Các kênh cung cấp thông tin

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Kinh tế Quốc dân và trường Đại học Khoa họ155120 (Trang 74 - 83)

9 Khung lý thuyết

3.2.Các kênh cung cấp thông tin

Chúng ta đang sống trong một thời đại “bùng nổ thông tin” với sự phát triển vượt bậc của các phương tiện truyền thông, các kênh thông tin đa dạng phong phú. Vì thế, các kênh cung cấp thông tin cho sinh viên là rất nhiều. Chúng tôi tạm chia thành 4 kênh chính: gia đình, nhà trường, bạn bè và các phương tiện truyền thông.

- 71 -

Bảng 15: Các kênh cung cấp thông tin về ma tuý cho sinh viên

7 14 16 63 0 10 20 30 40 50 60 70 Gia đình Bạn bè Trường học Truyền thông đại chùng

Khi được hỏi về nguồn giúp sinh viên tìm hiểu các thông tin về ma túy, có 63% sinh viên lựa chọn các phương tiện truyền thông. Quả thật, càng ngày các phương tiện truyền thông càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đặt biệt là, giới trẻ truy cập internet càng nhiều. Internet giúp chúng ta phổ cập thông tin vô cùng rộng rãi. Nó là nguồn cung cấp thông tin vô cùng đa dạng và hữu dụng. Cùng với việc tạo ra một kênh tiếp cận thông tin dễ dàng, internet khiến chúng ta “bội thực” thông tin. Và chính sự chồng chéo thông tin đã làm cho người sử dụng nó rất khó có thể phân luồng được những thông tin chính thống. Thông qua Internet, có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau về vấn đề ma túy. Có những diễn đàn có chiếu hướng “bênh” cho những đối tượng có những hành vi vi phạm pháp luật về ma túy. Có rất nhiều thủ đoạn mua bán, trao đổi ma túy…qua internet. Vì thế, nếu chưa được tuyên truyền, định hướng đúng đắn, sinh viên rất dễ bị cuốn theo những luồng thông tin nhiễu loạn thông qua internet.

Sự phát triển của các kênh truyền hình, các tạp chí, ấn phẩm trong những năm gần đây là một điều mà chúng ta không thể phủ nhận. Nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, các phương tiện truyền thông này cũng chưa chú trọng nhiều tới hoạt động phòng chống ma túy: chưa có những ấn

- 72 -

phẩm, những chuyên mục tư vấn, tuyên truyền dành riêng cho sinh viên. Thời gian gần đây, có hàng loạt các chương trình giải trí đã được thực hiện khá thành công trên truyền hình, đã thu hút sự tham gia của đông đảo các thành phần trong xã hội. Các chương trình này có sự phối kết hợp giữa các lĩnh vực truyền thông dưới nhiều hình thức các games show, với nội dung lồng ghép tuyên truyền giáo dục (luật giao thông đường bộ, thuốc và sức khỏe con người…). Tuy nhiên, chưa hề có một chương trình giải trí nào được lồng ghép với những chủ đề phòng chống ma túy.

Có 16% sinh viên tìm hiểu các thông tin về ma túy từ nhà trường. Có thể khẳng định, công tác phối hợp giáo dục phòng, chống ma tuý trong trường học những năm qua đạt được những hiệu quả nhất định, đã có sự phối hợp hiệu quả trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma tuý. Các biện pháp phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ đã tác động trực tiếp đến các ngành, các cấp, đến các trường học, từng gia đình, phụ huynh và học sinh, sinh viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức cảnh giác không để ma tuý xâm nhập, lây lan trong trường học. Đây là sự cụ thể hoá sinh động tính đúng đắn các chủ trương, chính sách, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo kiên quyết của Đảng, Chính phủ trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm và tệ nạn ma tuý nói chung và nhiệm vụ giáo dục phòng, chống ma tuý trong trường học nói riêng. Chúng là giải pháp hỗ trợ kịp thời, tích cực nhằm từng bước xã hội hoá công tác phòng chống ma tuý. Cụ thể như: bên cạnh những kiến thức về tệ nạn xã hội mà trong đó có những kiến thức về ma tuý mà tất cả các sinh viên đều được học trong tuần lễ đầu tiên họ đến nhập học tại các trường đại học. Ngoài ra, ở trường đại học hoạt động của Hội sinh viên và đoàn trường với các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt là sự ra đời của: Đội tuyên truyền SKSS - một đội tình nguyện hoạt động xã hội nằm trong sự quản lý của Hội sinh viên và Đoàn trường. Hoạt động của đội nhằm trang bị những kiến thức về tâm sinh lý trong tình bạn, tình yêu, tình dục an toàn, các kiến

- 73 -

thức về phòng chống HIV/AIDS, về phòng chống tệ nạn xã hội… Ngoài hình thức tuyên truyền theo nhóm nhỏ, phát tờ rơi tuyên truyền đến các khu nhà trọ, trong ký túc xá của trường, đội Tuyên truyền SKSS còn thường xuyên tổ chức các cuộc thi kiến thức như cuộc thi “Hành trình cùng bạn”. Cũng như hoạt động sôi nổi tích cực của câu lạc bộ sinh viên tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội và HIV – AIDS tại trường đại học Kinh tế Quốc dân, các hoạt động này luôn nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về sức khoẻ sinh sản, về tệ nạn xã hội nhằm giúp sinh viên có thể có được những kiến thức nhất định để họ có thể sống lành mạnh hơn, tích cực hơn với bản thân và đối với xã hội. Đây là sân chơi bổ ích, là hành trang xây dựng cuộc sống an toàn lành mạnh cho sinh viên. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền giáo dục ma túy trong nhà trường hiện nay còn một số hạn chế nhất định: các chương trình hoạt động chưa thực sự lôi cuốn được đại đa số sinh viên tham gia, nội dung tuyên truyền còn bị khuôn mẫu, chi phối nhiều đến những nguyên nhân, hậu quả của nghiện ma túy mà chưa chú trọng đến đến việc định hướng, rèn luyện những kỹ năng sống, khả năng chống lại áp lực của các đồng đẳng để sinh viên có thể đối phó có hiệu quả với những thách thức và cám dỗ hàng ngày. Vì thế, nên vẫn còn tồn tại hiện tượng có khá nhiều sinh viên chưa nắm bắt được những thông tin cơ bản về ma túy, còn thờ ơ, lạnh nhạt với các hoạt động phòng chống ma túy xung quanh mình.

14% sinh viên lựa chọn phương án tìm kiếm thông tin về ma túy qua bạn bè. Quả thật, đối với thanh thiếu niên, đặc biệt sinh viên là giai đoạn mà những tình cảm bạn bè được nảy sinh và chiếm vị trí đáng kể trong cuộc sống tình cảm của tuổi trẻ mà tình cảm gia đình không thể thay thế được. Họ tìm kiếm ở nhóm bạn sự ủng hộ, tình thân hữu và môi trường tự khẳng định bản thân. Nhu cầu được bạn bè chấp nhận là nhu cầu có thực của mỗi người và đặc biệt quan trọng với lứa tuổi của sinh viên. Và để có được sự chấp nhận đó, mỗi cá nhân phải thể hiện mình như thành viên của nhóm bạn đó. Áp lực

- 74 -

vô hình hay hữu hình của nhóm khiến cho mỗi cá nhân dường như tuân thủ cả về mặt ý thức lẫn vô thức những chuẩn mực nhóm theo cơ chế bắt chước và lây lan. Thông qua bạn bè có thể chi phối đến những quan điểm sống, lý tưởng, hệ giá trị nhất định của sinh viên. Vì thế, rất dễ hiểu khi sinh viên lựa chọn bạn bè là nơi để cung cấp các thông tin và trong trường hợp này là các thông tin về ma túy. Tuy nhiên, không phải tất cả sinh viên đều là những nhà thông thái để có thể chia sẻ cho nhau những thông tin, những giá trị chuẩn mực đúng đắn. Vì thế, việc trang bị cho sinh viên nắm vững những kiến thức nhất định về ma túy để họ có thể tuyên truyền cho nhau là điều rất quan trọng. Chỉ có 7% sinh viên lựa chọn gia đình là nơi họ có thể tìm kiếm các thông tin liên quan đến ma túy. Điều đó là một thực tế đáng báo động cho vai trò của gia đình trong công tác phòng chống ma túy. Cuộc sống mưu sinh trong thời kỳ “bão giá”, những phi vụ làm ăn với những khoản lợi nhuận lớn đã khiến cho các bậc làm cha làm mẹ ngày càng ít quan tâm đến các bạn sinh viên, nhất là các bạn sinh viên xa nhà. Trong các nguyên nhân làm cho sinh viên rơi vào tệ nạn nghiện ma túy cho thấy, 30% là do nhà trường quản lý không chặt chẽ và 70% là do cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, buông lỏng quản lý đối với con cái hoặc quá chiều chuộng chúng. Gia đình đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Gia đình có ảnh hưởng nhiều đến hành vi của cá nhân cũng như quá trình xây dựng nhân cách của họ. Khi mà gia đình chuyển giao vai trò “giáo dục” của mình cho các thiết chế xã hội khác thì vai trò và ảnh hưởng của gia đình tới mỗi cá nhân ngày càng mờ nhạt. Chính vì thế, củng cố vai trò giáo dục của gia đình đặc biệt là vai trò của gia đình trong cuộc chiến phòng chống ma túy là điều rất cần thiết.

Qua đó chúng ta có thể thấy rằng, môi trường thông tin về ma tuý để nâng cao nhận thức cho đối tượng sinh viên là phong phú bao gồm: gia đình, nhà trường, bạn bè và các phương tiện truyền thông. Những kênh này có thể cung cấp đầy đủ những thông tin về ma túy, nhưng vẫn chưa có một cơ chế thông

- 75 -

tin phù hợp cho đối tượng đặc thù này đặc biệt là truyền thông đại chúng. Đó chính là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới sự nhận thức không đồng bộ của sinh viên về ma túy: có những nhóm nhận thức về ma túy rất tốt, nhưng cũng có những nhóm sinh viên chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức cảm tính, trong khi đó, nhận thức lý tính (những hiểu biết để chuẩn bị hành động) về vấn đề ma túy thì rất thấp. Họ tự coi là những người ngoài cuộc”, chưa có những hành động tích cực trong cuộc chiến phòng chống mà túy của xã hội ngày nay.

- 76 -

PHẦN 3: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận

Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma tuý nói chung đạt ở mức cao đối với khía cạnh cảm tính và đạt mức trung bình đối với khía cạnh lí tính. Trong thang đo nhận thức, nghiên cứu này cố gắng phân biệt thành hai cấp độ: ở cấp độ một (những nhận biết thông tin, khối lượng thông tin...) chỉ được xếp ở mức độ cảm tính vì chủ thể đang ở trong tình huống bị động. Việc một sinh viên nào đó tuyên bố rằng, ma tuý là nguy hiểm cho bản thân và xã hội, mà vẫn tham gia vào hành vi lệch chuẩn (nghiện hút), chứng tỏ rằng, chủ thể không ở trong trạng thái tích cực khi đưa ra hành động. Ở cấp độ này, tỉ lệ sinh viên đưa ra câu trả trả lời đúng rất cao. Ở cấp độ thứ hai (hiểu biết, kiến thức và đặc biệt là tâm thế hành vi trong các tình huống có vấn đề), sinh viên được đặt trong trạng thái biết như thế nào, biết một cách có hệ thống và chi tiết...đồng thời sẵn sàng đưa ra hành động gì trong trắc nghiệm tình huống. Rõ ràng cấp độ hai đặt sinh viên trong tư thế phải giải thích và chủ động đưa ra hành vi của mình. Ở cấp độ này, sinh viên của hai trường đã rất bị phân tán trong các giải pháp lựa chọn đứng trước tình huống có vấn đề. Rõ ràng là, nhận thức của bất kỳ đối tượng xã hội nào sẽ được lượng hoá chính xác nhất chỉ khi hành động được đưa ra trong thế chủ động. Những lựa chọn phân tán của sinh viên nói lên rằng, tâm thế hành vi phòng chống ma tuý của họ thực sự chưa cao, bộc lộ nhiều rủi ro, mong manh dễ bị tổn thương và dễ bị xâm hại.

Một trong những kết quả nghiên cứu làm chúng ta tiếp tục tìm hiểu sâu hơn đó là, tại sao nữ sinh viên lại có nhận thức tốt hơn về ma tuý so với nam sinh viên. Khi kết quả này đã được kiểm chứng, thì sự khác biệt về giới trong nhận thức về ma tuý như vậy có thể trở thành một đối tượng nghiên cứu chuyên sâu hơn để tìm ra các biện pháp thích hợp hơn cho từng đối tượng. Nghiên cứu

- 77 -

này chỉ dừng lại ở mức độ chứng minh có sự khác biệt về giới trong nhận thức về ma tuý giữa nam và nữ sinh viên mà thôi. Những câu hỏi kiểu như: 1/ những sự khác nhau ấy xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan nào? hay 2/ những biện pháp và cơ chế can thiệp nào phù hợp với nữ sinh viên, với nam sinh viên?...là rất cần thiết cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Giải pháp và khuyền nghị

Đấu tranh phòng chống ma túy là việc làm gian khổ, khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì và tinh thần trách nhiệm cao. Trong cuộc chiến đấu chống ma túy không thể đơn phương độc mã mà cần có sự phối hợp giữa lực lượng xã hội. Phòng chống ma túy trong học đường không phải là vấn đề của riêng ai mà phải đòi hỏi toàn xã hội phải có trách nhiệm trong đó gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Kinh nghiệm phòng, chống ma tuý cho thấy: công tác tuyên truyền, vận động là hoạt động mang tính chiến lược, hàng đầu, có ý nghĩa quyết định trong việc phòng ngừa tệ nạn ma tuý, đặc biệt là trong các trường học.

Hoạt động tuyên truyền giáo dục cần chú trọng vào những mục tiêu sau:

Hoạt động tuyên truyền, giáo dục với nội dung phòng chống ma túy phải đảm bảo tính toàn diện và thường xuyên tạo ra phong trào sâu rộng trong toàn thể sinh viên lên án, phát hiện, tố giác và tham gia đấu tranh phòng chống ma túy. Tuy vậy, cần quán triệt hai đặc điểm cơ bản là đối tượng và địa bàn để có những biện pháp tuyên truyền giáo dục thích hợp.

- 78 -

- Nhóm nam sinh viên và nữ sinh viên, là những giới tính có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau vì thế có những nhu cầu và thị hiếu khác nhau trong quá trình tiếp thu những nội dung tuyên truyền.

- Nhóm sinh viên ngoại trú và sinh viên nội trú. Thông thường nhóm sinh viên ngoại trú là nhóm được đánh giá là có nguy cơ sử dụng ma túy cao hơn nhóm sinh viên nội trú, vì thế nên có những biện pháp khác nhau khi tuyên truyền cho những đối tượng này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cha mẹ, gia đình của các đối tượng trên cũng như cộng đồng dân cư nơi các sinh viên sống và học tập, có như vậy mới giúp sinh viên có được một môi trường sống thật lành mạnh trong sạch.

Chúng tôi cho rằng cần học tập kinh nghiệm tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam trong thời gian qua cụ thể là: xác định lại mục đích tuyên truyền là từ cung cấp thông tin nhằm thay đổi hành vi ứng xử của đối tượng. Để đạt được mục đích này, vấn đề đặt ra không chỉ liên quan đến nội dung tuyên truyền mà cả đến những hình thức tuyên truyền cần phù hợp với từng nhóm sinh viên, từng địa bàn được tuyên truyền.

Nội dung tuyên truyền cần phải bao quát được những nội dung sau: Tuyên truyền về tác hại của việc lạm dụng ma túy nhằm làm giảm nguy cơ nghiện mới hoặc tái nghiện.

Tuyên truyền về pháp luật hình sự và hậu quả pháp lý do việc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy nhằm làm giảm các tội phạm về ma túy. Tuyên truyền ý thức trách nhiệm đấu tranh bài trừ tệ nạn ma túy cũng như giúp đỡ người nghiện ma túy, người phạm tội tái hòa nhập cộng đồng.

Điều đặc biệt là cần mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phải đưa nhà trường trở thành tâm điểm trong các chiến lược này, bởi những thế mạnh độc tôn của môi trường giáo dục. Đây là môi trường thuận lợi nhất để truyền đạt thông tin và các kỹ năng cần thiết giúp phòng ngừa ma tuý có hiệu

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Kinh tế Quốc dân và trường Đại học Khoa họ155120 (Trang 74 - 83)