9 Khung lý thuyết
2.2 Thái độ và tâm thế hành vi của sinh viên đối với các tình huống có
- 51 -
2.2.1Hành vi của sinh viên trong việc tìm kiếm, trao đổi các thông tin liên quan đến ma tuý.
Nếu như trong phần trước, chúng ta đã có một bức tranh tổng thể về những nhận biết cơ bản của sinh viên về ma tuý, thì trong mục này chúng ta sẽ tìm hiểu xem sinh viên có được những kiến thức đó thông qua những nguồn nào và sinh viên đã dùng những thông tin được cung cấp ban đầu trang bị cho mình hệ giá trị như thế nào về các vấn đề liên quan đến ma tuý để họ có thể xử lý với những tình huống có vấn đề liên quan đến ma túy.
Chỉ thị số 642/TTg-VX của Thủ tướng Chính phủ về việc “Mở đợt cao điểm phòng, chống ma tuý” ngày 25/5/2005 nêu rõ: “Bộ giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tăng cường biện pháp tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma tuý trong thanh niên, học sinh và sinh viên cho từng học sinh, sinh viên hiểu rõ tính chất, mức độ nguy hiểm của ma tuý tổng hợp ATS, kiên quyết không để các loại ma tuý xâm nhập vào trường học”. Nhận thức được vai trò quan trọng của mình, Bộ giáo dục đã tổ chức nhiều chương trình giáo dục phòng chống ma tuý trong nội khóa cũng như trong ngoại khoá cho tất cả các cấp học bậc học. Nhằm cung cấp cho học sinh, sinh viên những kiến thức thức đầy đủ nhất dưới mọi hình thức giúp họ tránh xa và có những hành động tích cực đối với cuộc đấu tranh này.
Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo mở đợt tuyên truyền về “tháng hành động phòng chống ma tuý từ ngày 01-đến 30/6 nhân ngày toàn dân phòng chống ma tuý, đồng thời cũng là ngày thế giới phòng chống ma túy (26/6) bằng nhiều hình thức phong phú từ trung ương đến các địa phương. Các trường học hướng tới và xem đó là ngày Hội truyền thống toàn dân, toàn ngành giáo dục phòng chống ma tuý. Các hình thức tuyên truyền phong phú đa dạng, đã được đông đảo học sinh sinh viên hưởng ứng và tham gia. Nếu như ở trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn hàng năm có các cuộc thi:
- 52 -
“ Hành trình cùng bạn” mà trong đó cũng đã lồng ghép những kiến thức về tệ nạn xã hội, về ma tuý; có các hoạt động sôi động và hấp dẫn của đội tuyên truyền sức khoẻ sinh sản đã lôi kéo được rất đông đảo các bạn sinh viên tham gia thì ở trường Đại học Kinh kế Quốc dân, hoạt động của câu lạc bộ sinh viên tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội và HIV – AIDS với các lớp tập huấn về các kiến thức và kinh nghiệm phòng chống tệ nạn xã hội được tổ chức thường xuyên 2 lần/tháng. Và hiệu quả của các chương trình này là khá tốt, tiêu biểu như có tới 66,7% sinh viên có nhận được các thông tin liên quan đến ma tuý. Khi đã nhận được các thông tin về ma tuý, với sức trẻ và sự sáng tạo của mình, sinh viên đã không chỉ biết lắng nghe một cách thụ động mà còn biết tự tìm kiếm thêm các thông tin về ma tuý để làm phong phú thêm kiến thức của mình trong vấn đề này. Cụ thể như có 53,7% sinh viên đã từng
tự tìm hiểu các thông tin về ma tuý. Khi đã có lượng kiến thức nhất định về ma tuý, có tới 41,8% sinh viên còn biết chia sẻ, lĩnh hội thêm bằng cách trao đổi với người khác về những vấn đề liên quan đến ma tuý. Điều đó đã chứng tỏ được phần nào hiệu quả của công tác tuyên truyền giáo dục sinh viên phòng chống ma tuý. Nó không chỉ dừng lại kênh cung cấp thông tin mà còn có sức lay động trí tuệ và sức lực của sinh viên tham gia vào cuộc đấu tranh chung này vì một xã hội không ma tuý. Trong trường hợp này sinh viên đã trở thành chủ thể của hành động: hành động trong tâm thế chủ động tích cực để mang lại ý nghĩa cho mình và cho người khác.
- 53 -
Bảng 7: Hành vi của sinh viên trong việc tìm kiếm các thông tin về ma tuý
Hành vi của sinh viên trong việc tìm kiếm các thông tin về ma tuý
Nhận được các thông tin liên quan
đến ma tuý (trong 6 tháng qua)
Thảo luận/trao đổi các vấn đề liên quan đến ma tuý (trong 6 tháng qua)
Tự tìm hiểu các thông tin liên quan
đến ma tuý Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Có 134 66,7 84 41,8 108 53,7 Không 52 25,8 105 52,2 78 38,8 Không nhớ 15 7,5 12 6,0 15 7,5 Tổng 201 100,0 201 100,0 201 100,0
Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ hơn ở bảng số liệu trên, ta có thể nhận thấy rất rõ rằng, có tới 52,2% sinh viên trong vòng 06 tháng đã không có thảo luận hay trao đổi nào về các vấn đề liên quan đến ma tuý, có tới 38,8% sinh viên chưa bao giờ tự tìm hiểu các thông tin về ma tuý và có tới 25,8% sinh viên không nhận được các thông tin về ma tuý trong vòng 06 tháng. Đây là một con số đáng báo động để chúng ta cùng nhau xem xét lại hiệu quả của công tác tuyên truyền giáo dục về phòng chống ma tuý cho lứa tuổi học sinh, sinh viên. Nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh sôi động của ngày “thế giới phòng chống ma tuý (26/6) và đặc biệt hơn đó là tháng hành động phòng chống ma tuý do Bộ giáo dục phát động. Tuy nhiên, những thông tin và tinh thần của
- 54 -
các chương trình hành động này vẫn chưa có sức hút mạnh mẽ, chưa truyền tải hết được nội dung tới một số lượng khá lớn sinh viên. Điều này có thể do rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên mà chúng ta phải xét đến đó là nội dung, cũng như cách thức của các chiến dịch cổ động này có thực sự hấp dẫn? Hơn nữa, phương tiện truyền đạt, phương thức truyền tải đối với sinh viên liệu đã tối ưu chưa? Kết quả nghiên cứu tại hai trường Đại học cho thấy, hoạt động của các câu lạc bộ tuyên truyền là rất đa dạng, phong phú, thường xuyên, tuy nhiên nó vẫn chỉ có sức lay động đến một số lượng nhất định sinh viên mà thôi. Ngoài ra vẫn còn một số lượng không nhỏ sinh viên không những không tham gia vào các lớp tập huấn, cuộc thi… do các đội tuyên truyền tổ chức : “ Ngoài giờ lên lớp, em còn phải đi làm thêm để kiếm sống nên không có nhiều thời gian để tham gia các hoạt động ngoại khóa có liên quan đến ma túy” [nữ sinh viên, 20 tuổi, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, PVS] mà họ còn không hào hứng gì đối với những hoạt động này : “ chúng em thường tổ chức các lớp tập huấn, sau đó các thành viên của tổ tuyên truyền đến từng lớp học để tuyên truyền và phát các tờ rơi về ma túy, nhưng mà các bạn sinh viên không mấy hưởng ứng, mỗi lớp chỉ khoảng vài bạn quan tâm đến mà thôi” [nam, 22 tuổi, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, PVS]. Điều này, còn do một nguyên nhân khác đó là từ phía chủ quan của những sinh viên. Cuộc sống hiện đại với nhịp sống sôi động làm cho con người ta dễ bị cuốn vào những cuộc vui, vào miếng cơm manh áo, vào sự sinh tồn hàng ngày mà quên đi những trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, đối với xã hội. Đây chính là một trong những đối tượng mà các đội tuyên truyền muốn hướng tới, muốn thông qua các hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền để trang bị kiến thức nhất định giúp họ thay đổi trong suy nghĩ để có những hành vi tích cực hơn đối với các vấn đề của xã hội.