Đặc điểm cá nhân

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Kinh tế Quốc dân và trường Đại học Khoa họ155120 (Trang 70 - 74)

9 Khung lý thuyết

3.1. Đặc điểm cá nhân

K.D.U. Sinxki viết rằng, trong cuộc đời mỗi con người không có một thời kỳ nào có tầm quan trọng đối với suốt quãng đời về sau như thời kỳ thanh niên. Độ tuổi trung bình của sinh viên khoảng từ 16 tới 22-23 tuổi (sinh viên nằm trọn trong lứa tuổi này). Đây chính là thời gian hình thành nên xu hướng của mỗi cá nhân và tính cách của con người. “Ngọn lửa nung đốt tuổi trẻ chính là ngọn lửa rèn đúc nên tính cách của con người. Cho nên không nên dập tắt ngọn lửa này mà cũng không nên sợ nó, không nên coi nó như là một cái gì đó nguy hiểm cho xã hội mà cũng đừng cản trở nó tự do bùng cháy lên, mà chỉ quan tâm lo cho cái chất liệu được rót vào tâm hồn của thanh niên phải là một chất liệu có phẩm chất tốt nhất” [15,tr.442]. Điều đó cũng có nghĩa rằng, chúng ta phải quan tâm làm thế nào để cho thanh niên có được những nhận thức tốt nhất để giúp họ bước vào đời.

Trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi đặt ra vấn đề nghiên cứu những đặc điểm cá nhân của sinh viên có ảnh hưởng như thế nào tới nhận thức của sinh viên về ma túy. Đặc điểm cá nhân của sinh viên mà chúng tôi đưa ra bao gồm: giới tính, nơi sinh sống hiện tại, nơi sinh sống trước khi vào đại học, mức sống, năm học; ngành học. Khi xét các kết quả điều tra tại Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN, chúng tôi thấy rằng, trong các đặc điểm cá nhân được xem xét chỉ có giới tính và nhận thức của sinh viên về ma túy có mối quan hệ với nhau. Còn các đặc điểm cá nhân khác của sinh viên không có ảnh hưởng tới nhận thức của họ về ma túy.

- 67 -

Bảng 13: Tƣơng quan giữa giới tính với hành vi của sinh viên trong việc tìm kiếm các thông tin liên quan đến ma túy.

Giới tính Nhận được các thông tin liên quan đến ma tuý (trong 6 tháng qua) Thảo luận/trao đổi các vấn đề liên quan đến ma tuý (trong 6 tháng qua) Tự tìm hiểu các thông tin liên quan đến ma tuý

Nam 47,0 40,5 45,4

Nữ 53,0 59,5 54,6

Tổng số 100,0 100,0 100,0

Bảng số liệu trên cho ta thấy rằng, trong việc nhận các thông tin về ma túy, đến việc trao đổi các vấn đề liên quan tới ma túy cho tới tự tìm hiểu các thông tin liên quan đến ma túy, thì ở nhóm sinh viên nữ là có nhiều biểu hiện tích cực hơn. Cụ thể: trong việc nhận được thông tin liên quan đến ma túy (trong vòng 6 tháng) có tới 53% sinh viên nữ có nhận được trong khi đó có 47% nam sinh viên nhận được các thông tin liên quan đến ma túy. Trong việc “thảo luận/trao đổi các vấn đề liên quan đến ma tuý (trong 6 tháng)” thì cũng có 59,5 % nữ sinh viên có trao đổi, thảo luận chỉ có 40,5% nam sinh viên có trao đối với người khác về những thông tin liên quan đến ma túy; có 54,6% nữ sinh viên có tự tìm hiểu các thông tin liên quan đến ma túy và có 45,4% nam sinh viên đã từng tự tìm hiểu các thông tin về ma túy. Qua đó cho ta thấy, trong việc tiếp nhận, củng cố và trau dồi những thông tin, tri thức, kinh nghiệm liên quan đến mà túy thì nhóm nữ sinh viên có nhiều biểu hiện tích cực hơn nhóm nam sinh viên.

Từ chỗ các nữ sinh viên chủ động tích cực hơn đối với các thông tin liên quan đến ma túy, ta có thể dễ dàng nhận thấy kiến thức của nữ sinh để nhận

- 68 -

biết những biểu hiện đầu tiên của những sinh viên nghiện ma tuý là cao hơn nam giới. Để rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng xem xét bảng dưới đây.

Bảng 14: Tƣơng quan giữa giới tính với những kiến thức để nhận biết những biểu hiện đầu tiên của những sinh viên nghiện ma túy

Những biểu hiện đầu tiên của sinh viên khi nghiện ma túy

Khách thể nhận biết

Nam (%) Nữ (%) Tổng (%)

Ăn cắp tiền, tài sản 43,9 56,1 100

Đi chơi khuya nhiều, ngủ ngày nhiều, hay ngáp vặt

46,7 53,3 100

Hút thuốc lá nhiều 44,9 55,1 100

Bướng bỉnh, xa lánh mọi người 47,6 52,4 100

Lười tắm, sống luộm thuộm 44,6 55,4 100

Chơi với bạn xấu 47,2 52,8 100

Có các vết tiêm chích ở tay, bẹn…

46,0 54,0 100

Kiểm tra quần áo, cặp sách có thể có sắn tép hêrôin, viên ma

túy tổng hợp….

45,0 55,0 100

Qua thực tế cho thấy, Từ khi bắt đầu sử dụng, thời gian được xác định tình trạng nghiện ma tuý có thể dài hay ngắn tùy theo liều lượng dùng và tùy thuộc vào loại ma túy. Song quá trình nghiện thường qua một số giai đoạn nhất định

- 69 -

như: lúc đầu dùng ma túy thấy có cảm giác lâng lâng, dễ chịu, khoái cảm, không dùng thì rất “thèm muốn”. Sau đó dùng ma túy sẽ trở thành một nhu cầu không thể thiếu và từ đó dùng liều lượng ngày càng tăng. Nhiều người ở giai đoạn này thấy khốn khổ về tinh thần, đau đớn về thể xác, kiệt quệ về tài chính…có ý định hoặc quyết tâm cai nghiện. Một số ít có quyết tâm cai nghiện thì có thể cai được. Song đại đa số không vượt qua được cơn thèm muốn tiếp tục dùng trở lại và sa vào khủng hoảng về tinh thần, dễ dẫn đến những hành vi thiếu lý trí, hành vi vi phạm pháp luật.

Việc phát hiện người nghiện ma túy tùy thuộc vào từng giai đoạn của người nghiện. Khi một người mới bắt đầu dùng ma túy thường khó phát hiện được. Tuy nhiên, nếu là những người có quan hệ thân thiết với người nghiện thì có thể phát hiện sớm được thông qua những biểu hiện hàng ngày như: khoe khoang hoặc mô tả tác dụng của ma túy với cảm giác mới lạ…

Kiến thức của nữ sinh viên trong vấn đề này là tốt hơn nam giới, cụ thể:

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rất rõ rằng, nhận biết những dấu hiện đầu tiên về người nghiện ma túy của nhóm nữ sinh viên tốt hơn so với nhóm nam sinh viên. Tiêu biểu như: ở dấu hiệu “ăn cắp tiền, tài sản” có 56,1% các nữ sinh viên nhận biết được, trong khi đó chỉ có 43,9% nam sinh viên gắn dấu hiệu này với nghiện ma tuý; 53,3% nữ sinh viên nhận biết được dấu hiệu “đi chơi khuya nhiều, ngủ ngày nhiều, hay ngáp vặt” ở sinh viên khi bị nghiện ma túy trong khi chỉ có 44,9% nam sinh viên nhận biết được; ở dấu hiệu “bướng bỉnh, xa lánh mọi người” thì có 47,% nam sinh viên nhận biết được và có 52,4% nữ sinh viên có thể biết đươc; 55,4% nữ sinh viên, 44,6% nam sinh viên có thể biết được khi bị nghiện thì người nghiên thường có biểu hiện: lười tắm, sống luộm thuộm; rất nhiều sinh viên nghiện ma túy là do bị bạn bè và kẻ xấu lôi kéo, xúi giục vì thế khi đã bị nghiện việc quan hệ giao du với những đối tượng này là điều khó tránh khỏi, có 47,2% nam sinh viên và

- 70 -

52,8% nữ sinh có thể nhận biết được dấu hiệu này. Có rất nhiều cách để người nghiện đưa ma túy vào cơ thể. Một trong những cách thức phổ biến đó là tiêm trực tiếp ma túy vào máu. Vì thế, ở những người nghiện, trên tay, trên bẹn... không tránh khỏi có những vết chích. Có 46% nam sinh viên nhận biết được điều này. Trong khi đó có tới 54% nữ sinh viên khi được hỏi có thể nhận biết được nó. Và ở dấu hiệu “kiểm tra quần áo, cặp sách có thể có sẵn tép hêrôin, viên ma túy tổng hợp….”, thì có 55% nữ sinh viên có thể biết được rằng, đây có thể là những người nghiện ma túy trong khi đó có 45% nam sinh viên biết chắc chắc về điều này.

Tóm lại, ở mỗi một giới tính có những đặc thù về tâm sinh lý khác nhau. Vì thế, họ có những tâm thế và nội hóa những nội dung đã được tuyên truyền về ma túy là khác nhau. Khi tuyên truyền giáo dục các nội dung về ma túy rất cần chú trọng tới điều này để có những biện pháp, nội dung tuyên truyền cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả tối ưu nhất

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Kinh tế Quốc dân và trường Đại học Khoa họ155120 (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)