p học” đã đưa ra một định nghĩa có thể coi là toàn diện về điểm nhìn trần thuật: “Nó không chỉ l điểm nhìn thuần tú quang học mà

còn mang nội dung quan điểm, lập trường, tư tưởng, tâm lí của con người”. Có

nghĩa là trần thuật được đặt ở vị tr nào thì đối với tác phẩm nghệ thuật cũng không thể thiếu vắng điểm nhìn ở vị tr ấy.

Điểm nhìn nghệ thuật là vị tr người quan sát miêu tả lại sự vật, không có điểm nhìn thì không có nghệ thuật. Sự thay đổi nghệ thuật gắn với sự thay đổi điểm nhìn. Điểm nhìn gắn với kết cấu tác phẩm. Có rất nhiều điểm nhìn nghệ thuật: Điểm nhìn vật lý, điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong, điểm nhìn không gian, điểm nhìn thời gian, điểm nhìn di động, điểm nhìn tâm l , điểm nhìn của nhân vật được kể. Theo M. Bakhtin, điểm nhìn còn mang nội dung tư tưởng, ý thức hệ nên có

“điểm nhìn tư tưởng v ý thức hệ” để tuyên bố một chiều mà không cần phải giải

thích. Khi khảo sát tám tập truyện ngắn của Y Ban, chúng tôi nhận thấy những câu chuyện kể của chị thường có sự đan xen, nhập nhòa giữa chủ thể sáng tạo là tác giả với người trần thuật. Đó là cội nguồn của sự nhận thức, phán đoán, kiến giải chủ quan mà nhà văn hiện hình nó trên văn bản của mình. Người trần thuật trong truyện ngắn của chị luôn truyền tải được đầy đủ và sắc nét những yêu thương, tâm tình, những khát khao cháy bỏng của người phụ nữ.

Theo thống kê phân loại chúng ta thấy truyện ngắn của Y Ban trần thuật từ ngôi thứ ba (người trần thuật hàm ẩn) là 54/94 truyện ngắn (chiếm 57%), trần thuật từ ngôi thứ nhất (người trần thuật tường minh) là 40/94 truyện ngắn (chiếm 43%) nên chúng tôi chỉ chuyên sâu đi vào khảo sát kĩ hai điểm nhìn trần thuật: điểm nhìn trần thuật bên trong, điểm nhìn trần thuật bên ngoài.

Điểm nhìn trần thuật bên trong: Điểm nhìn trần thuật bên trong là loại điểm nhìn được sử dụng đầu tiên trong các sáng tác văn học sử dụng kỹ thuật “dòng ý

thức”. Theo l thuyết tự sự học, người kể chuyện mang điểm nhìn bên trong khi anh ta hoặc chị ta là nhân vật có mặt trực tiếp ngay trong câu chuyện. Trong Cẩm Cù, người đọc cảm thấy hấp dẫn, lý thú do lối kể có nét mới lạ độc đáo của tác giả. Nhà văn luôn đặt vấn đề ở nhiều điểm nhìn và cách đánh giá khác nhau của người kể, của từng nhân vật. Trong truyện thường có sự chuyển vai linh hoạt, sự luân phiên điểm nhìn và ý thức từ người kể đến nhân vật, từ nhân vật này đến nhân vật khác trong việc thể hiện suy nghĩ trước vấn đề tác giả đặt ra. Nhân vật xưng “Tôi” có những ám ảnh rất lớn về một thời bao cấp, mua hàng b ng tem phiếu, cảnh người dân phải sống trong sự khó khăn, đặc biệt là sự ám ảnh về những dãy nhà vệ sinh công cộng: “Tôi muốn dùng hẳn một chương để nói về cái nhà vệ sinh công cộng. Một thời cái gì công cộng cũng rất tốt. Nhà ăn công cộng, nhà tắm công cộng, nhà vệ sinh công cộng” [7, tr.170], và sự bất tiện của nó: “Tôi chưa từng thấy ai sửa chữa nhà vệ sinh công cộng bao giờ. Vì thế dẫn đến cảnh hay gặp nhất là nhà vệ sinh không có cửa. Ở trường học kia, thầy trò đi chung một cái nhà vệ sinh công cộng không có cửa. Thầy đang ngồi vô tư thì học trò cũng đi vào vô tư. Nhìn thấy thầy mà không chào thì vô lễ. Học trò bèn đứng nghiêm chắp hai tay trước ngực: Em chào thầy ạ. Thầy ngửng lên vô cùng xấu hổ: Cút, ai cần mày chào ở chỗ này” [7, tr.170]. Nhưng cùng với thời gian sự khó khăn trong cuộc sống của người dân cũng bớt dần nhưng cái nghèo vẫn phủ lên cái thị xã nhỏ ấy. Và để có cái nhìn khách quan hơn, tác giả đã đặt vấn đề đó ở những góc nhìn của những con người khác nhau như cái nhìn của bà Nhanh, bà Vội: “Này cháu biết không? - Bà hạ thấp giọng thì thào - Có một đấng thần linh nói với cô r ng, khi dàn hoa Cẩm Cù của cô nở được một trăm bông thì cái thị xã xinh đẹp này sẽ được cứu rỗi.” [7, tr.190].

Điểm nhìn trần thuật bên trong luôn được biểu hiện b ng hình thức tự quan sát, tự thú nhận của nhân vật, hoặc b ng hình thức người trần thuật dựa vào cảm giác, tâm hồn nhạy cảm của nhân vật để biểu hiện thế giới nội tâm bên trong của nhân vật. Qua những cuộc trò chuyện giữa nhân vật xưng “Tôi” và nhân vật “Thần cây đa” thực trạng của đời sống xã hội thời hiện đại với việc chạy chức chạy quyền ngang nhiên diễn ra nhưng rất khó xử lý: “Thần cây đa buồn lắm, bỏ cả nước uống

chè và ăn kẹo lạc. Tôi phải ra sức an ủi: - Thực ra cái việc bỏ phiếu như vậy ở cái đất nước này nó chẳng nói lên được điều gì. Có khi đầu họ nghĩ một đ ng tay họ làm một nẻo… - Vậy người ta vẫn căn cứ vào phiếu bầu để bầu ra những lãnh đạo đó thôi. - Chả trách chị phải mượn đến tôi làm quân sư cho chị. Chị là thần mà chị chả hiểu t gì về mảnh đất chị đang ngự trị. Mảnh đất này người ta nói vậy mà không phải vậy” [9, tr.91]. Để rồi với những thực trạng đó đến thần thánh cũng phải buông xuôi bất lực “ - Chúng ta không còn việc gì phải làm ở đây nữa đâu chị ơi. Tôi đã biết vì sao họ khốn khổ đến vậy, họ nghèo đến vậy. Nhưng ta mà không đi nhanh đi thì họ lại đổ lỗi cho chúng ta đấy chị ạ. - Ở cái mảnh đất này chẳng thần thánh nào theo kịp họ đâu. - Thôi tôi với chị về cây đa giữa đồng. Tôi với chị sống với gió mây trăng sao. Việc của con người thì phải để cho con người giải quyết lấy thôi. Ở cái đất này chẳng thần thánh nào theo kịp họ đâu. Họ đã tự xếp đặt hơn cả thánh thần. Chị nói thật đúng quá” [9, tr.121]. Sự đối thoại như thế tạo nên sự thay đổi điểm nhìn linh hoạt và làm cho khoảng cách giữa người kể và nhân vật trở nên gần gũi. Cách kể sự việc dưới nhiều góc nhìn, điểm nhìn về cuộc sống con người trong xã hội hiện đại với những mặt trái của nó, đã giúp cho người đọc hiểu được tâm tư tình cảm, cách nghĩ, những diễn biến tinh tế trong nhận thức của nhân vật. Sự việc được kể vì thế khách quan hơn đồng thời cách kể cũng trở nên linh hoạt, sinh động, hấp dẫn.

Với điểm nhìn trần thuật này, người kể chuyện sẽ đảm nhiệm vai trò kể chuyện từ đầu đến cuối và có vai trò to lớn trong việc quyết định cấu trúc tác phẩm cũng như toàn quyền miêu tả nhân vật khác từ điểm nhìn của bản thân. Có nghĩa là, người kể chuyện đứng trong tầm sự kiện được kể, có tham gia phần nào vào hoạt động khi sự kiện xảy ra.Người kể chuyện ở đây cũng chỉ biết và chỉ kể được những thông tin tương đương với nhân vật trực tiếp tham gia trong tác phẩm. Ch nh Genette đã nêu đẳng thức để mô tả kiểu điểm nhìn bên trong: điểm nhìn của người kể chuyện b ng điểm nhìn của nhân vật (có nghĩa là điểm nhìn bên trong của người kể chuyện trùng kh t với điểm nhìn của nhân vật). Người kể chuyện đang dùng điểm nhìn của nhân vật để quan sát và kể lại sự kiện. Về bản chất, điểm nhìn của

nhân vật ch nh là điểm nhìn mà người kể chuyện, lấy đôi mắt của nhân vật thay cho đôi mắt riêng của mình. Ch nh vì thế mà trong rất nhiều các tác phẩm của Y Ban như: Vùng s ng ký ức, Cẩm cù, Cưới chợ, Thần câ đa v tôi, H nh trình của tờ

tiền giả,G ấp bóng, Mẹ không thể xin lỗi con… ta thấy nhà văn đã lựa chọn điểm

nhìn này.

Điểm nhìn trần thuật bên ngoài: Điểm nhìn trần thuật bên ngoài (hay còn gọi là điểm nhìn trần thuật theo ngôi thứ ba - tác giả). Đây là điểm nhìn phổ biến trong văn học truyền thống với cái nhìn thuần túy khách quan, không thuộc về ai. Với điểm nhìn này, người kể chuyện thường giấu mặt (ẩn mình) để bao quát hết thảy câu chuyện rồi kể lại theo ý kiến riêng của mình. Nhưng người kể chuyện ở đây tuyệt đối không được phát biểu gì về sự kiện và nhân vật, không được đi vào nội tâm nhân vật và cũng không tham gia vào hoạt động tâm l của nhân vật. Có nghĩa, người kể chuyện chỉ đứng im mà quan sát và sau đó làm nhiệm vụ ghi lại những lời nói và hành động của nhân vật giống như một nhà quay phim quay lại thước phim đó.

Bên cạnh điểm nhìn trần thuật bên trong, thì trong rất nhiều truyện ngắn của mình Y Ban cũng lựa chọn điểm nhìn trần thuật bên ngoài. Người trần thuật đã đứng bên ngoài để quan sát những diễn biến, thấu hiểu những rung cảm của nhân vật và những khát vọng thầm k n từ đáy sâu tâm khảm của nhân vật để trần thuật. Nhân vật Ả trong Người đ n b sinh ra từ bóng đêm là một v dụ: “Cảm giác cứ tăng dần kéo dần người ả hạ xuống. Từ sâu k n nhất trong lòng ả nhìn thấy không phải là màu xanh êm dịu của đồng cỏ mà là một thứ ánh sáng chói chang của 7 sắc cầu vồng… Ả chạy lại ôm choàng lấy cổ thượng đế. Ả gục mặt vào ngực thượng đế h t lấy h t để cái mùi vị đàn ông - kẻ đã hơn một lần giết chết đàn bà và hơn một lần sinh ra đàn bà” [4, tr. 123]. Cách trần thuật này tạo cho người đọc có cái nhìn khách quan về nhân vật: “ Ả rút nhanh bàn tay ra và đứng dậy. Ả lom khom bước đi như người ý tứ biết lỗi. Khi đi ngang qua người mà ả biết là có bàn tay ấy, rất thành thạo ả ôm lấy đầu người ấy kéo vào lòng ả và ả đặt một chiếc hôn thành thực nhất lên trán người ấy… Ả vừa đi vừa mỉm cười - không biết người đó là ai? Đàn ông hay

đàn bà, người già hay trẻ nhỏ - nhưng cám ơn người, người đã sinh ra ta” [4, tr. 123]. Ở những trang mô tả từ điểm nhìn này, người đọc, người nghe tự đưa ra những đánh giá riêng về nhân vật, về sự kiện và về những vấn đề mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm.

Khi lựa chọn điểm nhìn này, thế giới tâm trạng của nhân vật được giãi bày một cách khách quan: “Từ rưng rưng muốn khóc, trong sâu thẳm Từ nghĩ thương con cháy lòng. Cái thời đại con đang sống có rất nhiều biến động… Liệu với chỉ tấm lòng mẹ có chở che được cho con không? Ngay cả bố mẹ của con đây… khi trong lòng mỗi người đều đau đáu về những hoài vọng lớn lao khác của cuộc đời để có lúc không còn nghĩ đến con chứ đừng nói là hi sinh vì con cái như những bậc sinh thành ngày trước… Liệu con có hiểu cho nỗi lòng của bố mẹ không?” [10, tr.34]. Đây là nỗi trăn trở, suy nghĩ của bà mẹ khi ngắm nhìn con ngủ. Đọc đoạn văn này ta không còn nhận ra người kể chuyện bên ngoài câu chuyện với ngôi thứ ba nữa. Tất cả đã hòa nhập trong ngôi kể thứ nhất để đi sâu hơn vào những nỗi lòng, những suy nghĩ miên man, hồi tưởng. Bao nhiêu yêu thương, bao nỗi lo toan về cuộc sống thường ngày dồn đẩy trong trái tim người mẹ giữa đêm khuya vắng, và lắng lại thành một điệp khúc buồn da diết. Y Ban đã rất thành công khi lựa chọn điểm nhìn trần thuật này.

Tuy nhiên, điểm nhìn này cũng gặp hạn chế, đó là người kể chuyện chỉ có thể khái quát những gì diễn ra bên ngoài như hành động, lời nói, diện mạo của nhân vật. Câu chuyện được triển khai và tự phát triển chủ yếu nhờ vào các cuộc thoại giữa nhân vật. Đặc biệt là người trần thuật ở đây luôn giữ một khoảng cách xa với câu chuyện được kể và nói t hơn tất cả nhân vật trong tác phẩm.

Mỗi điểm nhìn đều có những mặt ưu và nhược điểm: điểm nhìn trần thuật bên ngoài có cái nhìn khách quan, còn điểm nhìn trần thuật bên trong có cái nhìn chủ quan. Y Ban đã khéo léo khi sử dụng cả hai điểm nhìn nghệ thuật này, vì thế truyện ngắn của Y Ban có sức thuyết phục rất lớn trong lòng người đọc.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Sau gần một thế kỷ ra đời và phát triển, đến nay, văn học nữ quyền đã trở thành khuynh hướng sáng tác phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới. Xuất hiện ở một đất nước mà nền dân chủ và quyền lợi của phụ nữ ngày càng được đề cao, văn học nữ quyền Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trong bối cảnh rộng lớn như thế và b ng sự bền bỉ, dẻo dai của một cây bút giàu nội lực, Y Ban đã luôn tự tạo cho mình những sắc diện mới mẻ, độc đáo trên cuộc hành trình kiếm tìm bình đẳng và tự do cho phụ nữ. 2. Giống như nhiều cây bút cùng thời, tiếng nói nữ quyền trong văn Y Ban được thể hiện hết sức đa dạng qua đề tài, cốt truyện, ngôn ngữ, đặc biệt qua hình tượng nhân vật trung tâm là người phụ nữ. Nhà văn trăn trở đi vào những ngõ ngách sâu k n nơi tâm hồn họ, phát hiện ra một thế giới huyền b mà ở đó, ẩn ức đau thương, sức mạnh tiềm tàng luôn đi cùng những ranh giới mong manh giữa cái được và sự mất mát. Đòi hỏi quyền sống một cách mạnh mẽ, người phụ của Y Ban luôn đi đến tận cùng của bản thể, vươn đến độ sâu sắc nhất của thiên t nh nữ. Ch nh vì thế, khi quay lại đối diện với một thực tại xã hội vẫn còn rơi rớt nhiều tư tưởng nam quyền, họ trở thành những người đàn bà đau khổ, sống gi ng xé giữa hai bờ truyền thống và hiện đại, nhục cảm và đạo đức, bản năng và lý t nh. Bức chân dung còn dang dở ấy ch nh là những thông điệp nóng hổi, những tiếng nói nữ quyền quyết liệt nhưng thống thiết mà Y Ban muốn gửi đến bạn đọc hôm nay.

3. Không có nhiều cách tân nghệ thuật đặc biệt trong những truyện ngắn, nhưng mỗi tác phẩm của Y Ban đều chứa đựng những điều độc đáo, mới lạ đến từ cách thể hiện nội dung tư tưởng nữ quyền, cách xây dựng nhân vật, cách xây dựng tình huống truyện, cách thể hiện giọng điệu, ngôn ngữ và điểm nhìn. Cảm hứng nữ quyền với nhân vật trung tâm là người phụ nữ khiến Y Ban luôn chọn cho mình một thứ ngôn ngữ linh hoạt gần gũi đời sống h ng ngày, giọng điệu đa dạng, bút pháp hướng nội cùng nghệ thuật phân t ch tâm lý khá sắc sảo. Tất cả đã tạo nên bức chân dung “sống”, những trang viết thấm đẫm chất nhân văn và những thông điệp mang t nh thời sự của cuộc đời.

4. Trước khi sáng tác, Y Ban không đặt ra vấn đề nữ quyền, nhưng trong quá trình hình thành mỗi tác phẩm, nó đễn với chị thật tự nhiên và sâu sắc. Người đàn bà nhiều trải nghiệm ấy đã không ngừng khai phá ch nh mình và lượm nhặt từ cuộc đời những gai góc, ẩn khuất nhất để rồi cất lên tiếng nói dõng dạc về quyền sống và quyền hạnh phúc cho người phụ nữ trong xã hội hiện đại. Nữ quyền trong văn Y Ban không chỉ dừng lại ở đề tài, cảm hứng mà trở thành tư tưởng nghệ thuật chủ

Một phần của tài liệu Tư tưởng nữ quyền trong truyện ngắn của y ban (LV01386) (Trang 121 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)