Những vấn đề còn tồn tại.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động đầu tư của Công ty cổ phần đầu tư Lilama (Trang 34 - 36)

toán tiếp nhận nếu là thẩm định dự

2.2.2Những vấn đề còn tồn tại.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công ty vẫn còn tồn tại một số điểm cần khắc phục trong hoạt động đầu tư.

Vốn và nguồn vốn đầu tư của công ty.

- Hiệu quả sử dụng vốn của công ty đang có xu hướng giảm xuống, do đó cần tìm ra các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng như vốn lưu động của công ty.

- Công ty hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn chủ sở hữu nhưng là do Tổng công ty lắp máy Việt Nam rót xuống nên trong tương lai công ty cần mở rộng huy động vốn bên ngoài thông qua thị trường chứng khoán hoặc mở rộng quan hệ với nhiều ngân hàng, tuy nhiên không được để xảy ra gánh nặng trả nợ vay.

Công tác quản lý và kế hoạch hoá hoạt động đầu tư.

- Tổ chức quản lý dự án theo mô hình “Tổ chức quản lý theo chức năng” có thể tận dụng được nguồn nhân lực tuy nhiên lại có một số nhược điểm không khắc phục được như một nhân viên chịu sự quản lý của hai thủ trưởng nên hiệu quả làm việc của nhân viên có thể bị giảm sút.

- Công tác kế hoạch hoá hoạt động đầu tư còn chưa được thực hiện liên tục và được quan tâm một cách thích đáng. Đội ngũ nhân viên làm công tác kế hoạch cần được nâng cao chuyên môn.

Đầu tư xây dựng cơ bản.

- Công ty mới chỉ tập trung vào mua sắm các thiết bị văn phòng mà chưa có đủ tiềm lực để xây dựng mới các văn phòng đại diện, chi nhánh, mua sắm mới các loại máy móc hiện đại để thi công công trình.

- Đầu tư xây dựng cơ bản chưa tập trung nên vẫn còn tình trạng mua nhiều nhưng chưa sử dụng đến khiến hiệu quả sử dụng vốn cố định thấp.

Đầu tư nguồn nhân lực, chính sách đào tạo, tuyển dụng.

- Số cán bộ hơn trình độ đại học của công ty chưa cao do đó công ty cần có các chính sách khuyến khích học và có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ trong thời gian tới.

- Quỹ chi cho đầu tư nguồn nhân lực còn thấp, công ty cần chú ý hơn đến quỹ này để nâng cao trình độ cho nhân viên đồng thời nâng cao hiệu quả làm việc của công ty.

Công tác lập dự án đầu tư.

- Chưa được chú trọng nhiều do công ty vẫn đang hoạt động chính là xây dựng nên công tác này chưa có được uy tín trong ngành xây dựng.

- Số lượng dự án được lập còn ít do đó công ty cần phải phát huy được thêm các lĩnh vực hoạt động của mình.

Công tác thẩm định dự án đầu tư.

- Chưa có đội ngũ thẩm định dự án chuyên nghiệp, do thẩm định không phải lĩnh vực kinh doanh chính của công ty nên chưa được quan tâm một cách đúng mực.

- Thẩm định đầu tư mới trên hai nội dung là thẩm định thiết kế và thẩm định dự toán công trình. Do đó chưa bao quát được hết về dự án, trong tương lai nếu có một đội ngũ chuyên môn thẩm định cao sẽ tiến hành thẩm định trên tất cả mọi nội dung của dự án đầu tư.

Hoạt động đấu thầu

- Công ty cần có một đội ngũ lập hồ sơ mời thầu chuyên nghiệp để nâng cao cơ hội thắng thầu. Trong năm 2006, do hồ sơ mời thầu không đáp ứng đủ tiêu chuẩn nên công ty đã bị loại khỏi danh sách nhà dự thầu.

Công tác quản lý dự án

- Cách tổ chức quản lý dự án không theo yêu cầu của khách hàng hay nói cách khác là không chuyên môn hoá cao.

- Trưởng nhóm dự án không được trao đầy đủ quyền lợi.

- Nhân viên quản lý dự án vẫn thuộc phòng chức năng nên có thể không dành đầy đủ ưu tiên cho việc thực hiện mục tiêu của dự án vì phải thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ

- Luồng thông tin phản ứng chậm, không linh hoạt, không có sự ăn khớp nhau giữa các thành viên nhóm.

Hoạt động quản lý và phân tích rủi ro.

- Đôi khi rủi ro xảy ra không đúng như kịch bản đã dự đoán và việc dự đoán kịch bản rủi ro là một việc khó khăn nên có khi gặp lúng túng trong việc xử lý, làm thiệt hại lớn cho công ty. Do vậy, công ty cần kết hợp thêm các biện pháp phân tích rủi ro khác như phân tích độ nhạy hay phân tích theo xác suất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động đầu tư của Công ty cổ phần đầu tư Lilama (Trang 34 - 36)