Phương pháp quản lý và phân tích rủi ro đầu tư tại công ty CPĐTXD&PTĐT Lilama.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động đầu tư của Công ty cổ phần đầu tư Lilama (Trang 29 - 31)

toán tiếp nhận nếu là thẩm định dự

2.1.8Phương pháp quản lý và phân tích rủi ro đầu tư tại công ty CPĐTXD&PTĐT Lilama.

những năm hoạt động tiếp theo, công ty đã dần chứng tỏ mình là một nhà thầu có đầy đủ kinh nghiệm cũng như tiềm lực tài chính trong lĩnh vực xây dựng. Công ty đã thắng thầu được nhiều công trình xây dựng quan trọng với quy mô lớn. Một số công trình mà công ty đã chủ động tiến hành dự thầu và đã thắng thầu như: Công trình ụ tầu 6500 DWT, dự án Trầm Sào, dự án Đồng Mạ….

Về quản lý hoạt động đấu thầu, Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh và phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật có sự phối hợp nhịp nhàng để theo dõi, kiểm tra giám sát và phát hiện kịp thời những sai phạm trong công tác dự thầu của công ty. Đồng thời, công ty chịu sự quản lý của Tổng công ty lắp máy Việt Nam về hoạt động đấu thầu xây dựng. Công ty đã dần dần tạo được uy tín trong ngành xây dựng do có kế hoạch chi tiết, phù hợp và giành được nhiều công trình lớn.

2.1.8 Phương pháp quản lý và phân tích rủi ro đầu tư tại công ty CPĐTXD&PTĐT Lilama. CPĐTXD&PTĐT Lilama.

Đầu tư xây dựng là hoạt động mang tính rủi ro cao, do đó quản lý rủi ro đầu tư là hoạt động quan trọng trong công ty CPĐTXD&PTĐT Lilama. Một dự án đầu tư có thể gặp rất nhiều rủi ro. Có thể kể đến một số rủi ro chính như sau:

- Thời gian thực hiện lâu hơn dự kiến: do chậm giải phóng mặt bằng, không huy động được vốn, do mua thiết bị không đúng chủng loại, tiến độ đầu tư bị kéo dài…

- Xảy ra khó khăn không lường trước được: ví dụ như những rủi ro chính trị, thuế, hạn ngạch…

- Xảy ra các sự kiện bất ngờ: ví dụ như thiên tai, bão lụt làm cho các công trình xây dựng dở dang không thể hoàn thành đúng thời hạn cũng như không đảm bảo về mặt tiến độ của dự án đang được thi hành. Rủi ro này đối với ngành xây dựng là không thể tránh khỏi do sản phẩm của ngành phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự

nhiên.

- Rủi ro không đảm bảo được các đầu vào quan trọng theo số lượng, giá cả, chất lượng đã dự kiến gây khó khăn trong việc vận hành kết quả, thanh toán các khoản nợ.

- Rủi ro về kỹ thuật và vận hành xảy ra khi các tiện ích (dây chuyền, thiết bị, hệ thống điều hành…) của dự án không thể vận hành và bảo dưỡng ở mức độ phù hợp với thiết kế ban đầu.

- Rủi ro thị trường do cầu sản phẩm thay đổi, giá bán thấp dẫn tới việc không có khả năng trả nợ.

Do có nhiều rủi ro gặp phải như vậy nên công ty có những phương pháp quản trị rủi ro phù hợp để phòng ngừa hay giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Quy trình quản trị rủi ro có thể mô tả như sau:

Sơ đồ 5: Quy trình quản trị rủi ro tại công ty CPĐTXD&PTĐT Lilama

Nguồn: Phòng Phát triển dự án công ty CPĐTXD&PTĐT Lilama

Trước tiên là bước phát hiện hay nhận dạng rủi ro, ở bước này cần xác định những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án, các rủi ro này được lập thành một danh sách rủi ro có thể xảy ra đối với dự án. Sau đó tiến hành phân tích và đánh giá các

rủi ro này trên nhiều khía cạnh bao gồm:

- Đánh giá lại mức độ thiệt hại và xác suất xảy ra rủi ro. - Xác định mối quan hệ nhân quả dẫn đến rủi ro.

- Phân tích các khả năng và phương thức phòng ngừa hoặc giảm nhẹ rủi ro. Cuối cùng, công ty tiến hành kiểm soát và quản trị rủi ro. Có thể kiểm soát rủi ro bằng nhiều phương pháp như tránh rủi ro, giảm thiều rủi ro, bảo hiểm rủi ro, chấp nhận rủi ro trên cơ sở đã có những giải pháp khi tình huống bất ngờ xảy ra, chấp nhận rủi ro trên cơ sở loại bỏ mọi tình huống bất ngờ xảy ra, ngăn chặn rủi ro. Tại công ty cổ phần ĐTXD&PTĐT Lilama các phương pháp quản trị rủi ro được áp dụng là hạn chế rủi ro, phong toả rủi ro và chuyển giao rủi ro. Phương pháp thường được áp dụng nhất là chuyển giao rủi ro. Bảo hiểm là một trong những biện pháp này, nhằm chuyển giao rủi ro từ công ty sang phía công ty bảo hiểm. Công ty đã ký kết các hợp đồng bảo hiểm với Bảo Việt về an toàn lao động, về chất lượng của công trình… để giảm thiểu gánh nặng nếu không may rủi ro xảy ra. Đồng thời, phương pháp giảm thiểu rủi ro và phong toả rủi ro cũng được áp dụng nhờ dự báo trước các rủi ro có thể xảy ra để đề ra các biện pháp trước mắt. Phương pháp phân tích rủi ro theo kịch bản được công ty áp dụng để hạn chế rủi ro. Các nhà quản trị rủi ro định sẵn một số kịch bản có thể xảy ra với dự án đầu tư dựa trên dự báo về thị trường, về lao động… từ đó sẽ đưa ra sẵn cách ứng phó nhanh nhất với rủi ro này. Chính vì vậy, nếu rủi ro xảy ra đã được xác định trong kịch bản thì công ty sẽ không phải lúng túng mà sẽ nhanh chóng giải quyết, giảm thiểu thiệt hai tối đa.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động đầu tư của Công ty cổ phần đầu tư Lilama (Trang 29 - 31)