9 Khung lý thuyết
2.1.1 Những nhận biết chung của sinh viên về các chất ma tuý, về các hình
thức sử dụng ma túy và về khả năng tái nghiện
2.1.1.1 Những nhận biết của sinh viên về các dạng tồn tại của ma túy
Trước kia trong dân gian, cũng như trong tất cả các văn bản tài liệu thường sử dụng từ “thuốc phiện”, vì thời bấy giờ người ta chỉ biết có thuốc phiện là một chất gây nghiện. Ngày nay, những chất gây nghiện ngày càng nhiều, đa dạng, muôn hình muôn vẻ, nên “ma tuý” được dùng dể chỉ các chất gây nghiện nói chung. Các dạng tồn tại của ma tuý bao gồm: dạng tự nhiên có nhựa thuốc phiện, thân cây thuốc phiện, hoa, quả cây cần sa, lá cây côca, cây gai dầu, cây xương rồng, một số loại nấm; dạng bột như hêrôin, côcain; dạng chất lỏng các ống để tiêm như: dolargan, diazepam, morphin, etorphien; dạng viên nén, viên con nhộng như: seduxen, amphetamin, methamphetamin và các loại ma túy tổng hợp khác. Kiến thức của sinh viên trong việc nhận biết các dạng tồn tại của ma tuý là rất tốt. Để thấy rõ vấn đề này, chúng ta cùng xem xét bảng dưới đây.
- 43 -
Bảng 2: Nhận biết của sinh viên đối với các dạng tồn tại của ma tuý
Nhận biết
của sinh viên
Các dạng tồn tại của ma tuý Dạng tự nhiên:
nhựa cây thuốc phiện, lá, hoa, quả cây cần sa…
Dạng bột: Hêrôin, côcain… Dạng chất lỏng, các ống để tiêm như: Morphin… Dạng viên nén, con nhộng Các loại ma tuý tổng hợp khác Có 94,0 100,0 85,1 83,6 63,7 Không 6,0 14,9 16,4 36,3 Tổng (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Qua bảng số liệu trên ta thấy, đối với các dạng tự nhiên của ma tuý, có tới 94,0% sinh viên khi được hỏi đều trả lời là “có biết”. Đặc biệt, dạng ma tuý bột được 100% sinh viên biết tới; 85,1% sinh có biết đến ma tuý dạng lỏng như các ống tiêm; 83,6% sinh viên có biết đến ma tuý dạng viên nén, con nhộng và chỉ có 63,7 % sinh viên biết đến các dạng ma tuý tổng hợp khác. Điều đó có thể nói lên rằng sinh viên đã có những nhận biết rất cơ bản và khá đầy đủ về các chất ma tuý.
Tuy nhiên, nếu chúng ta xem xét kỹ hơn bảng số liệu trên thì có thể nhận thấy rằng, đối với những ma tuý tự nhiên thì cũng có tới 6,0% sinh viên không biết đến những dạng này, đối với ma tuý dạng lỏng thì có 14,9% sinh viên là không biết và đối với dạng con nhộng, viên nén có tới 16,4% đặc biệt hơn đối với các loại ma tuý tổng hợp khác có tới 36,3% sinh viên là không biết tới. Qua đó nói lên rằng, dù cho ma tuý đã trở thành một trong những vấn đề an ninh quốc tế mới của thế kỷ XXI, mặc dù ở Việt Nam, đấu tranh phòng, chống ma túy là mặt trận nóng bỏng, bức xúc, được cả xã hội quan tâm, thì
- 44 -
một số lượng không nhỏ sinh viên vẫn có vẻ như “chưa nghe nói đến”. Nước ta là một nước đang phát triển, với nguồn kinh phí còn hạn hẹp, song luôn dành ưu tiên cao cho việc phòng, chống và kiểm soát ma túy. Nhưng vẫn có một số lượng nhỏ sinh viên – vốn là một lực lượng nòng cốt của cuộc đấu tranh phòng chống ma tuý còn chưa kịp trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất để tham gia vào cuộc đấu tranh đầy khó khăn này.
2.1.1.2 Nhận biết của sinh viên về các hình thức sử dụng ma túy
Sự đa dạng của các chất ma tuý cũng đồng nghĩa với sự đa dạng của các hình thức sử dụng ma tuý. Người sử dụng ma tuý có thể đưa ma túy vào cơ thể qua đường tiêu hóa như nhai các lá cây có chứa chất ma túy, nuốt các loại viên có chứa chất ma túy được sơ, tinh chế từ lá, vỏ nhựa cây có chứa chất ma túy (uống, nuốt các loại viên ampheramin, methamphetamin, meduxen, các loại ma túy tổng hợp khác, ...), hoặc đưa ma túy vào cơ thể thông qua con đường hô hấp như đốt các loại ma túy đã được sơ chế sau đó hút khói vào phổi hoặc nghiền các loại ma túy tinh chế thành bột và hít các loại bột đó (hít bột hêrôin, hút thuốc phiện, lá cần sa, lá côca,..). Khi ngành dược phát triển, người ta đã tinh chế ma túy dưới dạng các loại thuốc tiêm và dùng để tiêm thẳng vào tĩnh mạch (tiêm, chích trực tiếp vào mạch máu như chích hêrôin, dolargan, diazepam,...). Vậy sinh viên Hà Nội biết gì về các cách thức sử dụng ma tuý?
- 45 -
Bảng 3: Nhận biết của sinh viên về các hình thức sử dụng ma tuý
Nhận biết của sinh viên Các hình thức sử dụng ma tuý Hút (dạng thuốc) Tiêm chích trực tiếp vào máu Uống Hít Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Có 197 98,0 199 99,0 144 71,6 194 96,5 Không 4 2,0 2 1,0 57 28,4 7 3,5 Tổng 201 100,0 201 100,0 201 100,0 201 100,0 Khi được hỏi về các hình thức sử dụng ma tuý thì hầu hết sinh viên đều có biết đến các hình thức này, cao nhất là hình thức tiêm chích trực tiếp vào máu chiếm 99,0% và hình thức “hút dạng thuốc” chiếm 98% sau đó đến hình thức sử dụng ma tuý là hít thì chiếm 96,5%, chỉ có hình thức uống là chỉ có 71,6% số sinh viên được hỏi là có biết hình thức sử dụng này. Điều này hoàn toàn có thể lý giải được đó là do hình thức sử dụng ma tuý này mới được du nhập vào Việt Nam không lâu, chỉ có một số ít “dân chơi sành điệu” hay sử dụng các dạng ma tuý tổng hợp sử dụng. Vì vậy, có đến 28.4% sinh viên không biết đế hình thức sử dụng ma túy này
2.1.1.3 Nhận biết của sinh viên về khả năng tái nghiện của người nghiện ma túy sau khi cai
Theo ước tính hàng năm có khoảng 1.000 học sinh, sinh viên nghiện ma tuý [37]. Đó là một con số không nhỏ. Một khi đã nghiện ma tuý, thì khả năng cai được là hết sức mong manh. Không phải bất kỳ ai cũng có thể làm được điều
- 46 -
này. Đó chính là nguyên nhân làm cho số người nghiện ma túy qua hàng năm không giảm là bao.
Bảng 4: Nhận biết của sinh viên về khả năng tái nghiện
Nhận biết của sinh viên Khả năng tái nghiện của người nghiện sau khi cai là rất dễ
Tần suất Tỷ lệ (%)
Có 187 93,0
Không 2 1,0
Không chắc 12 6,0
Tổng 201 100,0
Sau 6 năm triển khai thực hiện Luật Phòng chống ma tuý, hệ thống Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục- Lao động xã hội được đầu tư mở rộng hoặc nâng cấp từ 5 trung tâm (trước năm 2001 lên) 87 trung tâm với tổng công xuất tăng gần gấp 6 lần. Tuy nhiên, tỷ lệ tái nghiện vẫn ở mức cao trên 80%.
Khi được hỏi về khả năng tái nghiện của những người sau cai nghiện, thì có 93,0% sinh viên cho rằng khả năng tái nghiện là rất dễ, 6% sinh viên không chắc rằng người nghiện sau khi cai nghiện là có khả năng tái nghiện và chỉ có 1,0% sinh viên cho rằng, khó có khả năng tái nghiện. Điều đó cho thấy rằng, hiểu biết của đa số sinh viên về nguy cơ tái nghiện sau khi cai là rất tốt. Nhưng vẫn còn một số ít sinh viên còn chưa nắm được những kiến thức cơ bản nhất về khả năng tái nghiện của người nghiện ma túy sau khi cai.
Tóm lại, nhận biết của sinh viên về các chất ma tuý, về các hình thức sử dụng ma túy và về khả năng tái nghiện là khá tốt, phần lớn sinh viên đã có thể nắm được những kiến thức cơ bản nhất về vấn đề này, đó là một trong
- 47 -
những kiến thức nền để có thể giúp sinh viên nói không với ma tuý. Bên cạnh đó vẫn còn một số lượng nhỏ sinh viên, khi được hỏi về vấn đề này vẫn còn có những kiến thức mơ hồ, hoặc không biết hoặc biết không chắc chắn, đó có được những kiến thức nhất định về ma túy từ đó mới có thể giúp họ tránh xa ma túy.