Sơ lược về tình hình ma tuý trên địa bàn Hà Nội hiện nay

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Kinh tế Quốc dân và trường Đại học Khoa họ155120 (Trang 42 - 46)

9 Khung lý thuyết

1.5 Sơ lược về tình hình ma tuý trên địa bàn Hà Nội hiện nay

Trong những năm qua, Nhà nước đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường các biện pháp phòng, chống ma túy. Tuy nhiên, tình hình tội phạm về ma túy, tệ nạn nghiện ma túy ở nước ta vẫn có những diễn biến phức tạp. Tốc độ gia tăng người nghiện đã được kiềm chế tốt hơn, nhưng vẫn đang trong xu thế tăng nhanh. Tính đến nay, số người nghiện ma túy có hồ sơ đã lên tới hơn 72.000 người (năm 2005). Thiệt hại về kinh tế do ma túy gây ra ước tính trung bình mỗi ngày từ 8 tới 8,5 tỷ đồng.

Tính riêng Hà Nội “mỗi năm thành phố bỏ ra hơn chục tỷ đồng và bao nhiêu công sức của các cấp các ngành, đoàn thể nhưng tệ nạn ma túy vẫn còn dai dẳng, thậm chí có chiều hướng gia tăng, trở thành nỗi nhức nhối trong mỗi gia đình, tổn hại đến mọi mặt của đời sống xã hội và là trở lực lớn cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa thủ đô” [9]. Chúng ta sẽ xem xét diễn biến của tình hình ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua bảng số liệu sau:

- 39 -

Bảng 1: Tình hình công tác đấu tranh phòng chống ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội

Năm Kết quả đấu tranh bắt giữ

Tổng số Mua bán, vận chuyển, tàng trữ Tổ chức sử dụng trái phép Sử dụng Số vụ Số đối tượng Số vụ Số đối tượng Số vụ Số đối tượng Số vụ Số đối tượng 2000 1485 2119 631 988 109 236 643 999 2001 2436 3648 1431 1993 80 168 925 1486 2002 2368 3994 1706 396 81 138 581 3460 2003 2192 3229 1842 2070 11 71 699 1088 2004 2148 2903 1579 1993 18 35 551 875 2005 2206 2947 1848 2092 13 61 345 794 2006 2063 2688 1794 2168 2 15 267 505 Đến tháng 05/2007 929 1203 801 972 2 2 126 22

(Nguồn: Phòng 1/C17 – Cục CS ma túy – Bộ công an)

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy được hoạt động của công tác đấu tranh phòng chống ma túy là rất phức tạp. Số lượng các vụ bắt giữ được cũng như số đối tượng bắt giữ trong các năm tuy có giảm nhưng không đáng kể,

- 40 -

ngoại trừ có năm 2000 bắt giữ được 1485 vụ vi phạm pháp luật về ma túy ra còn lại các năm từ 2001 đến năm 2006 không có năm nào số lượng các vụ bắt được dưới 2000 vụ. Chỉ tính riêng đến tháng 05/2007 đã có 929 vụ. Về đối tượng vi phạm pháp luật về ma túy thì năm nào cũng trên 2000 đối tượng, chỉ tính riêng đến tháng 05/ 2007 đã có 1203 đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật bị bắt giữ.

Về cơ cấu các vụ phạm tội thì ta thấy, tội phạm về ma túy chủ yếu tập trung vào việc mua bán, vận chuyển và tàng trữ, sau đó đến sử dụng trái phép chất ma túy. Mặc dù khung hình phạt đối với tội mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép các chất ma túy là rất nặng, tối đa có thể bị tử hình, nhưng siêu lợi nhuận của hoạt động này mang lại đã làm mờ mắt một số đối tượng, khiến chúng vẫn tham gia hoạt động với nhiều hình thức càng ngày càng tinh vi xảo quyệt hơn. Đã có khá nhiều nghiên cứu, trên cơ sở thực tiễn các tội phạm về ma túy ở Việt Nam và trên thế giới, cho thấy những khoản lợi nhuận “khổng lồ” thu được từ các hoạt động bất hợp pháp có liên quan đến ma túy: “Bỏ 1.000.000 đồng mua một lượng hêrôin nguyên chất, sau khi pha đóng gói được 110 -115 liều cho một người dùng, lãi trên 2.000.000 đồng, lợi nhuân thu được là 100%. Khi bị kiểm soát gắt gao, ma túy trở nên càng khan hiếm. Con nghiện phải chấp nhận mua với giá 80.000 đồng/liều thì lợi nhuận thu được tới 432%. Thuốc phiện, nếu được chuyển từ nơi trồng đến tay các ổ tiêm chích, hút qua pha chế cho người nghiện, thì lãi suất lên đến vài chục lần. Trung bình một ổ tiêm chích tại Hà Nội mỗi ngày thu lãi bất chính từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng” [25,tr.46-47].

Cũng trong một nghiên cứu khác, Nguyễn Xuân Yêm và Trần Văn Luyện cũng đã chỉ ra thực trạng: “giá gốc của 1 kg thuốc phiện ở biên giới là gần 1 triệu đồng, đến tay người nghiện là 7 triệu đồng (thu lợi 6 triệu đồng); giá hêrôin khoảng 140 triệu đồng/kg, đem bán lẻ có thể thu tới 1 tỷ 300 ngàn đồng.”[35,tr.87]

- 41 -

Không chỉ thu lợi nhuận cao, mà tốc độ gia tăng lợi nhuận từ các hoạt động cung ma túy cũng tăng lên một cách chóng mặt. Siêu lợi nhuận có thể khiến người ta có thể bất chấp cả những răn đe của pháp luật và cả mức án từ hình có thể đến.

Hoạt động của tội phạm về ma túy phổ biến theo đường dây, ổ nhóm, và xuyên quốc gia. Đặc biệt, chúng đã bắt đầu cấu kết với bọn tội phạm có tổ chức, tội phạm kiểu "xã hội đen" (kể cả bọn "xã hội đen" từ nước ngoài vào như Đài Loan, Ma Cao, Hồng Công...), móc nối mua chuộc cán bộ thoái hóa biến chất trong cơ quan bảo vệ pháp luật, bằng nhiều thủ đoạn thâm độc. Đây chính là manh mối, nguồn gốc để hình thành các băng Maphia ma túy ở Việt Nam, làm cho tính chất cuộc đấu tranh chống tội phạm về ma túy ngày càng đặc biệt nghiêm trọng và sự thương vong, mất mát lớn hơn.

Địa bàn hoạt động của tội phạm về ma túy sẽ phát triển mở rộng trên phạm vi cả nước. Nhưng phức tạp nhất vẫn là hoạt động của bọn tội phạm ở dọc các tuyến biên giới và các tuyến vận chuyển ma túy từ biên giới vào nội địa (Tây Bắc - Hà Nội; Nghệ An - Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh; các tỉnh biên giới Tây Nam - thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh - Hà Nội; Lào Cai - Hà Nội, Lạng Sơn - Hà Nội,...); tuyến vận chuyển đường bộ, đường sắt, đường hàng không, qua đường bưu điện tăng lên một cách nhanh chóng cả về quy mô và tính chất. Trọng điểm vẫn là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các thành phố, thị xã là đầu mối tiêu thụ và trung chuyển đi các địa bàn ở trong nước như Vinh, Thái Nguyên, Hải Phòng, Cần Thơ, Buôn Ma Thuộc, Hạ Long, Cẩm Phả,... và các khu công nghiệp chế xuất; khu kinh tế mở. Đó chính là những nguyên nhân làm cho hoạt động phòng chống ma túy trên địa bàn Hà Nội ngày càng trở nên phức tạp và cấp bách.

- 42 -

CHƢƠNG II: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Kinh tế Quốc dân và trường Đại học Khoa họ155120 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)