Về trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Đại học Quốc gia Hà

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Kinh tế Quốc dân và trường Đại học Khoa họ155120 (Trang 39 - 40)

9 Khung lý thuyết

1.4.1Về trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Đại học Quốc gia Hà

nạn ma tuý đặc biệt là được nhìn nhận và đánh giá thông qua nhận thức của sinh viên trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN và ĐHKTQD, thì có nhiều vấn đề đáng được quan tâm. Nhưng chưa có tác giả hay tổ chức nào nghiên cứu. Chính vì thế thông qua luận văn “Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma tuý trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay" (Nghiên cứu trường hợp tại trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN và ĐHKTQD), chúng tôi mong muốn sẽ đem lại một cách nhìn nhận mới về nhận thức của sinh viên về ma tuý. Từ nghiên cứu này, một số biện pháp sẽ được đề xuất nhằm góp phần vào cuộc đấu tranh phòng, chống ma tuý trong thanh thiếu niên nói riêng và trong toàn xã hội nói chung.

1.4 Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu

1.4.1 Về trường đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Hà Nội

Với nền tảng là các ngành khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây, Trường ĐHKHXH&NV chính thức được thành lập, trở thành một thành viên của ĐHQGHN vào tháng 9/1995.

Trải qua một quá trình xây dựng và phát triển, trường ĐHKHXH&NV hiện có 14 khoa, 3 bộ môn trực thuộc và 8 trung tâm. Tổng số cán bộ là 515, trong đó số cán bộ giảng dạy là 376, số cán bộ hành chính là 139. Trong số hơn 10 nghìn sinh viên và học viên, sinh viên chính quy là 5374 người, sinh viên tại

- 36 -

chức là 4831 người, học viên cao học là 1.286 người, nghiên cứu sinh là 118 người.

Hiện nay, trường có 8 Giáo sư được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 11 Giáo sư được tặng Giải thưởng Nhà nước, 10 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và 43 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Không chỉ dừng lại ở đó, Nhà trường còn vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.

Mục tiêu của Nhà trường là từ nay đến năm 2010, trường sẽ từng bước thực hiện 6 chương trình, nhằm chuẩn hoá và hiện đại hoá các mặt hoạt động như: Tiếp tục đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức trong Nhà trường.

- Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ và công tác tổ chức, quản lý trong Nhà trường. - Tiếp tục đổi mới các hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo đại

học và sau đại học.

- Mở rộng, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của Nhà trường.

- Chuẩn hoá các hoạt động lao động, học tập và tiếp tục xây dựng môi trường văn hoá nhân văn.

Các chương trình này chắc chắn sẽ đưa Trường ĐHKHXH&NV vươn xa hơn trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo, tự hào sánh vai với các trường đại học danh tiếng khác của Việt Nam, dần dần tiếp cận trình độ khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Kinh tế Quốc dân và trường Đại học Khoa họ155120 (Trang 39 - 40)